Nợ cơng của Indonesia so với GDP

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NGHIÊN cứu KINH NGHIỆM QUẢN lý của một số nước NHẰM đảm bảo TÍNH bền VỮNG của nợ CÔNG và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 37 - 40)

Ngồi ra, để duy trì tính bền vững của nợ cơng, Chính phủ Indonesia cũng phân chia thực hiện quản lý nợ nước ngoài theo 6 bước sau: lập kế hoạch, đàm phán, ký kết, giải ngân, hoàn trả, báo cáo và giám sát

Lập kế hoạch: Chính phủ dự kiến những nhu cầu vốn bên ngoài để tài trợ

cho khoảng trống trong ngân sách Chính phủ. Giai đoạn này bao gồm: số lượng, nguồn, dự án cần tài trợ là gì? Vấn đề này do Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đảm nhiệm.

Đàm phán: do Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung Ương thực hiện tồn bộ

quy trình đàm phán

Ký kết: đại diện cho Chính phủ Indonesia, Bộ tài chính sẽ thực hiện cùng

Ngân hàng Trung Ương

Giải ngân: thông thường bao gồm 4 dạng: thư tín dụng, chi trả trực tiếp,

hồn trả thơng qua một tài khoản đặc biệt. Quy trình này tham gia bởi Bộ tài Chính, Ngân hàng Trung Ương, và các Bộ ngành khác có liên quan

Hồn trả: do Ngân Hàng Trung Ương thực hiện theo bản thảo kế hoạch

Hệ thống báo cáo và giám sát: Ngân Hàng Trung Ương và Bộ Tài Chính

san sẻ trách nhiệm và cơng việc cùng nhau

Ngồi những cơng việc này, trong thực tế, Ngân Hàng Trung Ương còn đảm nhận nhiều trọng trách khác trong việc quản lý nợ ngồi gồm có cho lời khun chính sách quản lý nợ cơng nước ngồi, ghi nhận và duy trì thống kê nợ nước ngồi bao gồm cả nợ nước ngoài của khu vực tư nhân, dự thảo hợp đồng vay mượn, đàm phán.

Indonesia cịn có lợi thế tự nhiên rất lớn về năng lượng tái tạo. Tháng 10 năm 2012, các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU) đã thực hiện một tuyên bố yêu cầu Chính phủ Hy Lạp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công bằng cách đầu tư các nhà máy điện năng lượng mặt trời mà có thể truyền tải điện đi khắp Châu Âu.

Điện năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng tái tạo có thể khai thác và triển khai dễ dàng nhất, các tấm panel năng lượng mặt trời hấp thụ ánh sáng (quang năng) và biến đổi chúng thành điện năng. Trong khi đó các nhà máy nhiệt mặt trời tập trung thì lại sử dụng các tấm gương mặt trời để làm nóng chất lỏng, tạo hơi nước để quay các tuabin tạo ra điện năng. Do vậy đầu tư cho nhà máy nhiệt mặt trời tốn kém hơn rất nhiều so với các nhà máy sử dụng pin mặt trời.

Chính vì thế, từ năm 2012, Indonesia đã lên kế hoạch sử dụng các dự án điện mặt trời để bán điện cho các nước cho vay. Dự án điện năng lượng mặt trời không những đem lại lợi ích kinh tế mà cịn tạo ra hàng ngàn việc làm cho người lao động. Thơng qua dự án này, Indonesia cũng có thể cải thiện an ninh năng lượng quốc gia bằng cách đa dạng các nguồn cung ngồi thủy điện và nhiệt điện. Có thể nói việc làm này đã góp phần làm mức nợ cơng của Indonesia giảm xuống, Chính phủ ít bị phụ thuộc vào các khoản vay nước ngoài. Cũng như Việt nam, Indonesia là một nước đang phát triển, việc vốn nước ngoài để

phát triển đất nước là điều không thể tránh khỏi, nhưng nước này ln duy trì được nợ cơng ở mức thấp, an tồn.

b. Nga

Nga là nền kinh tế lớn thứ 8 thế giới nếu tính theo GDP danh nghĩa, Nga là một nước phong phú về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ vầ khí đốt. Nguồn thu chủ yếu của Nga dựa vào xuất khẩu hàng hóa, cụ thể là dầu mỏ, khí đốt, kim loại và gỗ, các mặt hàng này chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu. Ngồi ra, Nga cịn là nước có thế mạnh về cơng nghiệp, năng lượng và khoa học kỹ thuật. Sau khi Liên bang Xô viết tan rã, kinh tế Nga đã trải qua nhiều giai đạn khá phức tạp: từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường và tồn cầu hóa. Các cuộc cải tổ kinh tế vào những năm 1990 chủ yếu về công nghiệp, năng lượng và quốc phòng. Cuối năm 2008 và đầu năm 2009, nền kinh tế bắt đầu suy thoái sau 10 năm phát triển, cho đến khi nền kinh tế ổn định trở lại vào cuối 2009 và đầu 2010. Mặc dù bị suy thối nhưng nền kinh tế vẫn khơng bị ảnh hưởng nặng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu so với các nước láng giềng, một phần là do chính sách kinh tế thích hợp đã giúp nền kinh tế khơng bị suy thối nặng. Nhìn chung, Nga và Việt Nam đều xuất phát từ nước có nền nơng nghiệp phát triển và thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa, việc Nga vươn lên thành nền kinh tế thứ 8 thế giới với đà tăng trưởng bền vững và mực nợ công thấp mang lại cho Việt Nam rất nhiều điều cần học hỏi.

Theo danh sách nợ công thế giới so với GDP, Nga là nước có mức nợ cơng gần như thấp nhất Châu Âu (khoảng 17% GDP) do từ năm 2004, Tổng thống V.Putin đã đặt ra nhiệm vụ cho Chính phủ là phải giảm đến mức thấp nhất mức nợ công từ các khoản vay của nước ngoài.

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 7.4 9.9 10.6 10.9 11.8 13.1 15.6 15.9 17 Nợ công/GDP

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NGHIÊN cứu KINH NGHIỆM QUẢN lý của một số nước NHẰM đảm bảo TÍNH bền VỮNG của nợ CÔNG và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 37 - 40)