Có thể thấy rằng, đối với bất kỳ nền kinh tế nào, muốn tăng trường và phát triển được thì khơng thể bỏ qua vấn đề vay nợ khu vực công để phát triển kinh tế - xã hội. Nợ công là một phần quan trọng không thể thiếu trong tài chính mỗi quốc gia. Từ những nước nghèo nhát ở châu Phi đến những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Cambodia hay những cường quốc giàu có với dự trữ tài chính hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật, EU đều phải vay để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu của chính phủ. Bởi vậy, Chính phủ hồn tồn có thể trình Trung ương, trình Quốc hội nới trần nợ cơng để có nguồn lực cho đầu tư phát triển, quốc phòng – an ninh, an sinh xã hội và xóa đói, giảm nghèo.
Nếu nới trần nợ cơng, trong ngắn hạn, Chính phủ hồn tồn có thể đầu tư và chi tiêu cho các dự án phát triển kinh tế, quốc phòng - an ninh và an sinh xã hội. Tuy nhiên, Chính phủ đã nghiên cứu rất kỹ và thấy rằng: Trần nợ công chỉ là một yếu tố, quan trọng là khả năng trả nợ. Tỷ lệ trả nợ gốc và lãi đã vượt quá 25% tổng thu ngân sách – vượt mức cảnh báo của quốc tế, nên Chính phủ đã nói khơng với nới trần nợ cơng.
Ngược lại, nếu khơng nới trần nợ cơng, Chính phủ cần có những biện pháp để đảm bảo nền kinh tế phát triển. Thực tế, Chính phủ chỉ đạo cơ cấu lại thu chi ngân sách đảm bảo bền vững an tồn nợ cơng”. Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Nghị quyết kế hoạch đầu tư công trung hạn, với mục tiêu, tỷ lệ huy động vào ngân sách là 20-21%
GDP, tổng thu giai đoạn này là 1,65 lần so với giai đoạn trước, cơ cấu lại các khoản thu trong đó giảm dầu thơ, tăng thu nội đia. Chi đầu tư phát triển trong khoảng 24-25%. Chi thường xuyên dưới 60%, giảm dần bội chi đến năm 2020 là 3,5%... Quy mô nợ công đến năm 2020 khơng q 65% GDP, nợ chính phủ khơng q 54% và nợ nước ngồi khơng q 50%.
Về nhóm giải pháp chính, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng cho biết: “Chính phủ đã ban hành chương trình hành động, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chỉ chi tiêu trong khả năng nền kinh tế và vay trong khả năng trả nợ, kết hợp các các vấn đề căn cơ lâu dài hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Siết chặt kỉ luật kỉ cương tài chính ngân sách tăng cường cơng khai minh bạch và trách nhiệm người đứng đầu. Chính phủ sẽ tạo mơi trường động lực tăng trưởng để nuôi dưỡng nguồn thu vững chắc cho ngân sách nhà nước, phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, đây là biện pháp quan trọng hàng đầu. Đổi mới mơ hình tăng trưởng gắn phát triển bền vững.”
Ngoài ra, cần tuyên truyền về chấp hành nghĩa vụ nợ thuế, đẩy mạnh chống thất thu thuế. Đi sâu vào mở rộng cơ sở thuế và chống xói mịn cơ sở thuế đặc biệt là chống gian lận hóa đơn, thực hiện hóa đơn điện tử, đẩy mạnh chống chuyển giá…
Bên cạnh đó, tập trung cơ cấu nợ công theo hướng tăng tỷ trọng vay trong nước giảm vay nước ngoài, chuyển vay ngắn hạn thành dài hạn, chuyển nợ lãi suất cao thành nợ lãi suất thấp, giảm nợ Chính phủ bảo lãnh. 9 tháng đầu năm nay không cấp nợ bảo lãnh chính phủ nào. Tình hình hiện nay có xu hướng tốt hơn như nợ cơng hiện cịn 62% GDP, nợ Chính phủ 51,8%.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CHO VIỆC XÁC ĐỊNH TRẦN NỢ CÔNG 3.1. Dự báo xu hướng nợ công của Việt Nam:
Theo nghiên cứu của Đào Văn Hùng (2016), Xác định ngưỡng nợ công và trần
nợ công của Việt Nam giai đoạn 2016-2020, Kinh tế & phát triển, số 227 tháng 5/2016
. Tác giả đưa ra ngưỡng nợ công tối ưu của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 nằm trong khoảng 68-70% GDP . Nếu tính cộng trừ với cả biên độ với sai số 10% thì ngưỡng nợ tối ưu sẽ nằm trong khoảng 63-77%/GDP, kết quả nghiên cứu này tương đối phù hợp với nghiên cứu của Caner & cộng sự (2010) là ngưỡng tối ưu cho nền kinh tế Việt Nam để làm cơ sở quản lý nợ công theo ngưỡng này. Nghiên cứu dự báo ngưỡng nợ cơng có hàm ý rằng Chính phủ nên hướng thiết lập nợ cơng ở mức này. Chính phủ cũng không bao giờ biết khi nào một cú sốc bất thường xảy ra đối với nợ cơng, vì vậy nên giữ nợ công thấp hơn ngưỡng này.
Theo nghị Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 9-11-2016 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, được quốc hội thơng qua 9/11/2016. Chính phủ xác định trần nợ công ở mức 65% GDP “Nợ công hằng năm khơng q 65%GDP, nợ Chính phủ khơng q 54%GDP, nợ nước ngồi của quốc gia không quá 50%GDP.”
3.1.1 Nguyên nhân:
Bài viết Quản lý nợ công của một số nền kinh tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam số ra ngày 19/11/2017 có chỉ ra:
Theo đồng hồ nợ cơng tồn cầu The Global Debt Clock trên trang Economist.com, tính đến 2017, nợ công Việt Nam là 94,85 tỷ USD, tương đương 45,6% GDP. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2016 dư nợ cơng khoảng 64,73% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 53,62%.
Tỷ lệ nợ công tăng cao, tiến sát trần cho phép (không quá 65% GDP) chủ yếu là do một số nguyên nhân như: Việc đầu tư công một cách ồ ạt nhưng không hiệu quả dẫn đến gánh nặng về nợ cơng gia tăng; Chính sách kích cầu của Chính phủ trong những năm qua đã khiến bội chi ngân sách; Nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước ngày càng lớn, kéo theo các khoản nợ Chính phủ bảo lãnh ngày càng tăng…
3.2.2. Hậu quả
Theo một nghiên cứu gần đây, việc gia tăng nợ công như hiện nay sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy sau:
Thứ nhất, việc gia tăng nợ cơng có thể dẫn tới những rủi ro trong chi tiêu công.
Trong nhiều năm qua, việc chi tiêu công của Việt Nam không đạt hiệu quả cao. Vấn đề chi tiêu không đúng chế độ, sử dụng tài nguyên không đúng mục tiêu, không đúng nguồn, tình trạng bội chi, lãng phí và thất thốt diễn ra. Trong điều kiện thế giới vẫn cịn chưa thốt khỏi khủng hoảng, mức chi tiêu cơng ở Việt Nam cịn cao cho thấy quản lý, kỷ luật đầu tư công ở Việt Nam cần được tăng cường.
Thứ hai, rủi ro trong trả nợ công. Ở Việt Nam, về vấn đề nợ trong nước, hệ
thống ngân hàng gặp nhiều vấn đề về tính thanh khoản, nợ xấu. Đối với các khoản nợ nước ngoài, khả năng trả nợ cho các khoản này của Việt Nam đang giảm dần.
Trong cơ cấu vay nợ nước ngồi của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm một tỷ lệ tương đối lớn và có xu hướng tăng mạnh. Nợ được chính phủ bảo lãnh phần lớn là nợ nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước. Trong điều kiện các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả như hiện nay, nghĩa vụ trả nợ sẽ dồn lên vai Nhà nước.
3.2. Các gợi ý chính sách cho việc xác định trần nợ cơng hiệu quả.
Trong những năm gần đây nợ công của Việt Nam tăng nhanh, nguyên nhân là khơng kiểm sốt tốt thâm hụt ngân sách, điều này vi phạm nguyên tắc của quản lý nợ cơng đó là nợ cơng trong hiện tại phải được tài trợ bằng thặng dư của ngân sách nhà nước trong tương lai. Để kìm hãm sự gia tăng nợ cơng, chính phủ cần tăng cường cải cách thể chế, thu hút tạo điều kiên thuận lợi cho nguồn vốn đầu tư nước ngồi rót vào trong nước, đi đơi là sự hiệu quả trong đầu tư vì đây chính là điều kiện cơ bản để thặng dư ngân sách nhà nước. Cần xây dựng chiến lược quản lý nợ công tốt trên cơ sở xác lập rõ ràng mức độ an toàn, cấu trúc tài trợ và trả nợ, cùng với đó là đẩy mạnh tái cấu trúc đầu tư cơng và tái cơ cấu nền kinh tế để nâng cao khả năng hấp thu nợ công cho tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cần có một cuộc cải cách tài khóa triệt để và tồn diện nhằm đưa ngân sách dần trở về trạng thái cân bằng nhằm bảo đảm tính bền vững của nợ cơng
và duy trì sự ổn định lâu dài cho nền kinh tế. Việc sớm chuẩn bị cho một kế hoạch tài khóa bền vững dài hơi sẽ là rất cần thiết giúp cho nền kinh tế tránh được những cú sốc tài khóa tiêu cực trong tương lai.
Bài viết “Quản lý nợ công của một số nền kinh tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam” số ra ngày 19/11/2017 đã chỉ ra rằng: Bức tranh nợ công hiện nay với những rủi ro đặt ra, cùng với q trình hồn thiện khn khổ pháp luật về quản lý nợ công, Việt Nam cần có các biện pháp hạn chế sự gia tăng nợ công thông qua việc tăng cường kỷ luật tài khóa, giảm dần mức bội chi ngân sách nhà nước theo một lộ trình phù hợp và cam kết đủ mạnh; đồng thời, hình thành các cơ chế để đảm bảo việc quản lý và sử dụng nguồn vốn vay được thực hiện theo một chiến lược thận trọng. Cụ thể, cần tập trung vào một số nội dung sau:
Thứ nhất, cần đẩy mạnh những giải pháp đã đề ra trong kế hoạch tái cơ cấu kinh
tế năm 2016-2020 của Quốc hội, nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn này ở mức từ 6,5-7%.
Thứ hai, cần cắt giảm bội chi trong trung và dài hạn, bố trí lại cơ cấu chi ngân
sách cho hợp lý, qua đó tăng tỷ lệ chi đầu tư lên 25-26%; đồng thời giảm chi thường xuyên, bố trí trả nợ đúng hạn và cố gắng giảm đảo nợ.
Thứ ba, cắt giảm phần bảo lãnh của Chính phủ và theo dõi chặt chẽ phần vay nợ
của chính quyền địa phương.
Như vậy, bối cảnh phát triển của Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020 có nhiều đổi khác so với giai đoạn trước đây. Hội nhập đã chuyển sang một giai đoạn mới về chất. Việt Nam đã hoàn thành đàm phán và đi vào thực thi hàng loạt Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, vì thế, Việt Nam phải thay đổi căn bản thực lực của mình tận dụng cơ hội trong hội nhập để vươn lên. Nghĩa là Việt Nam phải ráo riết tái cơ cấu kinh tế nhưng là tái cơ cấu theo hướng hội nhập hiện đại, bảo đảm tuân thủ các cam kết hội nhập.
Trong bối cảnh đó, chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng tiếp tục được Đảng ta khẳng định tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII. Ngày 8/11/2016, tại kỳ
họp thứ hai, khóa XIV, Quốc hội đã thơng qua Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.
Kế hoạch được đánh giá là bước tiếp tục hồn thiện những cơng việc chưa làm xong trong giai đoạn 2011 - 2016 và là bước triển khai cụ thể Nghị quyết Đại hội Đảng xoay quanh nội dung tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng.
Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã nêu rõ các mục tiêu cụ thể cần đạt được gồm: Giảm dần tỷ lệ bội chi NSNN, đến năm 2020 xuống dưới 3,5% GDP; Quy mô nợ công hằng năm giai đoạn 2016-2020 khơng q 65% GDP; nợ Chính phủ khơng q 54% GDP và nợ nước ngồi của quốc gia không quá 50% GDP; Nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công đạt mức chất lượng tiếp cận 04 nước ASEAN phát triển nhất (ASEAN–4); Tỷ trọng đầu tư nhà nước khoảng 31 - 34% tổng đầu tư xã hội.
Bên cạnh đó, phấn đấu hằng năm có 30-35% DN có hoạt động đổi mới sáng tạo. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm trên 5,5%, tốc độ tăng năng suất nội ngành đóng góp hơn 60% vào tăng năng suất lao động năm 2020. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 30-35%. Thu hẹp khoảng cách năng lực cạnh tranh quốc gia với ASEAN-4. Đến năm 2020, tỷ lệ nợ xấu thực tế trong nền kinh tế giảm xuống mức dưới 3%; Giảm lãi suất cho vay trung bình trong nước có tính cạnh tranh so với mức lãi suất cho vay trung bình trong nhóm ASEAN-4; Phấn đấu nâng cao quy mô và hiệu quả của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu chính phủ, thị trường trái phiếu DN; Đến năm 2020, quy mơ vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 70% GDP, thị trường trái phiếu đạt 30% GDP.
Ngồi ra, thối tồn bộ vốn nhà nước tại các DN thuộc các ngành không cần Nhà nước sở hữu trên 50% vốn, thoái vốn nhà nước xuống mức sàn quy định đối với các ngành mà Nhà nước sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư; Đến năm 2020, có ít nhất 1 triệu DN; 15.000 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả. Để thực hiện các mục tiêu trên, Quốc hội yêu cầu cần tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm, đó là: (i) Tập trung hoàn thành cơ cấu lại 3 trọng tâm gồm cơ cấu lại đầu tư
cơng, DNNN và các tổ chức tín dụng; (ii) Cơ cấu lại NSNN, khu vực cơng; (iii) Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngồi; (iv) Hiện đại hóa cơng tác quy hoạch, cơ cấu ngành và vùng kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; (v) Hình thành đồng bộ và phát triển các loại thị trường.
Nhìn chung, quản lý nợ cơng ln là một bài tốn khó với các nhà hoạch định. Tình hình nợ cơng của các nước trên thế giới cũng đang đưa ra nhiều thách thức cho các nhà quản lý không chỉ riêng ở Việt Nam.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Quốc Hội
Trong thời gian tới, Quốc hội cần nâng cao được vai trò giám sát trong hoạt động nợ công. Hoạt động giám sát của Quốc hội cần được đảm bảo trên các khía cạnh sau :
Hoạt động giám sát trước: Là việc cung cấp khuôn khổ pháp lý, đồng thời xác
định rõ các mục tiêu an tồn nợ cơng, cần đặt ra ngưỡng an tồn cho nợ cơng và thâm hụt NSNN. Trong đó, thống nhất ngưỡng an tồn nợ cơng sẽ là kim chỉ nam cho hoạt động quản lý nợ công.
Hoạt động giám sát trong: Hoạt động giám sát thường xuyên trong hoạt động
nợ công cần được bao gồm các nội dung sau : - Xác định rõ nguyên tắc điều hành nợ. - Xác định rõ cơ cấu và các loại cơng cụ nợ. - Xác định rõ quy trình thủ tục thực hiện vay nợ.
- Xác định rõ thẩm quyền thực hiện vay nợ, quản lý và thanh toán giữa các tổ chức Nhà nước.
- Xác định rõ mối quan hệ giữa các Bộ, ngành và thầm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến các nhà đầu tư nước ngồi, các tổ chức tài chính quốc tế và các chủ nợ khác.
- Xây dựng quy trình khoa học, cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm toán các vấn đề liên quan đến nợ cơng.
3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ
Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý
nợ cơng và đặc biệt là Luật Quản lý nợ công để đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản.
Trong đó cần sửa đổi, bổ sung quy định tại Luật Quản lý nợ công về trả nợ Chính phủ (Điều 30) và trả nợ của chính quyền địa phương (Điều 42) cho phù hợp; bổ sung thẩm quyền của các cơ quan nêu trên liên quan đến kế hoạch chi trả nợ trong kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm tại Luật Quản lý nợ công cho phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nước; cần có quy định về chỉ tiêu