Tác động gián tiếp của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 42 - 58)

CHƯƠNG II : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

2 Thảo luận kết quả

2.3 Tác động gián tiếp của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế

a. Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách, tăng trưởng kinh tế và nợ công

 Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công

Thâm hụt ngân sách trong kinh tế học vĩ mô được định nghĩa là tình trạng các khoản chi của ngân sách Nhà nước lớn hơn các khoản thu, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách. Thu của chính phủ khơng bao gồm khoản đi vay. Đi vay chính là một cách mà chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách.

Theo Luật Quản lý nợ công năm 2010 của Việt Nam, tổng nợ công được định nghĩa là nợ trong nước và nước ngoài của khu vực cơng, bao gồm nợ của Chính phủ, nợ

Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Nói một cách tổng qt, nợ cơng

của Việt Nam hình thành từ ba nguồn chính:

- Tích luỹ thâm hụt ngân sách hàng năm;

- Các khoản khi tiêu cơng cho các cơng trình/dự án được để ngồi bảng hạch tốn NSNN;

- Nợ của các DNNN được Chính phủ bảo lãnh. Nợ của DNNN, kể cả những doanh nghiệp mà nhà nước chiếm tỉ lệ sở hữu chi phối, nếu khơng được Chính phủ bảo lãnh thì sẽ khơng được tính vào nợ cơng.

Cân đối NSNN là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến nợ công. Từ bản chất nợ cơng có thể thấy mức thâm hụt ngân sách phản ánh giá trị tuyệt đối của nợ chính phủ. Nếu NSNN thâm hụt cơ bản, nhu cầu vay nợ của Nhà nước sẽ gia tăng và làm trầm trọng thêm tình hình nợ cơng. Ngược lại, nếu NSNN thặng dư cơ bản, nhu cầu vay nợ giảm hoặc Chính phủ có thêm nguồn tài chính để mua lại trái phiếu chính phủ (TPCP) trước hạn làm cho mức nợ cơng giảm xuống.

Hình: Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công

 Mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế

 Nợ công thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:

Các nghiên cứu lý thuyết về tác động của nợ công trong ngắn hạn hầu hết đều cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa nợ cơng và tăng trưởng. Theo trường phái Keynes, trong điều kiện giá cả và tiền lương là cứng nhắc xét trong ngắn hạn thì việc tăng chi tiêu ngân sách (tức là sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách và được tài trợ bằng nợ vay) sẽ kích thích tiêu dùng, giảm tiết kiệm và làm tăng tổng cầu. Do đó, sản lượng cân bằng có thể gia tăng. Một kết luận về vai trị của nợ cơng tương tự cũng được Elmendorf và Mankiw (1999) đồng thuận, các nhà nghiên cứu này cho rằng, trong ngắn hạn, nợ có thể kích thích nhu cầu và sản lượng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

 Nợ công kiềm hãm tăng trưởng kinh tế:

Các nghiên cứu về nợ công và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn hầu hết cho thấy mối quan hệ nghịch biến, thông qua nhiều kênh truyền dẫn khác nhau, dưới đây là hai

Lãi phải trả tăng

Thâm hụt ngân sách tăng

Vay bù đắp thâm hụt ngân sách

Thứ nhất, tài trợ thâm hụt ngân sách bằng nợ công sẽ làm tăng gánh nặng trả nợ trong tương lai, chính phủ bắt buộc phải tăng thuế để có thể trả nợ. Nghiên cứu của Modigliani (1961) cho rằng nợ quốc gia là một gánh nặng cho những thế hệ kế tiếp, nợ quốc gia thể hiện như là một dịng thu nhập bị sụt giảm trong tương lai. Ơng cũng chỉ ra rằng nợ quốc gia sẽ ảnh hưởng lên lãi suất dài hạn, có thể dưới dạng phi tuyến, theo lập luận của Modigliani nếu chính phủ đó vận hành với quy mơ khá lớn, điều này có thể làm gia tăng đáng kể lãi suất dài hạn từ đó dẫn đến sự sụt giảm của vốn đầu tư tư nhân và có khuynh hướng làm giảm sản lượng biên của đầu tư tư nhân. Ông cũng cho rằng, ngay cả khi nợ quốc gia được tạo ra như là một chính sách kinh tế phản chu kỳ và chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ có thể nới lỏng mạnh nhất với toàn bộ cấu trúc của lãi suất đều giảm xuống mức thấp nhất có thể thì nợ tăng một cách tổng qt sẽ có lợi cho thế hệ hiện tại nhưng thế hệ tương lai sẽ gánh chịu chi phí trả nợ (bao gồm vốn gốc và lãi).

Sau Modigliani, trong nghiên cứu của Diamond (1965), đã bổ sung thêm tác động của thuế lên tổng nguồn vốn và phân biệt giữa nợ cơngnước ngồi và nợ cơng trong nước. Ơng kết luận rằng, thông qua tác động của thuế được chính phủ sử dụng để trảs lãi vay, cả hai loại nợ công trên sẽ làm giảm mức tiêu dùng trong đời sống của những người đóng thuế, cũng như tiết kiệm của họ. Thêm vào đó, ơng khẳng định rằng nợ trong nước có thể gây ra một sự sụt giảm nhiều hơn trong tổng nguồn vốn (capital stock) bởi vì có một lượng vốn hữu hình (physical capital) đã bị thay thế bởi nợ chính phủ trong danh mục đầu tư của cá nhân. Biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ chính phủ sẽ khơng kích thích chi tiêu ngay cả trong ngắn hạn vì khơng làm tăng thu nhập thường xuyên của công chúng mà nó chỉ làm dịch chuyển thuế từ hiện tại sang tương lai. Người dân dự tính rằng, nếu hiện tại chính phủ giảm thuế và phát hành trái phiếu bù đắp thâm hụt, thì đến một thời điểm trong tương lai, chính phủ sẽ lại tăng thuế để có tiền trả nợ hoặc in tiền để trả nợ (mà hậu quả là lạm phát tăng tốc); do đó, người dân tiết kiệm ở hiện tại để có tiền đóng thuế trong tương lai hoặc bù đắp cho mức tăng giá hàng hóa và dịch vụ, điều này sẽ gia tăng tiết kiệm, giảm tổng cầu từ đó làm giảm tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, nợ công cao sẽ làm tăng lãi suất tài trợ do các nhà đầu tư yêu cầu, để bù đắp cho rủi ro gia tăng. Thâm hụt ngân sách chính phủ được tài trợ bằng nợ nhiều hơn sẽ khiến cho các nhà đầu tư lo ngại về khả năng thanh toán của quốc gia. Nếu quốc gia đó muốn thuyết phục các nhà đầu tư này tiếp tục tài trợ cho mình thì buộc phải tăng lãi suất để bù đắp cho rủi ro vỡ nợ gia tăng, kết quả là lãi suất dài hạn sẽ trở nên cao hơn. Nghiên cứu của Ball và Mankiw (1995), Orszag, Rubin và Sinai (2004), đã xác nhận rằng việc tăng nợ có thể làm cho các nhà đầu tư cảnh giác rằng quốc gia sẽ không có khả năng thanh tốn những khoản nợ cho các nhà cung cấp tín dụng, kết quả là những nhà đầu tư vào quốc gia có nợ cao sẽ đòi tăng lãi suất. Lãi suất cao sẽ làm giảm đầu tư của khu vực tư nhân, John Irons và Josh Bivens (2010) cho rằng một sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách nghĩa là Chính phủ phải gia tăng nhu cầu với các quỹ tiết kiệm từ khu vực tư nhân, tìm kiếm những khoản vay từ dân chúng cũng như từ các nhà đầu tư nước ngồi. Hay nói cách khác là Chính phủ bắt đầu cuộc cạnh tranh với những nhà đầu tư tư nhân trong việc thu hút những khoản tiết kiệm cố định và do đó đẩy lãi suất tăng. Việc tăng lãi suất này có thể dẫn đến sự sụt giảm trong đầu tư tư nhân, khiến cho nền kinh tế sẽ có nguồn vốn ít hơn để vận hành, và vì vậy làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Điều này được gọi là tình trạng chèn lấn đầu tư tư nhân, từ đó kiềm hãm tăng trưởng sản lượng tiềm năng. Mặt khác, khi vốn có xu hướng dịch chuyển từ khu vực tư sang khu vực cơng lại ngồi việc gây ra hiệu ứng gia tăng trong lãi suất tư nhân mà qua đó cịn làm sụt giảm trong chi tiêu tư nhân và cả của hộ gia đình lẫn doanh nghiệp. Nghiên cứu của Elmendorf và Mankiw (1999) đã xác nhận một kênh truyền quan trọng mà qua đó sự tích lũy nợ cơng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng là lãi suất dài hạn. Như vậy, việc lãi suất tăng cao sẽ dẫn đến sự xáo trộn thị trường tài chính, và tổn hại đến tăng trưởng thông qua kênh làm giảm vốn đầu tư vào khu vực tư nhân. Một kết quả nghiên cứu khác về mối quan hệ của tăng trưởng GDP liên quan đến tỷ số nợ cũng được tìm thấy bởi Kumar và Woo (2010) đã đưa ra hai kết luận quan trọng rằng: (i) Những khoản nợ lớn có thể làm cản trở

thực/ đầu người hàng năm: khoảng 0.2% mỗi năm đối với nhóm nước tiên tiến; khoảng 0.15 % mỗi năm đối với nhóm nước mới nổi.

 Nợ cơng vừa tác động tích cực vừa tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Kể từ nửa sau thập niên 90, các nhà làm chính sách trên thế giới đã nhận ra mối liên hệ giữa việc mắc nợ nước ngoài cao trong nhiều nền kinh tế đang phát triển với nguy cơ giới hạn sự tăng trưởng và phát triển ở các quốc gia này. Trong mơ hình nghiên cứu về tăng trưởng được đề nghị bởi Aschauer (2000), đã cho thấy vốn đầu tư cơng có ảnh hưởng phi tuyến lên tăng trưởng kinh tế, có thể bao hàm trong đó tác động của nợ cơng. Giả định rằng nợ chính phủ được sử dụng ít nhất một phần để tài trợ cho nguồn vốn đầu tư cơng nếu chính phủ sử dụng hiệu quả thì một sự tăng lên trong nợ cơng sẽ có ảnh hưởng tích cực lên tăng trưởng kinh tế cho đến một ngưỡng nhất định nào đó và tác động tiêu cực khi vượt ngưỡng này.

Trong nghiên cứu của Pattilo và cộng sự (2002), họ đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm ủng hộ tác động phi tuyến của nợ lên tăng trưởng: tại mức nợ thấp, nợ gần như có tác động cùng chiều lên tăng trưởng; nhưng khi trên một ngưỡng nào đó hay thường gọi là một điểm ngoặt (turning point), việc gia tăng thêm nợ bắt đầu gây ra tác động trái chiều lên tăng trưởng. Những bằng chứng thực nghiệm cho thấy mối quan hệ phi tuyến giữa nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế cũng đã được phát hiện trước đó bởi Smyth và Hsing (1995), cũng như Cohen (1997). Ngoài ra, Clements và cộng sự (2003) trong mẫu hình lý thuyết của mình đã khẳng định một ảnh hưởng phi tuyến của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư. Theo đó, việc tích lũy nợ nước ngồi có thể thúc đẩy đầu tư cho đến khi nợ công đạt một ngưỡng nhất định nào đó, một khi nợ vượt một ngưỡng như thế, việc thừa nợ sẽ bắt đầu làm gia tăng áp lực tiêu cực lên sự sẵn lòng cung cấp vốn của nhà đầu tư dẫn đến sự thiếu hụt vốn và làm cho tăng trưởng kinh tế suy giảm. Nghiên cứu thực nghiệm được Clements và cộng sự (2003) thực hiện ở 55 quốc gia thu nhập thấp trong giai đoạn 19701999 nhận thấy rằng điểm ngoặt trong hiện giá thuần của nợ nước ngoài ở quanh mức 2025% GDP

Một số nghiên cứu khác đã xem xét tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại các nền kinh tế phát triển. Hầu hết các nghiên cứu này đã được thúc đẩy bởi giả thuyết “nợ dư thừa” - một tình huống mà khi gánh nặng nợ quốc gia trở nên quá lớn - sẽ có một phần lớn sản lượng chỉ để dành chi trả cho cho các chủ nợ nước ngồi và do đó tạo ra tác động khơng khuyến khích đầu tư. Cụ thể, Imbs và Ranciere (2009) tìm thấy một hiệu ứng phi tuyến của nợ nước ngoài lên tăng trưởng, tác động tiêu cực và đáng kể vào tăng trưởng ở mức độ nợ cao (thông thường, trên 60% GDP), nhưng tác động không đáng kể ở mức độ nợ thấp. Ngược lại, Cordella, Ricci và Arranz (2005) tìm thấy bằng chứng của việc nợ dư thừa đối với mức nợ trung bình, nhưng khơng đáng kể trong mối quan hệ nợ và tăng trưởng ở mức rất thấp và rất cao của nợ. Với cùng mục tiêu nghiên cứu trên, nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đã phát hiện ra bằng chứng xác nhận ảnh hưởng phi tuyến của nợ nước ngoài lên tăng trưởng. Những ảnh hưởng tiêu cực của nợ chỉ xuất hiện sau khi mức nợ vượt qua một ngưỡng tỷ số nợ/GDP nhất định. Pattillo và cộng sự (2002) đã nghiên cứu trên một bộ dữ liệu bảng lớn của 93 nước đang phát triển trong giai đoạn 1969-1998 và nhận thấy rằng ảnh hưởng của nợ nước ngoài lên tăng trưởng GDP bình quân đầu người là tiêu cực với mức hiện giá thuần của nợ đạt trên 35-40% GDP. Checherita và Rother (2010) lại tiến hành điều tra mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP và tỷ lệ tăng trưởng GDP thực trên đầu người đối với mẫu 12 nước thuộc khu vực đồng tiền Euro, trong giai đoạn 1970-2011, qua đó tìm thấy bằng chứng về tác động phi tuyến của nợ chính phủ lên tỷ lệ tăng trưởng GDP thực trên đầu người trong mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ phi tuyến (hình chữ U ngược) giữa nợ công và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế với điểm ngoặt của nợ vào khoảng 90 – 100% GDP. Điều này có nghĩa là khi kết hợp một tỷ lệ nợ/GDP cao hơn, tính trung bình, tỷ lệ tăng trưởng dài hạn sẽ thấp hơn khi mức nợ vượt trên 90 – 100% GDP. Trong một nghiên cứu rất nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn trên thế giới được thực hiện bởi Reinhart and Rogoff (2010) về sự phát triển của nợ công và tốc độ tăng

nợ trên 90% GDP tốc độ tăng trưởng trung vị giảm khoảng 1% và tốc độ tăng trưởng bình quân giảm 2,2%; (ii) nền kinh tế mới nổi đối mặt với ngưỡng nợ nước ngoài thấp hơn; khi nợ nước ngoài đạt tới 60% GDP, tăng trưởng hằng năm giảm khoảng 2%; đối với mức nợ cao hơn, tốc độ tăng trưởng giảm gần như một nửa; (iii) khơng có mối liên hệ rõ ràng giữa nợ cơng và tăng trưởng ở nhóm các nước phát triển. Nghiên cứu của Chang, Chiang và cộng sự (2006) lại đưa ra một ngưỡng nợ phù hợp là 66,63% trong nghiên cứu về ngưỡng nợ đối với nhóm nước phát triển OECD. Cịn Becker, Deuber và Stankiewicz (2010) thì đưa ra một tỷ lệ thấp hơn, nghiên cứu của các ơng cho thấy ngưỡng giới hạn an tồn của tỷ lệ nợ trên GDP cho các quốc gia phát triển và các quốc gia mới nổi lần lượt là 60% và 40%. Trái với các nghiên cứu trên, Schclarek (2004) nhận thấy ảnh hưởng tuyến tính ngược chiều của nợ nước ngồi lên tăng trưởng bình qn đầu người và khơng tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ chữ U ngược trong danh sách 59 nước đang phát triển giai đoạn 1970-2002. Tác giả cũng điều tra mối quan hệ giữa tổng nợ chính phủ và tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở các nước phát triển và cho thấy khơng có bằng chứng thuyết phục nào về mối quan hệ có ý nghĩa thống kê đối với 24 nsssước công nghiệp với dữ liệu trong giai đoạn giữa 1970 và 2002.

 Mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

(Nguồn: Nợ cơng theo tính tốn của IMF)

Năm GDPgr (%) Nợ công (%GDP) 2007 7,1295044840 40,9 2008 5,6617712080 39,42 2009 5,3978975428 45,17 2010 6,4232382172 48,08

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 10 năm vừa qua vẫn giữ trong mức ổn định, tuy nhiên nợ công của Việt Nam đang có xu hướng tăng nhẹ và đều qua các năm. Theo thống kê của IMF, nợ công Việt Nam nằm trong khoảng nhỏ hơn 61%, phải chăng nợ công của Việt Nam đang là yếu tố giúp phát triển kinh tế hiện nay.

Nợ công tăng nhanh và thâm hụt ngân sách cao gây ra hiện tượng “Hạ cánh cứng” cho nền kinh tế

Tác động nghiêm trọng nhất của thâm hụt ngân sách cao và nợ cơng tăng nhanh đó

0 10 20 30 40 50 60 70 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 GDPgr Debt 2011 6,2403027489 45,79 2012 5,2473671560 47,92 2013 5,4218829913 51,83 2014 5,9836546370 55,13 2015 6,6792887889 58,25

thối. Tình huống này thường xảy ra khi chính phủ nước đó cố gắng cắt giảm thâm hụt ngân sách và kiểm sốt nợ cơng. Có thể là sớm và đặt giả thiết về sự hạ cánh cứng của Việt Nam khi tỉ lệ nợ/GDP đang ở mức trung bình, tuy nhiên việc khuyến cáo về vấn đề này sẽ là cần thiết cho việc định hướng chính sách tài khóa lâu dài trong tương lai, nhất là trong bối cảnh nợ nần cao của khối DNNN.

“Hạ cánh cứng” có thể xảy khi nợ quốc gia tăng nhanh đến một ngưỡng nào đó

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 42 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)