Số liệu Cân đối Ngân sách Nhà nước 9 tháng năm 2017

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NGHIÊN cứu KINH NGHIỆM QUẢN lý của một số nước NHẰM đảm bảo TÍNH bền VỮNG của nợ CÔNG và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 63 - 72)

Gần cuối năm 2017, dù rằng Bộ Tài chính có thơng báo mới về nợ công với con số đưa ra khoảng 3,1 triệu tỷ đồng (tăng 300 nghìn tỷ so với năm trước), chiếm tỷ lệ 62,6% trên GDP, giảm 1 điểm phần trăm so với năm 2016 và thấp hơn 2,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.

Tuy nhiên, phần nợ được Chính phủ đi vay nhằm chi tiêu trong nhiều năm nay luôn nằm trong “báo động đỏ”, không năm nào nguồn thu ngân sách đủ cho Nhà nước chi dụng. Bởi vậy, mối lo về nợ công tiếp tục “vắt” sang năm 2018 với nhiều băn khoăn, nhất là khi dự báo World Bank vẫn cịn đó. Báo Trí Thức Trẻ đã có cuộc trao đổi với TS. Trần Hồng Ngân, đại biểu Quốc hội đồng thời thành viên tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng về vấn đề này.

Nợ công của Việt Nam ở mức cao là điều không ai có thể chối cãi được, hiển thị ở các con số công khai.

Trước năm 2009, Luật về Quản lý Nợ công chưa được ban hành. Để quản lý nợ công, đối với vay nợ trong nước, văn bản cao nhất là Pháp lệnh số 12/1999/PL-UBTVQH10 ngày 27/4/1999 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về phát hành công trái xây dựng Tổ quốc và Nghị định số 141/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và

trái phiếu chính quyền địa phương. Đối với vay nợ nước ngồi, văn bản pháp lý cao nhất là Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01/11/2005 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài, và Nghị định số 131/2006/NĐ- CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức

Nhằm tăng cường tính pháp lý, tính thống nhất, tồn diện, tính hiệu quả và tính cơng khai minh bạch của hoạt động quản lý nợ công, Luật Quản lý nợ cơng 2009 được ban hành và đã có nhiều đóng góp tích cực quan trọng đối với q trình huy động, sử dụng và quản lý nguồn vốn vay cũng như đảm bảo trả nợ đầy đủ và đúng hạn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, sau tám năm thi hành, Luật Quản lý nợ công vẫn cho thấy một số tồn tại hạn chế cần được sửa đổi, bổ sung để ngày càng phù hợp hơn với thơng lệ quốc tế và thực tế tình hình nợ cơng tại Việt Nam

Quản lý nợ cơng của Việt Nam có điểm khác với thơng lệ quốc tế là ba cơ quan cùng chịu trách nhiệm, gồm Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Trong đó, cả ba cơ quan cùng đi đàm phán, vay nợ, cịn Bộ Tài chính là cơ quan duy nhất cân đối nguồn trả nợ. Nay, việc quy định thống nhất cho Bộ Tài chính làm đầu mối quản lý nợ cơng là phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của bộ, đúng tinh thần, chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách bộ máy hành chính. Đồng thời phù hợp với thơng lệ quốc tế, khắc phục tình trạng quản lý nợ cơng cịn phân tán, chồng chéo, không rõ trách nhiệm, không gắn kết giữa việc vay nợ với việc quản lý ngân sách nhà nước và trả nợ cơng.

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Chỉ thị 02 về tăng cường quản lý nợ công, tăng cường việc phối hợp giữa các bộ, ngành trong quản lý ODA. Cụ thể, từ tháng 6-2017, Chính phủ đã đẩy mạnh cơ chế cho vay lại vốn ODA thay vì cấp phát. Đồng thời nguồn vốn vay cơng chỉ tập trung cho các dự án quan trọng và có tác động lan tỏa để từng bước kiểm sốt tốc độ tăng nợ công.

1 bộ hay 3 bộ cùng quản lý?

Để quản lý chặt chẽ nợ công, Quốc hội đang xem xét Luật Quản lý nợ công sửa đổi thay thế cho Luật Quản lý nợ công năm 2009. Một trong những vấn đề mấu chốt là cơ quan nào quản lý nợ công đến nay vẫn chưa thống nhất.

Là cơ quan soạn thảo, Bộ Tài chính đề xuất gom về một đầu mối cho bộ này quản lý nợ cơng nhưng Chính phủ u cầu giữ ngun cơ chế 3 cơ quan cùng quản là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước. Không chấp nhận với cách quản lý "không giống ai trên thế giới là 2 người đàm phán đi vay, 1 người phân bổ, 1 người cân đối trả nợ", Quốc hội u cầu Chính phủ trình ra phương án khả thi nhất để quản lý nợ công. Bởi việc quy định nhiều cơ quan cùng là đầu mối quản lý nợ công như hiện nay là chưa đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính và sẽ khơng khắc phục được các hạn chế đang diễn ra. Trên thực tế, nhiều đầu mối quản lý nên phân tán, khó phối hợp trong công tác theo dõi, tổng hợp báo cáo, quyết toán, thống kê, đặc biệt việc xác định trách nhiệm vay, trả nợ, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, bố trí vốn đối ứng cịn khó khăn, bất cập.

Đa số ý kiến đề nghị quy định thống nhất một đầu mối quản lý nợ cơng. Có ý kiến đề nghị thống nhất một đầu mối nhưng cân nhắc không nên thay đổi đầu mối đàm phán với các tổ chức quốc tế. Một số ý kiến đề nghị giữ như quy định của Luật hiện hành.

Theo đa số ý kiến của các vị ĐBQH, có 3 lý do phải quy định thống nhất một cơ quan làm đầu mối thống nhất quản lý vay nợ trong nước và nước ngoài:

Thứ nhất, khắc phục tình trạng quản lý nợ cơng cịn phân tán, chồng chéo, không rõ trách nhiệm, không gắn kết giữa việc vay nợ với việc quản lý ngân sách nhà nước và trả nợ công. Hiện nay, 3 cơ quan cùng tham gia vay nợ nước ngoài. Điều này, dẫn đến thiếu sự gắn kết trong huy động, sử dụng, giải ngân vốn không sát với dự toán được giao, Quốc hội phải nhiều lần điều chỉnh dự toán, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay.

Thứ hai, thực hiện nguyên tắc cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả trên nguyên tắc: một việc chỉ giao cho một cơ quan, một

Thứ ba, phù hợp với thông lệ tốt quốc tế.

Tiếp thu ý kiến của nhiều ĐBQH, Dự thảo luật quy định theo hướng: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ cơng; Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ cơng; Giao Chính phủ phân cơng cụ thể nhiệm vụ phối hợp của các bộ, ngành liên quan trong quản lý nhà nước về nợ công.

Dự thảo ngày 01/11/2017 Luật Quản lý nợ công sửa đổi cũng đã được UBTVQH chỉnh lý, khẳng định rõ các khoản nợ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật. Dự thảo mới nhấn mạnh không chuyển nợ doanh nghiệp Nhà nước thành nợ công.

3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra

Nước ta đã tiến hành quản lý nợ công bằng cả 2 Bộ ngành, nhưng trên thực tế sự phối hợp chưa bao giờ thông suốt, bức tranh nợ công phải lắp ghép từ nhiều mảnh nên khơng hồn chỉnh, không kịp thời và ODA chưa bao giờ kiểm sốt được, ln dự vượt dự tốn đẩy bội chi nợ cơng lên cao ngồi dự kiến, chưa gắn được trách nhiệm vay, phân bổ với trách nhiệm cân đối nguồn để trả nợ.

Không thể chối cãi là một đầu mối sẽ tốt hơn, thuận lợi hơn ba đầu mối vì gắn được trách nhiệm vay, trách nhiệm phân bổ, trách nhiệm sử dụng với trách nhiệm cân đối nguồn và trách nhiệm trong thất thốt, lãng phí.

Việc Chính phủ giữ ngun phân cơng nhiệm vụ giữa các cơ quan nêu trên là có cơ sở, nhất là việc tiếp tục giao Ngân hàng nhà nước chủ trì đàm phán Hiệp định vay với WB, ADB. Cụ thể, lần này Quốc hội sửa đổi luật phải trên cơ sở tổng kết thực tiễn, nếu có vướng mắc thì sửa, nếu phù hợp thực tiễn thì tiếp tục phát huy

Ngồi ra, nếu khơng quy định trách nhiệm phải gánh chịu về hậu quả thì đương nhiên cơ quan nào cũng muốn nhận nợ về mình. Người đời xưa có một câu là "trên đời có 4 cái dại, trong đó có cái dại là lãnh nợ". Bởi vì ở đây khơng quy định lãnh nợ phải chịu trách nhiệm trả nợ nên lãnh nợ khơng phải là dại như người xưa nói.

2.2. Một số kiến nghị nhằm tăng tính bền vững của nợ công Việt Nam:

2.2.1. Những kiến nghị rút ra từ thực trạng nợ công trong nước:

a. Những kiến nghị định tính:

Phát triển nội lực nền kinh tế:

Phát triển nội lực nền kinh tế cần tập trung vào vấn đề gia tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong xuất khẩu bằng cách: Giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu thông qua việc đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; tăng hàm lượng công nghệ cao trong sản xuất để xuất khẩu được nhiều sản phẩm tinh và ít sản phẩm thơ hơn; đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao nhận biết và thực hành về vấn đề thương hiệu cho các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường thế giới. Xây dựng mơi trường tài chính hiệu quả

Cơng khai, minh bạch về tài chính:

Đây là một nguyên tắc căn bản hàng đầu và phổ biến trên thế giới trong quản trị cơng nói chung, quản trị tài khóa và đặc biệt là trong quản trị nợ công. Theo hướng dẫn quản lý nợ công của IMF (2003) cũng như Cẩm nang minh bạch tài khóa (2007), cần đặc biệt nhấn mạnh một số yêu cầu cơ bản như sau:

Thứ nhất, xác định rõ vai trị và trách nhiệm tài khóa của các cơ quan của

Chính phủ. Đây là u cầu thiết yếu để đảm bảo trách nhiệm giải trình trong việc hoạch định và thực thi chính sách tài khóa.

Thứ hai, khu vực chính phủ phải được tách bạch rõ ràng ra khỏi phần cịn lại

của khu vực cơng và phần cịn lại của nền kinh tế; chính sách và vai trị quản lý của khu vực cơng phải rõ ràng và được công bố công khai.

Thứ ba, về quản lý nợ, pháp luật quản lý nợ nên giao trách nhiệm rõ ràng

cho một cá nhân, thường là Bộ trưởng Tài chính trong việc: Lựa chọn các cơng cụ cần thiết cho việc vay nợ; xây dựng chiến lược quản lý nợ; xác định giới hạn nợ (nếu luật không quy định rõ) - thường là dựa vào chiến lược nợ bền vững; thiết lập và kiểm sốt cơ quan/tổ chức có trách nhiệm quản lý nợ (thuộc quyền hoặc nằm ngoài) và thiết lập quy chế quản lý nợ.

Thứ tư, luật phải quy định cụ thể tất cả các khoản chính phủ bảo lãnh. Luật

cũng phải xác định rõ vai trò của Ngân hàng Trung ương sao cho việc phát hành quỹ chứng khốn khơng bị lẫn với các biện pháp nghiệp vụ thuộc chính sách tiền tệ. Tất cả các khoản vay phải được ghi có tại một tài khoản ngân hàng dưới sự kiểm tra của Bộ Tài chính, và nghĩa vụ nợ và các điều khoản vay nợ phải được công bố đầy đủ cho cơng chúng. Minh bạch tài khóa địi hỏi cơ quan lập pháp phải xác định rõ các yêu cầu trong báo cáo hàng năm về dư nợ và dòng chu chuyển nợ, kể cả số liệu về bảo lãnh nợ của chính phủ trình cơ quan lập pháp và cơng khai cho công chúng.

Ngồi ra, cần đảm bảo rằng thơng tin về nợ công phải bao quát cả quá khứ, hiện tại và dự tính cho tương lai. Điều này hết sức cần thiết vì thơng tin cơng khai về nợ cịn nhằm tăng cường khả năng can thiệp và phịng ngừa tình huống xấu xảy ra.

Cải cách hành chính:

Việc cải cách hành chính nhà nước cần được thực hiện trên tất cả các nội dung: Thể chế; tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,... Trong đó, cần tăng cường cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành chính trong giải quyết khiếu nại của nhân dân; thực hiện tốt việc tiếp nhận ý kiến, phản hồi của người dân. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính cần phải được đơn giản hóa và thơng tin đầy đủ trên cổng thơng tin điện tử của bộ, địa phương để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, cơ quan, tổ chức nhằm tiết kiệm chi phí, đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt, cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức, trong đó có yếu tố hết sức quan trọng là cải cách chế độ, chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức làm việc, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ sự nghiệp cơng.

Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán và hoạt động ngân hàng, cụ thể:

Về hoạt động kiểm toán: Tiến hành kiểm toán độc lập các hoạt động quản lý nợ hàng năm.

Về hoạt động ngân hàng: Đặc biệt tập trung vào nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. Cần phải hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hoá kinh doanh. Đồng thời phải thực hiện tiêu chuẩn hố cán bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.

Thay đổi cơ cấu nợ công:

Việt Nam thực sự thay đổi cơ cấu nợ công theo hướng tăng tỷ trọng nợ trong nước nhiều hơn nữa. Để thay đổi cơ cấu nợ cơng, Chính phủ Việt Nam nên phát hành trái phiếu chính phủ ghi bằng nội tệ nhiều hơn. Để nâng cao chất lượng các đợt đấu thầu mua trái phiếu chính phủ, chính phủ nên đưa ra một mức lãi suất phù hợp hơn với lãi suất thị trường và yêu cầu của nhà đầu tư.

Kiểm sốt nợ cơng ở mức an tồn:

Để kiểm sốt nợ cơng ở mức an toàn, cần phải xác định được đâu là mức an tồn (ví dụ: cần phải xác định các tỷ lệ nợ công/GDP và nợ nước ngồi/GDP). Tuy nhiên, bên cạnh đó, cần chú ý phân tích bản chất của nợ cơng. Đó là: nợ chính phủ là vay nợ trong nước hay vay nợ nước ngoài; tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, hay lượng dự trữ quốc gia... Thực tế xảy ra trên thế giới cho thấy những nước rơi vào khủng hoảng tài chính đều có tỷ lệ nợ trên GDP khá thấp. Ví dụ: Argentina năm 2001, tỷ lệ đó chỉ ở mức 45%; Ukraine (2007) chỉ 13%; Thái Lan (1996) chỉ có 15%; Venezuela (1981) chỉ có 15%; Rumania (2007) chỉ có 20%...

Sử dụng hiệu quả nợ công

Để sử dụng hiệu quả nợ công, cần phải chú trọng vào các vấn đề sau:

 Chi tiêu công phải minh bạch, hợp lý. Vay nợ công phải được chi cho đầu tư phát triển thay vì chi tiêu dùng chính phủ. Chỉ những dự án

thực sự đem lại hiệu quả kinh tế mới được xét duyệt và đầu tư thực hiện. Tăng cường thanh tra, giám sát quá trình thực hiện dự án đầu tư; tránh tình trạng tham nhũng, quan liêu.

 Đấu thầu các dự án một cách công khai, minh bạch nhằm chọn lựa được những nhà thầu có năng lực nhất. Để doanh nghiệp ngồi quốc doanh chịu trách nhiệm thầu các dự án đầu tư nhiều hơn, thay cho các doanh nghiệp nhà nước.

 Tập huấn và nâng cao trình độ quản lý cũng như trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ trong các doanh nghiệp nhà nước.

b.Những kiến nghị định lượng:

Phân tích lượng tìm ngưỡng nợ cơng ổn định:

Mơ hình nhị phân

Để đánh giá tính bền vững của nợ công Việt Nam theo phương pháp cây nhị phân như đã nêu ở chương I, chúng tơi tiến hành tính tốn các chỉ số cơ bản có ảnh hưởng đến nợ cơng theo mơ hình của Manasse và Roubini năm 2016

Bảng 4 Chỉ số nợ cơ bản

Các chỉ số nợ 2016

1 Nợ nước ngoài/GDP 44.3%

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NGHIÊN cứu KINH NGHIỆM QUẢN lý của một số nước NHẰM đảm bảo TÍNH bền VỮNG của nợ CÔNG và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 63 - 72)