Nguyên nhân khủng hoảng

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu một số cuộc khủng hoảng nợ công trên thế giới và bài học cho việt nam (1) (Trang 28 - 34)

2.2 Cuộckhủng hoảng tàichính Đơn gÁ những năm 1990

2.2.1 Nguyên nhân khủng hoảng

Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém

Thái Lan và một số nước Đông Nam Á đã cố gắng thực hiện cái mà các nhà kinh tế gọi là Bộ ba chính sách khơng thể đồng thời. Họ vừa cố định giá trị đồng tiền của mình vào Dollar Mỹ, vừa cho phép tự do lưu chuyển vốn (tự do hóa tài khoản vốn). Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh trong thập niên 1980 và nửa đầu thập niên 1990 đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ. Để bảo vệ tỷ

giá cố định, các ngân hàng trung ương Đơng Nam Á đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát. Chính sách vơ hiệu hóa (sterilization policy) đã được áp dụng để chống lạm phát vơ hình trung đẩy mạnh các dòng vốn chảy vào nền kinh tế.

Vào giữa thập niên 1990, Hàn Quốc có nền tảng kinh tế vĩ mô tương đối tốt ngoại trừ việc đồng Won Hàn Quốc không ngừng lên giá với Dollar Mỹ trong thời kỳ từ sau năm 1987. Điều này làm cho tài khoản vãng lai của Hàn Quốc suy yếu vì giá hàng xuất khẩu của Hàn Quốc trên thị trường hàng hóa quốc tế tăng. Trong hồn cảnh đó, Hàn Quốc lại theo đuổi một chế độ tỷ giá hối đối neo lỏng lẻo và chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Vì thế, thâm hụt tài khoản vãng lai được bù đắp lại bằng việc các ngân hàng của nước này đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro.

Năm 1994, nhà kinh tế Paul Krugman của trường đại học Princeton, (lúc đó cịn ở MIT), cho đăng bài báo tấn công ý tưởng về "thần kỳ kinh tế Đơng Á".Ơng ta cho rằng: Sự tăng trưởng kinh tế của Đông Á, trong quá khứ, là do kết quả của đầu tư theo hình thức tư bản, dẫn tới sự tăng năng suất lao động. Trong khi đó, năng suất tổng nhân tố lại chỉ được nâng lên ở một mức độ rất nhỏ, hoặc hầu như giữ nguyên. Krugman cho rằng việc chỉ tăng trưởng năng suất tổng nhân tố khơng thơi, mà khơng cần đầu tư vốn, đã có thể mang lại sự thịnh vượng dài hạn. Krugman có thể được nhiều người coi như một nhà tiên tri sau khi khủng hoảng tài chính lan rộng, tuy nhiên chính ơng ta cũng đã từng phát biểu rằng ông ta không dự đốn cơn khủng hoảng hoặc nhìn trước được chiều sâu của nó.

Các dịng vốn nước ngồi chảy vào

Chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cuối thập niên 1980 đã khiến cho tính thanh khoản tồn cầu trở nền

cao quá mức. Các nhà đầu tư ở các trung tâm tiền tệ nói trên của thế giới tìm cách thay đổi danh mục tài sản của mình bằng cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngồi. Trong khi đó, các nước châu Á lại thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển. Chính vì thế, các dịng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước châu Á. Chẳng hạn, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chảy vào Thái Lan từ mức 924 triệu USD, tương đương 0,8% GDP, đã tăng lên tới xấp xỉ 4,6 tỷ USD, tương đương 3% GDP (theo số liệu của IMF, dẫn lại từ Nguyễn Hồng Sơn (2005), Điều tiết sự di

chuyển của dòng vốn tư nhân gián tiếp nước ngoài ở một số nước đang phát triển, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia).

Ngồi ra, những xúc tiến đầu tư của chính phủ và những bảo hộ ngầm của chính phủ cho các thể chế tài chính cũng góp phần làm các cơng ty ở châu Á bất chấp mạo hiểm để đi vay ngân hàng trong khi các ngân hàng bắt chấp mạo hiểm để đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro. (Hiện tượng thông tin phi đối xứng dẫn tới lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức.)

Tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt

Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tài chính Đơng Á năm 1997 là những cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á.

Những nguyên nhân sâu xa nói trên rồi cũng bộc lộ. Thị trường bất động sản của Thái Lan đã vỡ dẫn đến một số thể chế tài chính bị phá sản. Người ta khơng cịn tin rằng chính phủ đủ khả năng giữ nổi tỷ giá hối đoái cố định. Khi phát hiện thấy những điểm yếu chết người trong nền kinh tế của các nước châu Á, một số thể chế đầu cơ vĩ mô đã tiến hành tấn công tiền tệ châu Á. Các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra

Một nguyên nhân trực tiếp nữa của khủng hoảng là năng lục xử lý khủng hoảng yếu kém. Nhiều nhà kinh tế cho rằng khi mới bị tấn công tiền tệ,

đáng lẽ các nước châu Á phải lập tức thả nổi đồng tiền của mình chứ khơng nên cố sức bảo vệ tỷ giá để đến nối cạn kiệt cả dự trữ ngoại hối nhà nước mà lại càng làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài.

Ngoại trưởng 9 nước ASEAN (khi đó chưa có Campuchia) lúc đó tin rằng, việc liên kết các hệ thống tiền tệ chặt chẽ là một nỗ lực thận trọng nhằm củng cố vững chắc các nền kinh tế ASEAN. Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 30 diễn ra tại Subang Jaya, Malaysia đã thông quan một Tuyên bố chung vào ngày 25 tháng 7 năm 1997 nêu rõ mối quan ngại sâu sắc và kêu goi các nước ASEAN cần hợp tác chặt chẽ hơn nhằm bảo vệ và tăng cường lợi ích của ASEAN trong giai đoạn này. Ngẫu nhiên là trong cùng ngày này, các Ngân hàng Trung ương của hầu hết các nước chịu tác động của khủng hoảng đã gặp nhau tại Thượng Hải trong Hội nghị cấp cao Đông Á Thái Bình dương EMEAP, và thất bại trong việc đưa ra một biện pháp Dàn xếp cho vay mới. Trước đó một năm, Bộ trưởng Tài chính của các nước này cũng đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 3 tại Kyoto, Nhật Bản vào ngày 17 tháng 3 năm 1996, và theo như Tuyên bố chung, các bên đã khơng thể nhân đơi được Quỹ tài chính phục vụ cho Hiệp định chung về cho vay và Cơ chế Tài chính trong tình trạng khẩn cấp. Vì vậy, cuộc khủng hoảng có thể xem như một thất bại trong việc xây dựng năng lực phù hợp kịp thời, thất bại trong việc ngăn chặn sự lôi kéo tiền tệ.

Một số nhà kinh tế lại chỉ trích chính sách tài chính thắt chặt của IMF được áp dụng ở các nước xảy ra khủng hoảng càng làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng...

Như vậy, có thể thấy cuộc khủng hoảng tài chính Đơng Á là hệ quả trực

tiếp từ việc các dịng đầu tư nước ngồi liên tục đổ vào khu vực này trong thập niên 90. Lượng đầu tư nước ngoài khổng lồ này mang lại một thời kỳ phát triển thần kỳ cho các quốc gia Đông Á, nhưng lại tiểm ẩn rất nhiều rủi ro. Cụ thể, vốn nước ngoài đổ vào sẽ làm tăng tỉ giá thực tế giữa đồng nội tệ và ngoạitệ,

dẫn đến việc các ngành ngoài xuất khẩu sẽ có điều kiện được phát triển và mở rộng, trong khi các ngành trọng điểm xuất khẩu lại gặp nhiều khó khăn do đồng nội tệ quá cao. Hơn nữa, vốn nước ngoài đổ vào cũng sẽ tạo áp lực cho hệ thống tài chính kém phát triển ở các quốc gia Đơng Á này, cả ngân hàng trung ương lẫn các ngân hàng thương mại đều sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đối phó với những vấn đề quản lý rủi ro cho những hoạt động của mình. Các dịng vốn tín dụng phần lớn đổ vào thị trường bất động sản và chứng khoán, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương nếu như dịng tín dụng bị chặn lại hoặc có xu hướng chảy ngược ra khỏi các thị trường này. Những áp lực này tích tụ dần dần làm tăng rủi ro tài chính của tồn bộ nền kinh tế.

Bước sang thập niên 90, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu nâng lãi suất, khiến cho dòngđầu tư nước ngồi chuyển hướng dần ra khỏi thị trường Đơng Á. Chính điều này là khởi nguồncho khủng hoảng bởi sự suy giảm tốc độ tăng trưởng của khu vực này, khi mà nguồn vốn suygiảm trong khi năng suất khơng cịn tăng nhanh so với khoảng thời gian trước đó. Sự mất giá của đồng Baht ở Thái Lan đánh dấu điểm khởi đầu của cuộc khủng hoảng này do các dòng vốn rút mạnh ra khỏi quốc gia này. Trước thời điểm đó, Thái Lan đã chính thức vỡ nợ do gánh nặng nợ nước ngồi khổng lồ của mình. Với sự mất giá của đồng baht, các đồng tiền khác trong khu vực cũng chịu ảnh hưởng theo, do giới đầu tư nhận định được rủi ro và rút dần vốn, khiến các đồngtiền khác như đồng Won của Hàn Quốc, đồng Peso của Philippines, đồng Rupiah của Indonesia hay đồng ringgit của Malaysia cũng lần lượt bị phá giá trầm trọng (Radelet & Sachs, 1998).

Sự sụt giảm đồng nội tệ khiến cho giá trị các khoản nợ nước ngoài của các tổ chức này nhảy vọt. Bên cạnh đó, sự mất giá của đồng tiền cũng làm cho lạm phát thực tế và lạm phát kỳvọng đều tăng, khiến cho lãi suất trên thị trường cũng tăng theo với tốc độ chóng mặt. Chính vìthế, kể cả các khoản nợ trong nước cũng tăng mạnh vượt quá tầm kiểm sốt so với giá trị thực tếtrước đó.

Chính điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp và tổ chức này đứng trên bờ vực phá sản,mặc dù giá trị tài sản của họ không hề suy giảm. Một tác nhân quan trọng nữa thúc đẩy cuộc khủng hoảng tài chính Đơng Á

chính là sự có

mặt của giới đầu cơ. Khi thị trường chứng khoán suy giảm, sự bất ổn tăng lên thì vấn đề thơngtin bất đối xứng chỉ là hệ quả tất yếu. Chính sự bất đối xứng giữa những luồng thông tin khácnhau càng làm gia tăng rủi ro và sự bất ổn chung của nền kinh tế. Đây là động lực cho các hoạtđộng đầu cơ ồ ạt đánh sập cả một nền kinh tế. Sự phá sản của tổ chức tài chính lớn nhất ở TháiLan là Finance One có thể được xem như một cột mốc đánh dấu sự sụp đổ của thị trường tàichính quốc gia này, tạo thành hiệu ứng domino lan sang các quốc gia khác. Malaysia, tương tự như Thái Lan, cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự tấn công của giới đầu cơ khi lãi suất liênngân hàng nhảy vọt từ 8% lên đến hơn 40% chỉ trong một đêm (Radelet & Sachs, 1998).

Tất cả những rủi ro kể trên, về mặt lý thuyết, đều được các nhà nghiên

cứu chỉ ra trướcđó, đặc biệt là Paul Krugman (1994), tuy nhiên họ lại khơng hề nghĩ rằng nó sẽ dẫn đến một cuộckhủng hoảng. Kể cả các tổ chức đánh giá tín dụng như Standard & Poor’s và Moody cũng khônghề hạ điểm của khu vực này cho đến sau khi cuộc khủng hoảng xảy ra (Radelet & Sachs, 1998).Trong báo cáo về viễn cảnh kinh tế thế giới vào tháng 10 năm 1997, IMF đã đưa ra dự đoán rằngmức tăng trưởng năm 1998 ở Hàn Quốc sẽ là 6,0%, các quốc gia đang phát triển ở Đơng Á trungbình là 7,4% (5,4% nếu ngoại trừ Trung Quốc và Ấn Độ) (IMF, 1997). Mặc dù mức tăng trưởngdự đoán này đã thể hiện sự suy giảm kinh tế, nhưng nhìn chung IMF cũng khơng hề lường trướcđược cuộc khủng hoảng, bởi nhìn vào thực tế, mức tăng trưởng thấp hơn nhiều so với những con số trên.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) nghiên cứu một số cuộc khủng hoảng nợ công trên thế giới và bài học cho việt nam (1) (Trang 28 - 34)