Phương pháp đo một tiếp điểm

Một phần của tài liệu thuật toán mới và chương trình matlab xác định sai lệch độ tròn từ dữ liệu đo trên máy cmm c544 (Trang 30)

Phương pháp đo một tiếp điểm là phương pháp đo mà khi đo yếu tố của thiết bị đo tiếp xúc với bề mặt chi tiết đo trên một tiếp điểm. Kích thước đo được xác định từ toạ độ các điểm tiếp xúc khi đo. Vì vậy, phương pháp đo một tiếp điểm còn gọi là phương pháp đo toạ độ. Tuỳ theo yêu cầu đo mà có các phương pháp đo một, hai, ba hay nhiều toạ độ như hình 1-13 mô tả. Trong đó ở sơ đồ a, đoạn AB được đo trên thiết bị đo một toạ độ, ở sơ đồ b đoạn AB được đo trên thiết bị đo hai toạ độ với phương trình kết quả đo được tính theo sơ đồ đo.

Trong sơ đồ c, chi tiết được đo trên thiết bị đo 3 toạ độ. Mặt của chi tiết đặt trên mặt chuẩn MC của bàn đo, đặt trong hệ toạ độ 3 chiều x, y, z. Điều chỉnh cho đầu đo tiếp xúc với bàn đo ít nhất là 3 điểm 1,2,3 có toạ độ x,y,z tương ứng với 3 điểm, xác định mặt phẳng MC, z sẽ là phương pháp tuyến với MC.

- Đo 1, 2, L0: cho đầu đo tiếp xúc với 1 tại 4, 5, 6 và với 2 tại 7, 8, 9 trên cùng vị trí z1. Từ trị số toạ độ x,y tương ứng xác định được 1, 2 toạ độ tâm O1, O2 và L0.

- Đo L1, L2 tại điểm 1, 2, 3 cho z = 0, nâng đầu đo lên chạm vào B, rồi C tương ứng ta có zB, zC nhờ đó xác định được L1 = zB - z0, L2 = zC - z0

- Đo độ không vuông góc tâm lỗ 2 với A, nâng đầu đo lên vị trí II. Lấy ba điểm 7‟, 8‟, 9‟. Xác định được O‟2, từ O2 (x2, y2, z2) và O‟2 (x‟2, y‟2, z‟2) xác định được độ không vuông góc tâm 2 với A.

Độ chính xác đo và công thức tính kết quả đo phụ thuộc vào số điểm đo và cách thức lấy điểm đo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ưu điểm của phương pháp đo tọa độ là có thể đo các kích thước chi tiết phức tạp, khó đo, không yêu cầu rà chỉnh chi tiết đo trước khi đo, giảm một cách đáng kể các động tác chuẩn bị khi đo.

Tuỳ theo số tọa độ có thể của thiết bị đo mà thao tác đo và cách tính toán kết quả đo khác nhau. Số toạ độ của thiết bị càng nhiều thì thao tác đo càng đơn giản. Số tọa độ càng nhiều, số điểm đo càng nhiều việc tính toán kết quả đo càng khó khăn. Vì thế, để nâng cao độ chính xác khi đo người ta cần đo nhiều điểm đo và cần có sự giúp đỡ của thiết bị tính toán để giảm nhẹ lao động và đỡ nhầm lẫn trong tính toán.

Phần lớn các thiết bị đo tọa độ có trang bị sẵn các chương trình tính cho các yêu cầu đo thường gặp để giúp cho quá trình đo được nhanh chóng. Độ chính xác của phương pháp đo phụ thuộc vào số điểm đo và cách phân bố các điểm đo trên chi tiết đo.

Một phần của tài liệu thuật toán mới và chương trình matlab xác định sai lệch độ tròn từ dữ liệu đo trên máy cmm c544 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)