CHƯƠNG II : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
2 Thảo luận kết quả
2.2 Tác động trực tiếp của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế
2 Thảo luận kết quả.
Tại sao lại giữa tăng trưởng kinh tế và thâm hụt NSNN Việt Nam lại có mối quan hệ ngược chiều như thế? Thâm hụt NSNN tác động trực tiếp, gian tiếp đến phát triển kinh tế như thế nảo?
2.2 Tác động trực tiếp của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế. tế.
Một số trường phái kinh tế thể hiện mối quan hệ trực tiếp giữa thâm hụt NSNN và tăng trưởng kinh tế.
a. Trường phái tân cổ điển
Trường phái này cho rằng tăng thâm hụt NSNN hiện tại sẽ kéo theo sự gia tăng về gánh nặng thuế trong tương lai. Theo đó, người tiêu dùng sẽ có xu hương tăng tiêu dùng trong thời điểm hiện tại. Do đó, trong trường hợp này, tiết kiệm quốc gia sẽ giảm xuống. Khi tiết kiệm quốc gia giảm, lãi xuất thị trường sẽ tăng làm giảm đầu tư, qua đó tạo ra hiện tượng thoai lui đầu tư. Vì thế, trường phái này cho rằng tăng thâm hụt NSNN sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Trường phái này còn cho rằng nếu như việc tài trợ thâm hụt NSNN thông qua vay nợ trong nước sẽ gây ra áp lực làm tăng lãi suất trong nền kinh tế, do đó sẽ làm giảm đầu tư khu vực tư nhân, Theo đó, tăng thâm hụt NSNN có thể dẫn đến tăng giá và giảm sản lượng sản xuất trong nền kinh tế. Một giải thích khác là khi chính phủ vay nợ trên thị trường trong nước, lãi suất sẽ bị đẩy lên, khu vực tư nhân sẽ giảm nhu cầu huy động vốn của mình, theo đó sẽ hạn chế đến sự mở rộng sản xuất của khu vực tư nhân. Hay nói cách khác. Sự gia tăng về cầu của chính phủ thơng qua tăng chi tiêu (tăng thâm hụt NSNN) đã “chèn lấn” cầu khu vực tư nhân (Saleh, 2003).
b. Trường phái Keynes
Trường phái này lại cho rằng thâm hụt ngân sách sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Khi chính phủ tăng chi tiêu ngân sách từ nguồn thâm hụt thì tổng cầu của nền kinh tế sẽ tăng lên, làm cho các nhà đầu tư tư nhân trở nên lạc quan hơn về triển vọng kinh tế và sẽ quan tâm hơn đến việc tăng đầu tư. Trong trường hợp khác, nếu chính phủ chấp nhận thâm hụt thông qua việc giảm thuế thu nhập khả dụng của khu cực hộ gia đình cũng tăng lên. Theo đó, người dân sẽ tăng chi tiêu, tổng cầu về hàng hóa cũng tăng theo.
Trường phái Keynes lập luận rằng mặc dù tăng thâm hụt ngân sách có thể tăng lãi suất song vẫn có thể tăng được mức tiết kiệm và đầu tư, qua đó tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế theo trường phái này cũng cho rằng tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn. Hơn nữa, việc sử dụng thâm hụt ngân sách để kích thích tăng trưởng chỉ có thể mang lại hiệu quả trong bối cảnh tổng cầu sụt giảm (trong trường hợp suy thoái). Khi mà nền kinh tế đang hoạt động ở mức tồn dụng nhân cơng (khơng có dư thừa về các yếu tố sản xuất), việc tăng thâm hụt ngân sách khơng những khơng có tác động đến tổng cầu mà cịn có nguy cơ đưa nền kinh tế trước những rủi ro mới, trong đó đáng kể nhất sẽ là sự gia tăng về sức ép lạm phát.
c. Trường phái Ricardo
Khác với hai trường phái nói trên, quan điểm của trường phái Ricardo cho rằng, thâm hụt ngân sách không tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô cả trong ngắn hạn và dài hạn. Theo trường phái này ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách và thuế đối với tiêu dùng là tương đương nhau. Việc tăng thâm hụt ngân sách do giảm thuế ở thời điểm hiện tại sẽ phải trả giá bằng việc tăng thuế trong tương lai, bao gồm cả trả lãi cho khoản vay. Do vậy thâm hụt ngân sách dẫn đến vay nợ trong hiện tại sẽ đồng nghĩa với việc tăng thuế trong tương lai. Với hàm ý này, người tiêu dùng trong thời điểm hiện tại sẽ tiết kiệm
sẽ khơng có tác động đến tiết kiệm và đầu tư. Theo họ khi thâm hụt ngân sách tăng do giảm thuế thì thu nhập khả dụng của người dân tăng lên, hơn nữa người dân ý thức được cắt giảm thuế trong hiện tại sẽ dẫn đến tăng thuế trong tương lai, do vậy họ sẽ tiết kiệm nhiều hơn. Trong khi đó, thâm hụt ngân sách làm cho tiết kiệm quốc gia được hiểu là tổng của tiết kiệm tư nhân và nhà nước sẽ không thay đổi. Do vậy, thâm hụt ngân sách sẽ không tác động đến tiết kiệm, đầu tư , tăng trưởng và cả lạm phát.
d. Đối với Việt Nam
Ở Việt Nam thâm hụt ngân sách có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế (theo mơ hình thực nghiệm ở trên), vậy lý luận của trường phái tân cổ điển là phù hợp với Việt Nam?
Chính sách tài khóa có thể tác động đến tăng trưởng sản lượng của một nền kinh tế thông qua hai kênh truyền dẫn. Thứ nhất, nó có thể làm thay đổi tiết kiệm và đầu tư, và do vậy là năng lực sản xuất trong dài hạn của một quốc gia. Thứ hai, nó có thể làm thay đổi hiệu quả sử dụng nguồn lực, và do vậy làm thay đổi cả sản lượng hiện tại lẫn tăng trưởng trong tương lai. Trong thời kì suy thối kinh tế, sự mở rộng tài khóa và chấp nhận thâm hụt ngân sách ở một mức độ nhất định có thể giúp sản lượng trong nước tăng trở lại nhờ kích thích tổng cầu. Chính sách này đặc biệt hiệu quả ở những nền kinh tế trước đó theo đuổi chính sách tài khóa cân bằng. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế đã ở gần mức sản lượng tiềm năng và trước đó nền kinh tế liên tục có thâm hụt tài khóa thì hiệu quả của chính sách là rất hạn chế. Sự mở rộng tài khóa lúc đó thậm chí sẽ nhanh chóng dẫn đến lạm phát cao, lãi suất cao, thâm hụt vãng lai và bất ổn tài chính. Bài học kích thích tổng cầu của Việt Nam trong năm 2009 và hậu quả của nó trong năm 2010–2011 là ví dụ điển hình của trường hợp này.
Nghiên cứu GDP dưới góc độ chi tiêu thì GDP=C+I+G+NX. Trong đó:
- Chi tiêu tiêu dùng (C): Bao gồm tất cả các chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ do các xí nghiệp sản xuất ra và bán cho các hộ gia đình.
- Chi tiêu đầu tư (I) : Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trong kỳ. Vốn đầu tư phát triển xã hội bao gồm:
• Vốn đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm vốn xây lắp, vốn mua sắm thiết bị, vốn xây dựng cơ bản khác, vật ni để kéo cày, làm giống…
• Vốn tăng tài sản lưu động trong kỳ như tăng tồn kho giữa cuối kỳ và đầu kỳ về nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm, hàng hố trong lưu thơng, sản phẩm sản xuất trong hộ gia đình nơng nghiệp, phi nơng nghiệp, kho dự trữ nhà nước.
- Chi tiêu của chính phủ về những sản phẩm và dịch vụ (G) bao gồm các chi tiêu của chính quyền trung ương và địa phương. Đây là các chi phí cho giáo dục quốc phịng, hành chánh, y tế, tồ án, chi phí để duy trì trật tự cơng cộng, cơng trình cơng cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng…
- Xuất khẩu ròng (NX) là chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu của nền kinh tế. Đây là một chi tiêu phản ánh mối quan hệ kinh tế đối với nước ngoài của mốt quốc gia. GDP tính theo phương pháp chi tiêu là GDP tính theo giá thị trường vì chi tiêu được thanh tốn theo giá thị trường.
Do đó, thâm hụt ngân sách muốn tác động trực tiếp lên biến số tăng trưởng kinh tế thì nó phải tác động trực tiếp lên các thành tố trong cơ cấu GDP trên.
Bảng: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam Năm Thâm hụt ngân
sách
Chi tiêu tiêu dùng (%GDP) Chi tiêu chính phủ (%GDP) Đầu tư (%GDP) 2007 -2,009 68,1 5,6 39,6 2008 -0,488 70,9 5,6 36,5 2009 -6,021 68,5 5,8 37,2 2010 -2,757 66,6 6,0 35,7
2013 -7,444 65,5 6,2 26,7
2014 -6,290 65,8 6,3 26,8
2015 -6,213 68,0 6,3 27,7
2016 -6,606 68,5 6,5 26,6
Nguồn: Số liệu chi tiêu tiêu dùng, chính phủ, đầu tư lấy từ ADB, Vietnam Key Indicator.
Nghiên cứu mơ hình mối quan hệ giữa chi tiêu tiêu dùng và chi tiêu của chính phủ với thâm hụt ngân sách bằng mơ hình hồi quy tuyến tính OLS với số liệu từ năm 2000 đến 2016 của Việt Nam cho kết quả khơng có ý nghĩa thống kê. Do chi tiêu của Chính phủ phụ thuộc vào chính sách tài khóa, kế hoạch phát triển của chính phủ và nó thường được giữ ở mức ổn định, thâm hụt ngân sách có ít tác động đến chi tiêu của chính phủ.
Kết quả mơ hình nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư và thâm hụt ngân sách Model 4: OLS, using observations 3-19 (n = 17)
Dependent variable: I
Coefficient Std. Error t-ratio p-value
Const 35,6267 1,37731 25,8669 <0,00001 ***
BD 1,02343 0,326101 3,1384 0,00676 ***
Mean dependent var 32,17072 S.D. dependent var 4,250798 Sum squared resid 174,5153 S.E. of regression 3,410917 R-squared 0,396367 Adjusted R-squared 0,356125
F(1, 15) 9,849556 P-value(F) 0,006765 Log-likelihood -43,91675 Akaike criterion 91,83349 Schwarz criterion 93,49992 Hannan-Quinn 91,99914
White's test for heteroskedasticity -
Null hypothesis: heteroskedasticity not present Test statistic: LM = 1,52739
with p-value = P(Chi-square(2) > 1,52739) = 0,465941
(*** chỉ mức ý nghĩa thống kê 1%) Nguồn: Tính tốn của nhóm tác giả
Nghiên cứu mơ hình mối quan hệ giữa đầu tư và thâm hụt ngân sách (mơ hình dạng I=𝛽1+𝛽2BD+𝜀, trong đó I là đầu tư, BD là cân đối thu chi NSNN) với dữ liệu từ năm
2000 đến 2016 của Việt Nam ta nhận được kết quả đầu tư có mối quan hệ cùng chiều với cân đối thu chi ngân sách với mức ý nghĩa 1%. Như vậy theo mơ hình thâm hụt ngân sách có tác động tiêu cực đến đầu tư I – một thành phần trong GDP của Việt Nam. Kết quả này giải thích cho sự ảnh hưởng tiêu cực của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng GDP ở nước ta. Như vậy thâm hụt ngân sách tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu là qua đầu tư, theo đó làm giảm sản xuất trong nước. Qua kiểm định White test, mơ hình trên cũng khơng xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi và kết quả ước lượng là đáng tin cậy.
Vịng luẩn quẩn giữa thâm hụt tài khóa – thâm hụt thương mại – thâm hụt tài khóa có thể tiếp tục diễn ra khi các chính sách kiểm sốt giá và thương mại này làm giảm
sản xuất, giảm tiết kiệm và đầu tư của khu vực tư nhân, và cuối cùng là nền kinh tế sẽ có tăng trưởng thấp hoặc thậm chí là tăng trưởng âm.