2.3 Cuộckhủng hoảng nợ công Hy Lạp:
2.3.3 Tác động và hậu quả của cuộckhủng hoảng nợ công ở Hy
Việc Hy Lạp đang tiến gần đến bờ vực phá sản và có nguy cơ rời khỏi khối đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có thể đe doạ khơng chỉ kinh tế tồn châu Âu, mà còn khiến Mỹ lo lắng về khả năng Hy Lạp quay sang Nga để tìm kiếm sự trợ giúp.
Dưới đây là những tác động lớn nhất của cuộc khủng hoảng Hy Lạp.
Ra khỏi Eurozone là thảm hoạ với Hy Lạp
Khơng có gì đảm bảo rằng một khi ra khỏi Eurozone, kinh tế Hy Lạp có thể khởi sắc. Ngân hàng Trung ương Hy Lạp đã vẽ ra một bức tranh hết sức ảm đạm về viễn cảnh kinh tế nuước này sau khi ra khỏi khối: chìm vào suy thối sâu, thất nghiệp tăng vọt và thu nhập của người dân giảm sút.
Các khoản tiết kiệm của người dân Hy Lạp sẽ bị mất giá, trong khi nước này sẽ càng khó vay vốn trên thị trường nợ quốc tế, khiến cho việc hồi phục kinh tế càng trở nên xa vời, theo BBC.
Lịch sử Hy Lạp từng chứng kiến nhiều cuộc đảo chính, và hiện có nhiều lo ngại việc rời khỏi Eurozone có thể dẫn tới tình trạng bất ổn chính trị.
Mỹ lo lắng Hy Lạp sẽ quay sang Nga
Washington trước đây đã bày tỏ lo ngại về tác động của việc Hy Lạp ra khỏi Eurozone có thể tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới. Tuy nhiên, Mỹ cịn một mối lo ngại khác, là trong tình cảnh ngặt nghèo, Hy Lạp có thể phải quay sang Nga để tìm kiếm sự hỗ trợ.
Việc Hy Lạp phải dựa vào Nga là có thể xảy ra, song hiện chưa rõ cái giá Nga sẽ đưa ra cho sự trợ giúp này là gì. Thực tế, thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras từng kêu gọi châu Âu ngừng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, dù nước này là một thành viên NATO.
Điều khiến các quan chức Liên minh Châu Âu (EU) lo lắng nhất hiện nay là nếu Hy Lạp rời khỏi khối, điều này sẽ tạo nên hiệu ứng domino. Thực tế, EU đã có những bước đi nhằm tách các tổ chức tài chính đang gặp khó khăn ra khỏi các tổ chức khác.
Nếu Hy Lạp phải rời EU, đó có thể là lúc kinh tế châu Âu ít nhiều đã hồi phục. Nhưng tình trạng “tắc nghẽn” trong hệ thống tài chính tại châu Âu vẫn có thể xảy ra, và những nước từng phải sử dụng các gói trợ giúp tài chính khẩn cấp như Ireland và Bồ Đào Nha có thể sẽ bị kéo trở lại khủng hoảng.
Ủy ban Châu Âu từng coi gia nhập EU là việc “không thể đảo ngược”, nhưng nếu Hy Lạp phải rời khối, điều này cho thấy khơng gì là khơng thể.
Chủ tịch Ngân hàng Quốc gia Hy Lạp Louka Katseli còn nhận định việc để Hy Lạp ra đi khơng khác gì bật đèn xanh cho thị trường tấn cơng vào các thành viên có tiềm lực tài chính yếu thuộc Eurozone.
Ảnh hưởng tới một loạt nước khác
Chính trị tại châu Âu có ảnh hưởng rất lớn lẫn nhau, vì thế dù cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp diễn biến theo chiều hướng nào, tác động của nó đều có thể thấy rõ ở các nước láng giềng.
Hiện các đảng có chủ trương chống lại chính sách thắt lưng buộc bụng ở châu Âu đều đang theo dõi sát sao những tiến bộ mà chính phủ của thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đạt được. Ông Tsipras càng thành cơng tại Hy Lạp, thì các đảng trên càng có nhiều khả năng thắng cử.
Trong khi đó, nếu Đức đồng ý giảm các khoản nợ của Hy Lạp, Thủ tướng Đức Angela Merkel có thể sẽ phải đối mặt với làn sóng chỉ trích của cử tri trong nước, bởi đã dễ dàng với Hy Lạp.
Với các đảng phản đối sự tồn tại của EU như Mặt trận Quốc gia Pháp hay Ukip tại Anh, cuộc khủng hoảng củng cố lập luận của họ rằng ý tưởng nhất thể hố châu Âu đã thất bại.
Ngồi ra, việc Hy Lạp ra khỏi EU có thể khiến cuộc khủng hoảng người nhập cư tại châu Âu thêm trầm trọng, khi nước này khơng cịn nỗ lực cùng các quốc gia EU khác xử lý vấn đề. Hiện Hy Lạp cùng với Italy là hai nước châu Âu phải tiếp nhận nhiều người nhập cư từ Trung Đông và Bắc Phi nhất.
Kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng
Hy Lạp chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế toàn cầu, song nước này lại là một thành viên của khối đồng tiền chung châu Âu và EURO là một trong những đồng tiền chủ chốt của thế giới. Điều này có nghĩa những diễn biến tại Hy Lạp đều có tác động đến tồn bộ nền kinh tế thế giới.
Thị trường chứng khốn tồn cầu đã tăng, giảm theo những suy đốn về việc Hy Lạp có thể đạt thoả thuận với các chủ nợ hay không. Nếu Hy Lạp vỡ nợ, các chủ nợ như Ngân hàng Trung ương Châu Âu và các quốc gia châu Âu khác có thể cũng phải chịu thiệt hại.
Ngay sau thời điểm xảy ra khủng hoảng, các nước trong cộng đồng EU đã chịu ảnh hưởng rõ rệt:
- 27/05/2010, Quốc hội Tây Ban Nha chấp thuận kế hoạch thắt chặt ngân sách nhằm tiết kiệm 15 tỷ Euro, tương đương 18,4 tỷ USD.
- 25/05/2010, Nội các Italia bỏ phiếu thông qua kế hoạch thắt chặt ngân sách, tiết kiệm 24 tỷ Euro với mục tiêu đến 2012 sẽ đưa thâm hụt ngân sách GDP từ mức 5,3% của năm 2009 về mức 2,7% GDP.
- 29/05/2010, hàng ngàn người biểu tình ở Lisbon- Bồ Đào Nha để phản đối kế hoạch thắt chặt ngân sách của Chính phủ.
- 07/06/2010, Đảng của thủ tướng Đức chấp thuận kế hoạch thắt chặt ngân sách và thuế để hoàn thành mục tiêu đưa thâm hụt ngân sách của Đức về mức quy định của liên minh châu Âu trong khoảng thời gian từ đó đến 2013.
2.4 Thảo luận
Từ 3 cuộc khủng hoảng nợ công lớn trên thế giới vừa được phân tích, chúng ta có thể thấy có nhiều ngun nhân dẫn đến nợ cơng. Ở các nước vào từng thời kì, các nguyên nhân là khác nhau, tuy nhiên, tình trạng nợ cơng hiện nay ở nhiều nước đều có chung một số nguyên nhân cơ bản như, sự kiểm sốt chi tiêu và quản lí nợ của nhà nước kém, khơng chặt chẽ, thậm chí bng lỏng, cộng thêm với tình trạng thất thốt, lãng phí trong đầu tư và chi tiêu, cùng với nạn tham nhũng gia tăng ở nhiều nước. Bên cạnh đó, các nguồn thu (chủ yếu từ thuế) tăng không kịp với nhu cầu chi, một số loại thuế chịu áp lực phải cắt giảm, như thuế quan và phí hải quan phải cắt giảm hoặc loại bỏ để phù hợp với các quy định của WTO và các thỏa thuận thương mại mà các nước tham gia. Cùng với đó, vấn đề quản lí các nguồn thu, nhất là thuế, gặp khơng ít khó khăn do tình trạng trốn thuế, tham nhũng, hối lộ, kiểm sốt khơng chặt và xử lí khơng nghiêm của các chức năng. Như vậy, kết hợp từ các dữ liệu trong quá khứ cũng như các chỉ số kinh tế hiện đại, có thể khái quát những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến nợ cơng bao gồm những lí do sau:
Tiết kiệm trong nước thấp dẫn đến vay nợ nước ngồi cho chi tiêu cơng.
Tỉ lệ tiết kiệm của Mỹ liên tục giảm trong những năm gần đây, từ 10% vào những năm 1970 gảm xuống còn 1 - 2% vào năm 2007, nghĩa là tiết kiệm cá nhân giảm xuống gần như bằng khơng và người dân tiêu dùng gần như tồn bộ thu nhập của mình. Khi đó, vay nợ của Mỹ chủ yếu dựa vào vốn nước ngồi, tăng từ 1,2 nghìn tỉ (1997) lên 4,45 nghìn tỉ (2011), chiếm khoảng 47% số nợ cơng. Điều này xảy ra tương tự ở các nước như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý. Do tỉ lệ tiết kiệm nội địa có xu hướng sụt giảm nhanh chóng, đầu tư
trong nước phụ thuộc khá nhiều vào các dịng vốn đến từ bên ngồi. Tiết kiệm thấp kết hợp với bội chi ngân sách cao dẫn đến thâm hụt ngân sách và tăng nợ cơng với Nhật Bản là ví dụ điển hình. Tỉ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình Nhật Bản giảm từ 15% (những năm 1980) xuống 2% (2009) là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ công của nước này.
Sự kiểm sốt chi tiêu và quản lí nợ kém, khơng chặt chẽ, cộng thêm tình trạng thất thốt, lãng phí trong đầu tư và chi tiêu là tác động không kém phần
quan trọng. Các khoản thu tăng không kịp với nhu cầu chi, trong khi vấn đề quản lí các nguồn thu gặp nhiều khó khăn. Mức thu khơng đủ để bù đắp chi tiêu buộc chính phủ phải đi vay tiền thơng qua nhiều hình thức để bù chi, từ đó dẫn đến thâm hụt ngân sách và tình trạng nợ cơng. Ngun nhân của các cuộc khủng hoảng nợ cơng ở châu Âu cũng bắt nguồn từ chính sách tài chính lỏng lẻo, thiếu nhất quán, không chỉ gây bất ổn kinh tế mà giảm sút niềm tin và căng thẳng cao độ trên các thị trường tài chính, tạo những hệ lụy về xã hội. Khả năng quản trị công yếu kém, chi tiêu thiếu hợp lí, mất kiểm sốt các hoạt động cho vay đẩy mức nợ cơng vượt khả năng kiểm sốt.
Một trong những nguyên nhân khác khiến tình hình nợ cơng ngày càng trở thành gánh nặng cho nền kinh tế là do bội chi ngân sách lớn và kéo dài, khiến vay nợ trở thành nguồn lực chính bổ sung thâm hụt. Nguồn thu ngân sách từ thuế sụt giảm, chi phí phúc lợi gia tăng, dân số già hóa dẫn đến thâm hụt ngân sách. Sự tăng liên tục của thâm hụt ngân sách làm kinh tế gặp khó khăn, thị trường chứng khốn suy yếu, hiệu quả kinh doanh thấp và cản trở tăng trưởng kinh tế, tác động xấu đến nợ công. Sự chi tiêu thiếu kế hoạch cũng như sự thiếu minh bạch trong số liệu tài chính và nợ cơng đã làm suy yếu hệ thống tài chính ngân hàng và mất lịng tin của người dân vào giới đầu tư, trầm trọng hóa các cuộc khủng hoảng nợ cơng.
Khủng hoảng nợ công cũng được sinh ra một phần bởi chính phủ liên tục tăng khối lượng phát hành trái phiếu để lấy tiền trang trải chi phí an sinh xã hội
và bù đắp thâm hụt ngân sách, trong khi nguồn thu từ thuế giảm mạnh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Lượng trái phiếu phát hành tăng làm cho nợ công tăng nhanh cùng với nạnn giảm phát và nhu cầu tiêu thụ nội địa yếu ớt cản trở đà phục hồi của nền kinh tế, thể hiện rõ nhất ở Nhật Bản. Bên cạnh đó, việc đi vay dễ dàng với mức vay ưu đãi cho phép các quốc gia vay quá mức để chi tiêu cũng là vấn đề cốt lõi của khủng hoảng nợ công, xảy ra rõ ràng nhất với đồng tiền chung châu Âu cùng cuộc khủng hoảng của Hy Lạp. Việc sử dụng chung đồng tiền tệ cũng như cùng một mức cho vay khơng phối hợp các chính sách kinh tế và đặt ra vấn đề đồng nhất các khoản ngân sách chi tiêu công đã gây ra khủng hoảng nợ công cùng sự rạn nứt giữa các thành viên trong khối.
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH NỢ CƠNG Ở VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP
Tại Việt Nam, nợ cơng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, không chỉ là nguồn tài trợ hàng đầu cho đầu tư phát triển kinh tế của đất nước thông qua ngân sách Nhà nước (NSNN) mà còn là nguồn cung cấp vốn đứng thứ 2 của nền kinh tế với tỷ trọng vốn 16 - 17% vốn đầu tư toàn xã hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, nợ công khu vực đồng tiền chung châu Âu và những khó khăn nội tại của nền kinh tế trong nước đã có ảnh hưởng nhất định đến tình hình nợ cơng của Việt Nam cả về quy mô, cơ cấu, nghĩa vụ trả nợ và các chỉ số an tồn nợ cơng.