CHƯƠNG III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THÂM HỤT NSNN
2. Giải pháp cân bằng ngân sách tại Việt Nam
2.3 Hoàn thiện thể chế về quản lý nợ công, cơ cấu lại ngân sách
Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an tồn bền vững, qn triệt tồn bộ hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước, tập trung thống nhất việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Theo đó, mục tiêu là đến năm 2020, hệ thống chính sách thuế được sửa đổi theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế; tăng tỷ trọng thu nội địa, bảo đảm tỷ trọng hợp lý giữa thuế gián thu và thuế trực thu, khai thác tốt thuế thu từ tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong các chính sách thuế và chính sách miễn, giảm, giãn thuế, đảm bảo tính trung lập của thuế, góp phần tạo mơi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khich đầu tư, điều tiết thu nhập hợp lý.
Đối với chi NSNN, từng bước cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tăng hợp lý tỷ trọng chi đầu tư, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công lập theo hướng tăng cường tự chủ tài chính, chuyển đổi từ cơ chế NSNN hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp công lập sang cơ chế hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng người nghèo, đối tượng chính sách khi sử dụng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu. Chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; tinh giản bộ máy, biên chế, thực hiện cải cách tiền lương.
Đổi mới quản lý chi NSNN phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, rà sốt các chính sách xã hội, an sinh để bảo đảm sử dụng ngân sách tập trung và có hiệu quả cao, đẩy mạnh thực hiện khoản chi và tiền tệ hoá, đưa vào thu nhập một số chính sách, chế độ theo tiêu chuẩn, định mức chi. Nâng cao hiệu quả chi ngân sách, từng bước triển khai quản lý chi theo kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Đối với quản lý nợ cơng, Bộ trưởng nhấn mạnh việc hồn thiện thể chế, chính sách, cơng cụ, bộ máy quản lý nợ công đảm bảo tuân thủ Hiến pháp, nhất quán với quy định của pháp luật có liên quan và phù hợp với thông lệ quốc tế, cơ cấu lại nợ cơng, kiểm sốt chặt chẽ quy mơ nợ cơng, nợ nước ngồi trong giới hạn cho phép, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.