Kết quả và thảo luận

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NGHIÊN cứu KINH NGHIỆM QUẢN lý của một số nước NHẰM đảm bảo TÍNH bền VỮNG của nợ CÔNG và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 35)

1. Kết quả nghiên cứu:

Kinh nghiệm quản lý nợ công của các quốc gia trên Thế giới 1.1. Các quốc gia có nợ cơng thấp và bền vững:

a. Indonesia:

Indonesia là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, được đánh giá là nền kinh tế năng động nhất ASEAN. Giống như các quốc gia khác trong khu vực, Indonesia cũng phải đối mặt với nợ cơng nhưng nhờ có chính sách phù hợp, nợ cơng của nước này vẫn duy trì ở mức thấp.

Từ những năm 1960, Indonesia giành độc lập, việc đầu tiên cần làm là tái thiết đất nước. Với nền kinh tế lạc hậu và gặp nhiều thương tổn do chiến tranh, Indonesia khơng cịn cách nào khác là phải vay nợ nước ngoài để phát triển đất nước. Cho đến năm 1990, nợ nước ngồi cịn được chính phủ sử dụng để tài trợ thâm hụt ngân sách. Khoản nợ mà nước này phải gánh ngày càng chồng chất đòi hỏi Indonesia phải có một chính sách nhằm đưa đất nước tránh khỏi nguy cơ vỡ nợ. Trước bối cảnh đó, việc đầu tiên là phải tìm ra nguyên nhân gây bùng nổ vay nợ ở nước này. Chính phủ Indonesia đã tìm ra những nguyên nhân sau:

- Xây dựng chứng khoán nợ theo chính sách của chính phủ - gia tăng vai tò của khu vực tư nhân như một kênh đầu tư

- Rủi ro tiền tệ ở mức tương đối vì chính phủ Indonesia áp dụng chính sách ngoại hối hàng năm đồng Rupi giảm giá 5% so với USD. Điều này khuyến khích vay mượn từ bên ngồi của khu vực kinh doanh

- Thiếu tính thanh khoản của nền kinh tế do chính sách tiền tẹ cố định nhằm duy trì lạm phát một chữ số, gia tăng lãi suất trong nước, chính vì thế vay mượn nước ngồi là một biện pháp lý tưởng

- Hạn chế những tổ chức quỹ ngồi ngân hàng vì thị trường vốn khơng phát triển

Sau khi tìm ra ngun nhân, chính phủ Indonesia đã có những chính sách phù hợp nhằm cứu vớt nền kinh tế có nguy cơ chìm trong nợ nần.

Thứ nhất, giải quyết gánh nặng nợ trong ngắn hạn để ngừng áp lực lên thâm

hụt ngân sách trong suốt giai đoạn khủng hoảng (1998) và điều chỉnh cơ cấu thông qua câu lạc bộ Paris và London .

Thứ hai, thực hiện hoán đổi nợ qua hỗ trợ của câu lạc bộ Paris .

Thứ ba, trong trung và dài hạn, tiến tới giảm bớt sự phụ thuộc của quốc gia

vài các nguồn bên ngoài và đạt được mức độ an tồn trong tỷ lệ nợ cơng/GDP .

Thứ tư, khi khơng cịn sự trợ giúp từ câu lạc bộ Paris thì sẽ phát hành trái

phiếu tồn cầu .

Thứ năm, phát triển thị trường vốn nội địa . Thứ sáu, quy định phát hành nợ công rõ ràng .

Sau khi thực hiện xong việc giãn nợ và nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nợ nước ngồi, Chính phủ Indonesia đã thành công đáng kể trong việc hạ mức tỷ lệ nợ cơng trên GDP.

Thành tựu từ chính sách mà Indonesia áp dụng vẫn còn tác dụng đến ngày nay, nợ công trên GDP của Indonesia luôn ở mức thấp, ngưỡng đáng mơ ước của nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 0 5 10 15 20 25 30 35 30.25 26.48 24.52 23.1 22.96 24.8 24.7 26.9 27.9

Nợ cơng của Indonesia so với GDP

Nợ cơng/GDP

Hình 2: Nợ cơng của Indonesia so với GDP

Ngoài ra, để duy trì tính bền vững của nợ cơng, Chính phủ Indonesia cũng phân chia thực hiện quản lý nợ nước ngoài theo 6 bước sau: lập kế hoạch, đàm phán, ký kết, giải ngân, hoàn trả, báo cáo và giám sát

Lập kế hoạch: Chính phủ dự kiến những nhu cầu vốn bên ngoài để tài trợ

cho khoảng trống trong ngân sách Chính phủ. Giai đoạn này bao gồm: số lượng, nguồn, dự án cần tài trợ là gì? Vấn đề này do Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đảm nhiệm.

Đàm phán: do Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung Ương thực hiện tồn bộ

quy trình đàm phán

Ký kết: đại diện cho Chính phủ Indonesia, Bộ tài chính sẽ thực hiện cùng

Ngân hàng Trung Ương

Giải ngân: thơng thường bao gồm 4 dạng: thư tín dụng, chi trả trực tiếp,

hồn trả thơng qua một tài khoản đặc biệt. Quy trình này tham gia bởi Bộ tài Chính, Ngân hàng Trung Ương, và các Bộ ngành khác có liên quan

Hoàn trả: do Ngân Hàng Trung Ương thực hiện theo bản thảo kế hoạch

Hệ thống báo cáo và giám sát: Ngân Hàng Trung Ương và Bộ Tài Chính

san sẻ trách nhiệm và công việc cùng nhau

Ngồi những cơng việc này, trong thực tế, Ngân Hàng Trung Ương còn đảm nhận nhiều trọng trách khác trong việc quản lý nợ ngồi gồm có cho lời khun chính sách quản lý nợ cơng nước ngồi, ghi nhận và duy trì thống kê nợ nước ngoài bao gồm cả nợ nước ngoài của khu vực tư nhân, dự thảo hợp đồng vay mượn, đàm phán.

Indonesia cịn có lợi thế tự nhiên rất lớn về năng lượng tái tạo. Tháng 10 năm 2012, các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU) đã thực hiện một tuyên bố yêu cầu Chính phủ Hy Lạp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công bằng cách đầu tư các nhà máy điện năng lượng mặt trời mà có thể truyền tải điện đi khắp Châu Âu.

Điện năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng tái tạo có thể khai thác và triển khai dễ dàng nhất, các tấm panel năng lượng mặt trời hấp thụ ánh sáng (quang năng) và biến đổi chúng thành điện năng. Trong khi đó các nhà máy nhiệt mặt trời tập trung thì lại sử dụng các tấm gương mặt trời để làm nóng chất lỏng, tạo hơi nước để quay các tuabin tạo ra điện năng. Do vậy đầu tư cho nhà máy nhiệt mặt trời tốn kém hơn rất nhiều so với các nhà máy sử dụng pin mặt trời.

Chính vì thế, từ năm 2012, Indonesia đã lên kế hoạch sử dụng các dự án điện mặt trời để bán điện cho các nước cho vay. Dự án điện năng lượng mặt trời khơng những đem lại lợi ích kinh tế mà cịn tạo ra hàng ngàn việc làm cho người lao động. Thơng qua dự án này, Indonesia cũng có thể cải thiện an ninh năng lượng quốc gia bằng cách đa dạng các nguồn cung ngoài thủy điện và nhiệt điện. Có thể nói việc làm này đã góp phần làm mức nợ cơng của Indonesia giảm xuống, Chính phủ ít bị phụ thuộc vào các khoản vay nước ngoài. Cũng như Việt nam, Indonesia là một nước đang phát triển, việc vốn nước ngồi để

phát triển đất nước là điều khơng thể tránh khỏi, nhưng nước này ln duy trì được nợ cơng ở mức thấp, an tồn.

b. Nga

Nga là nền kinh tế lớn thứ 8 thế giới nếu tính theo GDP danh nghĩa, Nga là một nước phong phú về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ vầ khí đốt. Nguồn thu chủ yếu của Nga dựa vào xuất khẩu hàng hóa, cụ thể là dầu mỏ, khí đốt, kim loại và gỗ, các mặt hàng này chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu. Ngồi ra, Nga cịn là nước có thế mạnh về cơng nghiệp, năng lượng và khoa học kỹ thuật. Sau khi Liên bang Xô viết tan rã, kinh tế Nga đã trải qua nhiều giai đạn khá phức tạp: từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường và tồn cầu hóa. Các cuộc cải tổ kinh tế vào những năm 1990 chủ yếu về cơng nghiệp, năng lượng và quốc phịng. Cuối năm 2008 và đầu năm 2009, nền kinh tế bắt đầu suy thoái sau 10 năm phát triển, cho đến khi nền kinh tế ổn định trở lại vào cuối 2009 và đầu 2010. Mặc dù bị suy thối nhưng nền kinh tế vẫn khơng bị ảnh hưởng nặng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu so với các nước láng giềng, một phần là do chính sách kinh tế thích hợp đã giúp nền kinh tế khơng bị suy thối nặng. Nhìn chung, Nga và Việt Nam đều xuất phát từ nước có nền nơng nghiệp phát triển và thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa, việc Nga vươn lên thành nền kinh tế thứ 8 thế giới với đà tăng trưởng bền vững và mực nợ công thấp mang lại cho Việt Nam rất nhiều điều cần học hỏi.

Theo danh sách nợ cơng thế giới so với GDP, Nga là nước có mức nợ cơng gần như thấp nhất Châu Âu (khoảng 17% GDP) do từ năm 2004, Tổng thống V.Putin đã đặt ra nhiệm vụ cho Chính phủ là phải giảm đến mức thấp nhất mức nợ công từ các khoản vay của nước ngoài.

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 7.4 9.9 10.6 10.9 11.8 13.1 15.6 15.9 17 Nợ cơng/GDP

Hình 3: Nợ cơng của Nga so với GDP

Các chính sách về nợ cơng của Liên bang Nga trong những năm gần đây được thực hiện để phù hợp với các mục tiêu:

 Duy trì một gánh nặng nợ thấp là một lợi thế cạnh tranh quan trọng đối với Nga.

 Ổn định thị trường vốn trong nước hướng tới việc tài trợ cho nhu cầu, ngân sách.

 Duy trì xếp hạng tín dụng cao, thực hiện các quy định cần thiết để nâng mức xếp hạng tín dụng

 Đảm bảo thị trường trong và ngồi nước tiếp tục đón nhận Liên Bang Nga, có những điều khoản hợp lý và giảm chi phí cho các khoản vay từ khách hàng vay của Nga .

 Tăng cường hệ thống quản lý hiện đại của các khoản nợ công của Nga, mở rộng các hoạt động thiết thực của các cơ quan tài chính nhà nước Nga .

 Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp Nga thơng qua khuyến khích áp dụng một chiến lược nợ nước ngồi thận trọng.

Bên cạnh đó, các mức thực tế của khoản vay sẽ phụ thuộc vào việc thực hiện ngân sách liên bang và các điều kiện thị trường trong và ngoài nước. Mức nợ trong nước và nước ngồi tổng hợp sẽ vẫn ơn hịa và bền vững. Có thể thấy, nước Nga theo đuổi một chính sách về nợ cơng rất thận trọng, phát huy tối đa nguồn lực trong nước, không “vung tay quá trán” như một số nước Châu Âu, điều đó khiến cho nền kinh tế Nga ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế 2008-2009, cũng như vẫn đứng vững trước lệnh trừng phạt đến từ phía hoa Kỳ và các nước Châu Âu.

1.2. Các quốc gia có nợ cơng trung bình và bền vững:

a. Philipines:

Phi-líp-pin là một quốc đảo được hình thành bởi 7.107 hịn đảo lớn nhỏ nằm trong biển Đông. Tương tự như Việt Nam, đây cũng là một quốc gia đang phát triển thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp nằm ở khu vực Đơng Nam Á, với nền kinh tế đi lên từ nông nghiệp lạc hậu.

Hình 4: Nợ cơng của Philippines so với GDP

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 0 10 20 30 40 50 60 54.7 54.8 52.4 51 51.5 49.2 45.4 45.05 17 Nợ công/GDP

Biểu đồ trên cho thấy cho thấy, bắt đầu từ năm 2008, tỷ lệ này của Phi-líp- pin có xu hướng giảm dần, từ 54,7% GDP xuống chỉ cịn 42,1% GDP năm 2016.

Để có thể có được mức nợ cơng thấp như vậy, Phi-líp-pin đã phải thực hiện một cách đồng bộ các chính sách liên quan đến tăng trưởng kinh tế, cán cân ngân sách, tỷ giá hối đoái cũng như lãi suất nợ nước ngoài.

Trước hết, nhằm thúc đẩy và duy trì một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Phi- líp-pin đã tiến hành nhiều chính sách quan trọng, trong đó phải kể đến chính sách thu hút đầu tư nước ngồi, chính sách kích thích chi tiêu khu vực tư nhân và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và dịch vụ.

Về thâm hụt ngân sách, nhờ định hướng cắt giảm thâm hụt trong suốt một thời gian dài mà cán cân ngân sách của Phi-líp-pin đã được cải thiện đáng kể, làm giảm quy mô vay nợ cần thiết để tài trợ cho NSNN. Trong số các chính sách mà Phi-líp-pin đã áp dụng, đáng chú ý nhất là chính sách thuế mới đánh lên các mặt hàng như thuốc lá và rượu. Chính sách này đã khiến giá cả của hàng loạt các mặt hàng tăng cao, một mặt làm gia tăng chi tiêu của khu vực tư nhân, mặt khác cải thiện tình hình thu ngân sách của chính phủ.

Tuy nhiên, với một quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào nợ nước ngồi như Phi- líp-pin, rủi ro về tỷ giá và lãi suất mới là những mối nguy tiềm ẩn nhất với nợ cơng. Chính vì vậy, quốc gia này đã nỗ lực ổn định tỷ giá bằng cách tăng dự trữ ngoại hối, cùng với đó là duy trì mức lãi suất thấp với các khoản nợ cơng nước ngồi, từ đó đã tác động tích cực lên tình hình nợ cơng.

b. Thái Lan:

Giống như Việt Nam, Thái Lan là một quốc gia đang phát triển nằm trong khu vực Đông Nam Á, với nền nông nghiệp lúa nước phát triển lâu đời. Ngồi ra, Thái Lan có quy mơ dân số gần tương đương với nước ta.

Hình 5: Nợ cơng của Thái Lan so với GDP 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 38.1 45.8 43.8 40.8 43.7 45.7 42.8 43.9 41.2 Nợ công/GDP

Trong giai đoạn từ 2008 – 2016, nợ cơng của Thái Lan ln được duy trì ở mức vừa phải, khoảng 45% GDP, và có xu hướng giảm dần. Để thúc đẩy tăng trưởng và góp phần cải thiện tình hình nợ cơng, Thái Lan đã thi hành các chính sách đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, kích thích tiêu dùng hàng nội địa để phát triển sản xuất hay xúc tiến các thị trường mở và hoạt động đầu tư nước ngồi.

Về thâm hụt ngân sách, nhìn chung thâm hụt ngân sách tại Thái Lan trong thời gian qua đều ở mức dưới 3% GDP, đã phần nào giữ nợ cơng duy trì ở mức an tồn, dưới mức trần 60% GDP nước này đặt ra. Đây là kết quả của nhiều chính sách quan trọng, chẳng hạn như quy định mức trần vay nợ để tài trợ cho thâm hụt ngân sách là 20% ngân sách hàng năm, và đưa ra ba biện pháp chính để cân bằng ngân sách trung ương, đó là: (1) hạn chế chi tiêu thường xuyên, (2) điều chỉnh các khoản thuế đánh vào hàng hóa và dầu thơ, và (3) mở rộng cơ sở tính thuế.

Về lãi suất, đối với các khoản nợ trong nước, lãi suất nợ cơng của Thái Lan đều được duy trì ở mức tương đối thấp, cụ thể là, lãi suất tín phiếu kho bạc dao động từ 1-5% và lãi suất trái phiếu chính phủ dao động từ 3-6%. Một mặt, nó

tránh tạo áp lực lên quy mô nợ công của nước này, nhưng mặt khác, nó khơng thu hút được các nhà đầu tư trong nước, buộc Thái Lan phải tìm đến các khoản vay nước ngồi. Và để đối phó với các rủi ro liên quan đến tỷ giá, trong những năm gần đây, Thái Lan đã chủ trương duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đối quanh mốc 33 baht/USD.

Ngồi ra, Chính phủ Thái Lan đã ban hành Luật Quản lý nợ cơng vào năm 2005 và thành lập riêng Ủy ban chính sách và quản lý nợ công nhằm giám sát, báo cáo và quyết định những vấn đề hệ trọng về quản lý nợ cơng. Nhờ đó, tình hình nợ cơng của Thái Lan ln được duy trì ổn định.

1.3. Các quốc gia có nợ cơng cao và bền vững:

Trong 50 năm qua, thế giới đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ nợ công của các nước, đặc biệt là các khoản nợ nước ngồi mà ngun nhân chính là để bắt kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của thế giới, nhiều nước buộc phải vay nợ nước ngoài để phát triển kinh tế.

Theo The Economist, nợ cơng tồn cầu cuối năm 2013 đã vượt 152000 tỷ USD và đang gia tăng ở các nước trên thế giới. Trong đó 3 nước tiêu biểu với mức nợ công cao nhưng vẫn dữ được tốc độ tăng trưởng là Nhật Bản, Trung

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NGHIÊN cứu KINH NGHIỆM QUẢN lý của một số nước NHẰM đảm bảo TÍNH bền VỮNG của nợ CÔNG và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 35)