Cải cách đồng bộ hệ thống tài chính cơng

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 63 - 64)

CHƯƠNG III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THÂM HỤT NSNN

2. Giải pháp cân bằng ngân sách tại Việt Nam

2.2 Cải cách đồng bộ hệ thống tài chính cơng

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2017 là năm đầu tiên Bộ Tài chính tổ chức Diễn đàn Tài chính Việt Nam nhằm quy tụ trí tuệ của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý trong và ngoài nước để cùng tham gia thảo luận, chia sẻ các nghiên cứu, quan điểm, góc nhìn về các vấn đề tài chính ngân sách (NSNN) trọng tâm đang đặt ra với Việt Nam.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nền tài chính cơng Việt Nam cũng được đổi mới theo hướng ngày càng minh bạch, hiệu quả, bền vững hơn. Hệ thống thể chế và khuôn khổ pháp lý về quản lý tài chính cơng cũng được đổi mới đồng bộ. Hệ thống chính sách thu ngân sách được xây dựng theo đúng định hướng cải cách hệ thống thuế, phí tại Đại hội Đảng lần thứ 10, đảm bảo nguyên tắc công bằng, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, dễ thực hiện; giảm nghĩa vụ thuế, cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích tích tụ vốn, phát triển sản xuất, kinh doanh; mở rộng diện thu; cắt giảm thuế quan, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; song song với việc tăng cường quản lý, hiện đại hóa cơng tác quản lý thu, đẩy mạnh chống thất thu, chống chuyển giá,… Đặc biệt, Luật Phí và lệ phí năm 2015 đã chuyển một số khoản phí sang cơ chế giá, có đóng góp quan trọng vào khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng hoạt động ngoại thương, duy trì đà tăng trưởng hợp lý, bền vững; là cơ sơ bảo đảm nguồn thu ngân sách.

Về chi NSNN, Việt Nam đã hoàn thiện khung pháp lý quản lý, phân bổ, sử dụng, kiểm soát chi ngân sách theo hướng tăng cường phân cấp, minh bạch; thực hiện tự chủ đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp cơng lập; tăng cường quản lý tài sản công. Đặc biệt, Luật NSNN năm 2015 ra đời, tiến thêm một bước quan trọng trong quản lý NSNN tiếp cận được các thông lệ hiện đại như quản lý ngân sách trung hạn; quản lý bội chi, vay nợ của các địa phương; tăng cường phân cấp đi đôi với yêu cầu giải trình, minh bạch ngân sách; siết chặt việc ứng trước, chuyển nguồn, bổ sung dự toán… Riêng về chi đầu

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)