Đo độ thẳng

Một phần của tài liệu thuật toán mới và chương trình matlab xác định sai lệch độ tròn từ dữ liệu đo trên máy cmm c544 (Trang 43)

Độ thẳng được định nghĩa là sai lệch lớn nhất giữa đường thẳng thực và đường thẳng áp.

Để đo được độ thẳng, người ta phải dịch chuyển chuyển đổi theo phương của đường áp. Chuyển vị trí của đầu đo dịch chuyển theo phương pháp tuyến của đường áp. Trong kỹ thuật, gọi phương của đường áp là phương “0”, đường thẳng đi qua hai điểm chuẩn đo song song với nó được gọi là đường “0”. Người ta lấy đường “0” làm đường chuẩn hay đường trượt chuẩn để đo độ thẳng.

Sai lệch chỉ thị lớn nhất của đầu đo theo phương trượt chuẩn cho ta độ thẳng EFL = xmax – xmin

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với các chi tiết không lớn lắm, người ta gá nó lên bàn điều chỉnh được. Với chiều dài chuẩn kiểm tra là AB,

người ta điều chỉnh sao cho AB song song với phương trượt chuẩn ĐC là phương trượt dẫn của băng máy đo có mang chuyển đổi như hình 1.26.

Trong hình 1.26, 1 là băng trượt chuẩn, 4 là bàn mang chi tiết. Chi tiết 5 đặt trên bàn. Điều chỉnh cho AB//ĐC nhờ vít 3. Vít me 2 thực hiện chuyển động đo để đầu đo rà từ A đến

B. Độ chính xác của phép đo phụ thuộc vào độ chính xác dẫn trượt của băng máy và khả năng điều chỉnh cho AB//ĐC.

Để nâng cao độ chính xác dẫn trượt và để giảm ma sát cho chuyển động đo, trong nhiều máy đo người ta sử dụng dẫn trượt trong đệm khí hoặc trong dầu.

Với các chi tiết nặng như băng trượt của máy, việc đặt chi tiết lên các cơ cấu điều chỉnh là rất khó khăn, nhiều khi là không thể được. Để đo được độ thẳng có thể tiến hành bằng cách lắp hệ thống đo sao cho có thể điều chỉnh phương băng trượt chuẩn cho ĐC//AB đã đặt cố định.

Với các chi tiết dẫn hướng lớn như băng máy công cụ, băng máy đo… người ta còn dùng ống nhòm tự chuẩn để đo độ thẳng. Phương pháp này sẽ được trình bày trong phần đo độ phẳng.

Một phần của tài liệu thuật toán mới và chương trình matlab xác định sai lệch độ tròn từ dữ liệu đo trên máy cmm c544 (Trang 43)