Độ phẳng được định nghĩa là sai lệch lớn nhất giữa bề mặt thực và bề mặt áp. Đó chính là khoảng cách lớn nhất từ bề mặt thực đến bề mặt áp đo theo phương pháp tuyến với bề mặt áp.
Để đo độ phẳng người ta phải dịch chuyển chuyển đổi đo theo mặt phẳng chuẩn song song với mặt áp. Chuyển vị trí của đầu đo dịch chuyển theo phương pháp tuyến với mặt áp.
loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố khác trong chi tiết, chi tiết cần đặt trên bàn điều chỉnh được. Khi đo cần điều chỉnh chi tiết sao cho mặt phẳng “0” song song với mặt phẳng chuẩn. Mặt phẳng “0” có thể được tạo thành bởi 3 hoặc 4 điểm cách xa nhau nhất trên bề mặt thực. Khi điều chỉnh trước khi đo, cần chỉnh chi tiết sao cho chỉ thị của dụng cụ đo sau khi rà theo mặt chuẩn MC. Hình 1.27 mô tả nguyên tắc đo độ phẳng.
Khi chi tiết có bề mặt không quy luật, độ chính xác của phép đo phụ thuộc vào số điểm đo.
Khi bề mặt chi tiết có vết gia công theo quy luật, số điểm đo có thể giảm đi. Thông phường việc đo được đi theo từng tuyến như hình 1.27. Trong mỗi tuyến rà sẽ có chỉ thị Xmax, Xmin. Kết quả đo độ phẳng sẽ được tính là:
EFE = max ximax – min xkmin trong đó i, k – tên tuyến rà.
Với chi tiết lớn, nặng người ta lắp hệ thống đo sao cho có thể chỉnh cho mặt phẳng trượt chuẩn song song với mặt phẳng “0” của chi tiết đã cố định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Với các mặt phẳng hướng dẫn như mặt phẳng để trượt bàn xe dao, bàn đo…người ta dùng phương pháp đo bằng ống nhòm tự chuẩn như hình 1.28 mô tả. Trong đó giá gương được gắn trên xe trượt, xe trượt rà trên bề mặt đo. Ống nhòm được điều chỉnh “0” với phương pháp tuyến của mặt đo, khi đó mặt gương vuông góc với quang trục. ảnh của kính chuẩn KC1 và KC2 trùng nhau. Khi gương di trượt trên bề mặt đo, do mặt chi tiết không phẳng gương sẽ dao động theo phương pháp tuyến với mặt đo, gương sẽ xoay đi góc (theo cả phương y và phương z). ảnh của KC1 và KC2 lệch nhau theo cả hai phương 1 và 2. Đo được 1 và 2 có thể xác định được độ không thẳng và không phẳng của bề mặt đo.
Với các mặt phẳng độ nhẵn và độ chính xác cao người ta dùng bản phẳng song song để kiểm tra. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc giao thoa qua bản mỏng hình nêm tạo bởi bề mặt kiểm tra và bề mặt bản phẳng. Đếm số vân giao thoa hiện lên không kể vân mép có thể tính được độ phẳng;
EFE = n
2
Hình 1.28. Đo độ phẳng bằng ống nhòm tự chuẩn
trong đó:
n- số vân cùng một màu
- bước sóng ánh sáng quan sát
Thường quan sát dưới ánh sáng trắng, có thể lấy gần đúng = 0,6 m.