Nợ cơng của Philippines so với GDP

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NGHIÊN cứu KINH NGHIỆM QUẢN lý của một số nước NHẰM đảm bảo TÍNH bền VỮNG của nợ CÔNG và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 41)

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 0 10 20 30 40 50 60 54.7 54.8 52.4 51 51.5 49.2 45.4 45.05 17 Nợ công/GDP

Biểu đồ trên cho thấy cho thấy, bắt đầu từ năm 2008, tỷ lệ này của Phi-líp- pin có xu hướng giảm dần, từ 54,7% GDP xuống chỉ cịn 42,1% GDP năm 2016.

Để có thể có được mức nợ cơng thấp như vậy, Phi-líp-pin đã phải thực hiện một cách đồng bộ các chính sách liên quan đến tăng trưởng kinh tế, cán cân ngân sách, tỷ giá hối đoái cũng như lãi suất nợ nước ngoài.

Trước hết, nhằm thúc đẩy và duy trì một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Phi- líp-pin đã tiến hành nhiều chính sách quan trọng, trong đó phải kể đến chính sách thu hút đầu tư nước ngồi, chính sách kích thích chi tiêu khu vực tư nhân và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và dịch vụ.

Về thâm hụt ngân sách, nhờ định hướng cắt giảm thâm hụt trong suốt một thời gian dài mà cán cân ngân sách của Phi-líp-pin đã được cải thiện đáng kể, làm giảm quy mô vay nợ cần thiết để tài trợ cho NSNN. Trong số các chính sách mà Phi-líp-pin đã áp dụng, đáng chú ý nhất là chính sách thuế mới đánh lên các mặt hàng như thuốc lá và rượu. Chính sách này đã khiến giá cả của hàng loạt các mặt hàng tăng cao, một mặt làm gia tăng chi tiêu của khu vực tư nhân, mặt khác cải thiện tình hình thu ngân sách của chính phủ.

Tuy nhiên, với một quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào nợ nước ngồi như Phi- líp-pin, rủi ro về tỷ giá và lãi suất mới là những mối nguy tiềm ẩn nhất với nợ cơng. Chính vì vậy, quốc gia này đã nỗ lực ổn định tỷ giá bằng cách tăng dự trữ ngoại hối, cùng với đó là duy trì mức lãi suất thấp với các khoản nợ cơng nước ngồi, từ đó đã tác động tích cực lên tình hình nợ cơng.

b. Thái Lan:

Giống như Việt Nam, Thái Lan là một quốc gia đang phát triển nằm trong khu vực Đông Nam Á, với nền nông nghiệp lúa nước phát triển lâu đời. Ngồi ra, Thái Lan có quy mơ dân số gần tương đương với nước ta.

Hình 5: Nợ cơng của Thái Lan so với GDP 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 38.1 45.8 43.8 40.8 43.7 45.7 42.8 43.9 41.2 Nợ công/GDP

Trong giai đoạn từ 2008 – 2016, nợ cơng của Thái Lan ln được duy trì ở mức vừa phải, khoảng 45% GDP, và có xu hướng giảm dần. Để thúc đẩy tăng trưởng và góp phần cải thiện tình hình nợ cơng, Thái Lan đã thi hành các chính sách đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, kích thích tiêu dùng hàng nội địa để phát triển sản xuất hay xúc tiến các thị trường mở và hoạt động đầu tư nước ngồi.

Về thâm hụt ngân sách, nhìn chung thâm hụt ngân sách tại Thái Lan trong thời gian qua đều ở mức dưới 3% GDP, đã phần nào giữ nợ cơng duy trì ở mức an tồn, dưới mức trần 60% GDP nước này đặt ra. Đây là kết quả của nhiều chính sách quan trọng, chẳng hạn như quy định mức trần vay nợ để tài trợ cho thâm hụt ngân sách là 20% ngân sách hàng năm, và đưa ra ba biện pháp chính để cân bằng ngân sách trung ương, đó là: (1) hạn chế chi tiêu thường xuyên, (2) điều chỉnh các khoản thuế đánh vào hàng hóa và dầu thơ, và (3) mở rộng cơ sở tính thuế.

Về lãi suất, đối với các khoản nợ trong nước, lãi suất nợ cơng của Thái Lan đều được duy trì ở mức tương đối thấp, cụ thể là, lãi suất tín phiếu kho bạc dao động từ 1-5% và lãi suất trái phiếu chính phủ dao động từ 3-6%. Một mặt, nó

tránh tạo áp lực lên quy mô nợ công của nước này, nhưng mặt khác, nó khơng thu hút được các nhà đầu tư trong nước, buộc Thái Lan phải tìm đến các khoản vay nước ngồi. Và để đối phó với các rủi ro liên quan đến tỷ giá, trong những năm gần đây, Thái Lan đã chủ trương duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đối quanh mốc 33 baht/USD.

Ngồi ra, Chính phủ Thái Lan đã ban hành Luật Quản lý nợ cơng vào năm 2005 và thành lập riêng Ủy ban chính sách và quản lý nợ công nhằm giám sát, báo cáo và quyết định những vấn đề hệ trọng về quản lý nợ cơng. Nhờ đó, tình hình nợ cơng của Thái Lan ln được duy trì ổn định.

1.3. Các quốc gia có nợ cơng cao và bền vững:

Trong 50 năm qua, thế giới đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ nợ công của các nước, đặc biệt là các khoản nợ nước ngồi mà ngun nhân chính là để bắt kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của thế giới, nhiều nước buộc phải vay nợ nước ngoài để phát triển kinh tế.

Theo The Economist, nợ cơng tồn cầu cuối năm 2013 đã vượt 152000 tỷ USD và đang gia tăng ở các nước trên thế giới. Trong đó 3 nước tiêu biểu với mức nợ công cao nhưng vẫn dữ được tốc độ tăng trưởng là Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ.

a. Nhật Bản:

Theo cơng bố của Bộ Tài chính Nhật Bản ngày 30/12/2016, nợ công của Nhật đạt kỷ lục đã là 1071.56 ngàn tỷ JPY (khoảng 9.400 tỷ USD), tăng 1,7% (bao gồm cả 830,5 ngàn tỷ JPY dưới dạng trái phiếu Chính phủ) và cao hơn so với tổng quy mơ của 3 nền kinh tế Đức, Pháp và Anh. Mức nợ công cao gây sức ép lên Thủ tướng Abe trước khi ông tiến hành kế hoạch gia tăng gấp đôi mức thuế đánh lên người tiêu dùng trong bối cảnh chi phí phúc lợi đang leo thang, việc nâng thuế sẽ kìm hãm tăng trưởng. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s cảnh báo tình hình tài chính ngày càng tồi tệ có thể làm xói mịn niềm tin vào

trái phiếu chính phủ. Và Nhật Bản đã nâng thuế tiêu thụ từ mức 5% lên 8% vào tháng 4/2015 trước khi nâng tiếp lên 10% vào tháng 10/2016. Theo số liệu Bloomberg từ Cơ quan Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nợ công của Nhật Bản hiện cao hơn gấp 2 lần so với quy mơ của nền kinh tế và thâm hụt tài khóa sẽ mở rộng từ mức 9,9% trong năm 2015 lên 10,3% GDP cuối 2016. Theo Văn phòng Nội các, thâm hụt ngân sách Nhật Bản trong năm tài khóa bắt đầu tháng 4/2020 sẽ ở vào khoảng 2% thậm chí khi nước này nâng thuế như dự định.

So với nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ với quy mô nợ công thấp hơn Nhật Bản, nhưng lại đang phải loay hoay xử lý nguy cơ vỡ nợ kỹ thuật, trong khi nợ công của Nhật Bản được đánh giá là cao nhất trong số các nước phát triển, lên tới 10.000 tỷ USD (2010), nhưng nợ công của Nhật Bản vẫn được đánh giá ở ngưỡng an tồn. Những nhân tố đóng góp vào mức an tồn nợ cơng Nhật Bản, đó là:

Thứ nhất, trái phiếu chính phủ ổn định và ít phụ thuộc vào giới đầu tư trái phiếu quốc tế. Từ đầu thập niên 1990, khi ngân sách Chính phủ Nhật Bản bắt đầu thâm hụt, Nhật Bản đã bù đắp cho khoản thâm hụt này bằng cách phát hành trái phiếu để vay nợ, chủ yếu từ nguồn tiền tiết kiệm nội địa lên tới 17 nghìn tỷ USD. Sự khác biệt khá lớn giữa nợ công của Nhật Bản với nợ công của Hy Lạp, thể hiện:

- Khác biệt thứ nhất, 95% trái phiếu chính phủ của Nhật Bản do người dân Nhật Bản nắm giữ, trong khi 70% nợ chính phủ Hy Lạp do người nước ngoài nắm giữ;

- Khác biệt thứ hai, lợi tức trái phiếu Nhật Bản chỉ chạm mức cao nhất là 1,4%, trong khi đó Hy Lạp đã tiếp cận ngưỡng 8%.

- Khác biệt thứ ba, phần lớn trái phiếu chính phủ hướng tới người mua là dân chúng Nhật Bản (chiếm tới 95% trái phiếu chính phủ). Khoảng 50% tài sản chính trị (khoảng 1.400 nghìn tỷ yen) được tích trữ dưới dạng tiền mặt và gửi ngân hàng (tỷ lệ này ở Mỹ chỉ là 14%), trong đó, phần lớn được đầu tư vào trái

Những sự khác biệt này cho thấy, Nhật Bản vẫn có thể đảo ngược tình thế để tránh nguy cơ vỡ nợ. Nhờ dư nợ trái phiếu chính phủ được nắm giữ bên ngoài Nhật Bản rất nhỏ (chỉ khoảng gần 6%) nên việc đảo nợ cũng được thực hiện dễ dàng mà khơng phụ thuộc nhiều vào tình hình cung cầu trên thị trường quốc tế.

Theo đánh giá của Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poor’s (S&P), triển vọng đối với trái phiếu chính phủ Nhật Bản hiện ổn định và Nhật Bản “khơng q gần” với khủng hoảng, ít nhất là trong ngắn hạn, nhờ 3 yếu tố cơ bản:

(1) Cán cân thanh toán quốc tế mạnh và dự trữ ngoại hối hơn 1000 tỷ USD; (2) Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân vẫn lớn hơn nợ cơng;

(3) Đa phần trái phiếu chính phủ Nhật Bản được các nhà đầu tư trong nước nắm giữ.

Do ít phụ thuộc vào giới đầu tư trái phiếu quốc tế, nên Chính phủ Nhật Bản sẽ chỉ gặp thách thức trong vấn đề vay nợ khi các nhà đầu tư trong nước khơng cịn mặn mà với trái phiếu Nhật Bản. Những thế mạnh này đã giúp Nhật Bản giữ được thị trường trái phiếu bình ổn.

Hơn nữa, tồn bộ trái phiếu chính phủ Nhật Bản được định giá bằng đồng yên. Nhật Bản khơng có nợ bằng ngoại tệ. Do đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (B0J) trở thành người bảo lãnh hiệu quả cho tất cả các khoản nợ của chính phủ Nhật Bản. Trong trường hợp xảy ra bán tháo trên thị trường trái phiếu chính phủ Nhật Bản, B0J có thể can thiệp và mua toàn bộ số trái phiếu bằng cách in thêm tiền. Khả năng tiền tệ hóa số nợ của B0J là khơng hạn chế. Hạn chế duy nhất đó là mức độ lạm phát mà Nhật Bản muốn duy trì. Tuy nhiên, khi mà Nhật Bản vẫn trong tình trạng giảm phát thì khả năng bảo vệ thị trường trái phiếu của B0J là có thể.

Thứ hai, phần lớn nợ công Nhật Bản nằm trong tay các nhà đầu tư nội địa. Phần lớn nợ công của Nhật Bản (khoảng 95%) nằm trong tay các nhà đầu tư trong nước, nên Nhật Bản vẫn chưa phải trải qua những gì như ở Hy Lạp (năm 2010) và tránh được tác động bất lợi từ những biến động thất thường của thị

trường tài chính thế giới. Bởi vậy, việc Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poor’s (S&P) cắt giảm điểm tín nhiệm nợ cơng của Nhật Bản sẽ khơng có nhiều tác động xấu tới tình hình tài khóa của nước này, trừ khi Nhật Bản phải huy động vốn từ thị trường quốc tế. Khi đó, Nhật Bản buộc phải trả mức lãi suất cao hơn để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngồi và lãi suất vay nợ chính phủ cao sẽ kéo theo mức lãi suất cao mà các công ty và người tiêu dùng Nhật Bản phải trả. Lúc đó, điểm tín nhiệm nợ cơng sẽ có tác động mạnh hơn tới Nhật Bản, thay vì hầu như khơng có ảnh hưởng gì trong thời điểm hiện tại. Hơn nữa, Nhật Bản cũng là “chủ nợ” của nhiều nước. Theo số liệu cuối năm 2008 của Quỹ Tiền tệ quốc tế, tổng tài sản ở nước ngoài của Nhật Bản trị giá khoảng 5.700 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức nợ nước ngoài là 3.200 tỷ USD. Trong vị thế là nước cho vay, Nhật Bản đã giúp tăng lòng tin của nhà đầu tư và giảm các nguy cơ về tiền tệ. Nếu Nhật Bản khó khăn trong việc huy động tài chính trong nước thì họ có thể sử dụng tài sản ở nước ngồi làm nguồn tài chính bổ sung. Thực tế thì Nhật Bản cũng thặng dư tài khoản vãng lai trong nhiều năm, qua đó, giúp dự trữ ngoại tệ tăng lên

Thứ ba, lãi suất thấp nên chi phí nợ thấp hơn nhiều so với các nước khác. Điều này có được một phần là do chính sách tiền tệ của Nhật Bản. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) hạ lãi suất qua đêm liên ngân hàng (OCR) xuống mức 0,1% từ cuối năm 2008 để đối phó với cuộc khủng hoảng. Thậm chí cả trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính tồn cầu diễn ra, để kích thích nhu cầu, BOJ cũng đã giữ OCR ở mức bằng 0% hoặc gần bằng 0% trong nhiều năm. Trong 10 năm qua, OCR của Nhật Bản chưa bao giờ vượt quá mức 0,5%, một mức rất thấp so với hầu hết các nước.

Thứ tư, hệ số sử dụng vốn đầu tư ICOR của Nhật Bản hiệu quả và nguồn dự trữ ngoại tệ mạnh. Mặc dù tỉ lệ nợ công của Nhật Bản cao hơn 200% GDP, song chỉ số hiệu quả vốn đầu tư ICOR (hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư) của Nhật Bản chỉ vào khoảng 3,0, do vậy khả năng trả nợ khơng q khó. Bên cạnh đó, dự trữ ngoại tệ của Nhật Bản cũng ở mức rất cao. Theo Bộ Tài chính Nhật Bản,

kinh tế Nhật Bản, mặc dù ngồi nợ cơng cao cịn đứng trước nhiều khó khăn khác nữa, nhưng vẫn được dự báo là khó có thể trở thành mục tiêu tấn công của giới đầu cơ quốc tế./.

b. Hoa Kỳ:

Cách đây hơn 10 năm, thặng dư ngân sách của Mỹ là 128,2 tỷ USD với tỷ lệ nợ công nằm trong giới hạn là 35% GDP. Tuy nhiên, tình trạng thâm hụt ngân sách ngày càng xấu đi. Trong giai đoạn 2000-2007, hàng năm tỷ lệ nợ công của Mỹ tăng thêm khoảng 50%.

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã làm trầm trọng thêm tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công của nền kinh tế số một thế giới.

Từ năm 1917, Quốc hội Mỹ đã ban hành Luật quy định về mức trần tối đa cho phép Chính phủ có thể đi vay để trang trải thêm các chi tiêu trong ngân sách quốc gia. Mức trần nợ đầu tiên được thiết lập năm 1917 là 11,5 tỷ USD. Theo lý thuyết thì bằng cách thiết lập các giới hạn này, Quốc hội cho phép Bộ Tài chính có quyền vay nợ ở mức cần thiết, đồng thời Quốc hội cũng có thể kiểm sốt được hoạt động chi tiêu của Chính phủ. Tuy nhiên trên thực tế, điều này khơng giúp ích được gì nhiều. Việc quyết định giới hạn trần nợ cơng thơng thường mang tính chính trị nhiều hơn vì việc bỏ phiếu thường được diễn ra sau khi các nhà lập pháp đã thông qua việc tăng chi tiêu và cắt giảm thuế.

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 0 20 40 60 80 100 120 67.7 82.4 91.4 96 100.1 100.2 103.3 101.2 17 Nợ cơng/GDP

Hình 6: Nợ cơng của Mỹ so với GDP

Từ năm 1962-2011, Quốc hội Mỹ đã 75 lần điều chỉnh trần nợ công. Để đảm bảo chi tiêu cơng, trong vịng 87 năm (1913-2001), Mỹ đã phát hành lượng trái phiếu trị giá khoảng 6 nghìn tỷ USD, nhưng chỉ trong 5 năm sau đó (đến cuối năm 2006), con số này đã lên tới 8,6 nghìn tỷ USD. Kể từ khi nắm quyền đến nay, Tổng thống Obama đã 2 lần ký đạo luật nâng trần nợ công, (lần thứ nhất vào năm 2009 và lần thứ hai vào năm 2011). Tuy nhiên, đến 31/12/2012, mức nợ công của Mỹ đã một lần nữa chạm trần 16,4 nghìn tỷ USD, buộc Bộ Tài chính Mỹ phải tiến hành các biện pháp điều chỉnh ngân sách. Trong tương lai tới đây, nhiều khả năng trần nợ cơng có thể lại phải tiếp tục nâng thêm để mở đường cho Chính phủ Mỹ phát hành thêm trái phiếu vay nợ.

Hiện nay, số nợ của Chính phủ Mỹ đã lên đến gần 16.8 nghìn tỷ USD, tương đương 106.1% GDP hàng năm và gấp đôi tỷ lệ nợ công vào năm 1988. Như vậy hiện nay, trung bình mỗi người dân Mỹ phải gánh khoản nợ cơng hơn 50 nghìn USD.

Số tiền trả lãi suất cho khoản nợ công khổng lồ này đã lên tới mức kỷ lục là 454 tỷ USD vào năm tài chính 2011, mặc dù mức lãi suất vào thời điểm đó đã

xuống thấp nhất trong vịng 200 năm kể lại đây. Trong năm tài chính 2016, dự kiến số tiền lãi suất mà Chính phủ Mỹ phải thanh tốn cho số nợ của mình là

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NGHIÊN cứu KINH NGHIỆM QUẢN lý của một số nước NHẰM đảm bảo TÍNH bền VỮNG của nợ CÔNG và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 41)