diện cho một giá trị. Kí hiệu *(p<0,05) chỉ sự khác biệt thống kê so với lô CY, trong khi
##(p<0,01) và ###(p<0,001) chỉ sự khác biệt về mặt thống kê khi so sánh với lô C
Đối với sự thay đổi IL-6, kết quả trong nghiên cứu này trái ngược với công bố của Ren và cộng sự (2014) [47]. Ren và cộng sự cũng đã tạo mơ hình chuột ức chế miễn dịch bởi cyclophosphamide, tuy nhiên liều tiêm là 80 mg/kg thể trọng chuột và tiêm liên tục 3 ngày, sau đó tiêm nhắc lại 1 liệu trước 1 ngày giết chuột. Kết quả của nhóm nghiên cứu này cho thấy lơ chuột bệnh lý do tiêm CY có nồng độ IL-2 và IL-6 đều giảm hơn so với lô đối chứng. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu khác cơng bố chuột tiêm CY có IL-6 tăng hơn so với đối chứng do cảm ứng tạo tình trạng viêm bàng quang (hemorrhagic cystitis), một biến chứng của việc sử dụng CY trong lâm sàng và trên thực nghiệm mơ hình chuột cảm ứng CY [27],[34],[49]. Hơn nữa, điều này cũng có thể do chúng tơi sử dụng chủng chuột khác so với nghiên cứu của Ren và cộng sự. Levamisole cảm ứng sự tăng nhẹ IL-2 (p<0,05) và giảm IL-6 (p<0,05) chứng tỏ có làm giảm phần tác động gây hại của CY.
3.4.5. Bàn luận
Cyclophosphamid (CY) là thuốc được sử dụng trong hóa trị liệu ung thư và bệnh tự miễn. Khi vào cơ thể CY nhanh chóng được chuyển hóa ở gan tạo thành những sản
38
phẩm thứ cấp có hoạt tính alkyl hóa cao, gây tổn thương DNA ở những tế bào đang phân chia. Vì thế CY có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, tuy nhiên cũng gây độc cho những tế bào thường, đặc biệt là các tế bào máu, hệ miễn dịch và làm tổn thương một số cơ quan như gan, lách, thận, dẫn đến các tác dụng phụ ở bệnh nhân khi điều trị bằng CY [22]. Do đó CY cũng được sử dụng tạo mơ hình động vật suy giảm miễn dịch trong nghiên cứu tác dụng tăng cường/phục hồi hệ miễn dịch của hợp chất tự nhiên. Trong nghiên cứu này, CY liều 150 mg/kg thể trọng được sử dụng để tạo mơ hình chuột suy giảm miễn dịch. Sau 5 ngày tiêm CY, chuột giảm trọng lượng đáng kể, giảm chỉ số lách, tuyến ức, số lượng bạch cầu tổng, bạch cầu lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính và giảm số bạch cầu lympho TCD4, TCD8, giảm IL-2. Kết quả này đồng thuận với các nghiên cứu trước đó [7],[9]. Kết quả này chứng tỏ
đã tạo được thành cơng mơ hình chuột suy giảm miễn dịch.
Lách và tuyến ức là hai cơ quan miễn dịch quan trọng của động vật có vú, là nơi sản sinh và trưởng thành của các tế bào miễn dịch [35]. Do đó chỉ số về trọng lượng lách và tuyến ức phản ánh sự phát triển cơ quan miễn dịch và chức năng miễn dịch. Lô chuột tiêm CY đồng thời cho uống NDL không những ngăn chặn sự sụt giảm trọng lượng cơ thể mà còn làm tăng chỉ số các cơ quan lách và tuyến ức so với lơ bệnh lý. Bên cạnh đó, bài thuốc NDL còn làm tăng 42 – 44 % (NDL1 và NDL2) số lượng bạch cầu trong máu tĩnh mạch đuôi chuột so với lô bệnh lý (CY). Điều này chứng tỏ NDL giúp chuột kháng lại tình trạng suy giảm miễn dịch do CY. Hơn nữa khi phân tích số lượng một số loại bạch cầu trong máu, NDL kích thích tăng sinh 48 % và 53 % bạch cầu lympho ở liều 1 và 2 so với lơ bệnh lý. NDL cũng cho thấy có tác động kích thích sự tăng sinh bạch cầu lympho TCD4 (34 - 43 % so với lô bệnh lý) và lympho TCD8 (35 - 46 % so với lô bệnh lý). Bạch cầu lympho đóng vai trị chủ chốt trong miễn dịch đáp ứng và chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các loại tế bào bạch cầu. Trong đó, bạch cầu lympho TCD4 (cịn gọi là nhóm tế bào T hỗ trợ) tham gia vào các đáp ứng miễn dịch với tác nhân gây bệnh nội ngoại bào, hoạt hóa các tế bào bạch cầu khác như lympho B, đại thực bào, TCD8 thơng qua các cytokine. Nhóm tế bào TCD8 (cịn gọi là nhóm tế bào T gây độc) có vai trị tiêu diệt trực tiếp tác nhân gây bệnh. Các bạch cầu lympho có thể được cảm ứng phân bào khi được hoạt hóa bởi kháng nguyên bởi các chất kích thích phân bào (mitogen). Bạch cầu lympho B thường được kích hoạt đặc
39
hiệu bởi kháng nguyên. Trong khi đó, bạch cầu lympho T có thể được kích thích tăng sinh bởi các mitogen để sản sinh thêm bạch cầu lympho và tiết các cytokine để cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể chủ [35]. Phytohemagglutinin (PHA) là một mitogen có khả năng kích thích tăng sinh mạnh và có nguồn gốc từ các cây họ đậu [42]. Do đó, sự tăng sinh quần thể bạch cầu lympho có thể nhờ vào sự hoạt hóa của các mitogen hiện diện trong NDL. Cherng và cộng sự (2007) đã chứng minh cao chiết Đậu xanh
Phaseolus radiatus L. var. aurea có tác dụng kích thích tăng sinh tế bào bạch cầu máu
ngoại vi người [12]. Verbascose từ Đậu xanh Phaseolus aureus kích thích hoạt động của dòng tế bào đại thực bào RAW264 và làm tăng chỉ số lách, hoạt động lysozyme ở lách và huyết thanh trên mơ hình chuột suy giảm miễn dịch do CY [13].
Với hai cytokine khảo sát, NDL hầu như không làm thay đổi nồng độ các cytokine so với nhóm bệnh lý. IL-2 là một cytokine có vai trị quan trọng trong hoạt hóa sự tăng sinh và biệt hóa của các tế bào miễn dịch, hoạt hóa con đưỡng miễn dịch qua trung gian tế bào. Nhưng kết quả cho thấy NDL kích thích tăng sinh các tế bào bạch cầu nhưng không cảm ứng tăng nồng độ IL-2 trong máu chuột. Mặc dù không phổ biến như IL-2, các cytokine TNFα, IFNγ, IL3 cũng có vai trị trong hoạt hóa các tế bào bạch cầu [35]. Ngồi ra cơng bố của Boyman và Sprent (2012) cho rằng trạng thái tồn tại của IL-2 trong máu phụ thuộc vào sự cân bằng của lượng IL-2 được sản xuất và lượng IL-2 được sử dụng bởi các tế bào đích [12]. Lượng IL-2 có thể đủ cho hoạt hóa tăng sinh tế bào nhưng có thể chưa đủ để tạo tín hiệu feedback hoạt hóa sinh IL-2 bởi các BC lympho [33],[41].
Như vậy với các kết quả thu được, NDL có khả năng kích thích sự tăng sinh của các tế bào miễn dịch và chưa thấy sự thay đổi biểu hiện của IL-2 và IL-6 so với nhóm chuột bệnh lý. Các nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng khảo sát một số cytokine khác.
3.5. Nội dung 5 - Khảo sát khả năng kháng oxi hóa của NDL
Khả năng kháng oxi hóa của bài thuốc được đánh giá dựa trên các tiêu chí: sự thay đổi trọng lượng gan, hàm lượng MDA, glutathione và sự biểu hiện của enzyme catalase (CAT) và superoxide dismutase (SOD).
40
3.5.1. Khảo sát tỉ lệ trọng lượng gan
Gan là một trong những mô xảy ra các phản ứng oxi hóa khử mạnh mẽ và là nơi chuyển hóa các chất, do đó khi lượng chất tự do cao gan là cơ quan có khả năng bị tổn thương cao.
Bảng 3.11. Phần trăm gan, nồng độ MDA và GSH ở các lô thử nghiệm
Lô % gan MDA (pM/mg
protein) GSH (pM/mg protein) CY (-) Nước 6,72 ± 0,53 (n=10) 461,95 ± 107,92 (n=9) 16,34 ± 4,10 (n=13) CY (+) Nước 7,34 ± 0,36 (n=10) 872,32 ± 295,12### (n=12) 19,39 ± 7,87 (n=12) NDL1 7,51 ± 0,85 (n=12) 557,76 ± 161,33** (n=9) 19,31 ± 7,13 * (n=13) NDL2 7,28 ± 0,76 (n=12) 773,33 ± 130,54### (n=8) 31,72 ± 9,98**,# (n=7) Sily 6,90 ± 0,77 (n=12) 544,21 ± 226,84** (n=11) 16,78 ± 6,24 (n=12)
Kí hiệu *(p<0,05), **(p<0,01) chỉ sự khác biệt thống kê so với lô CY, trong khi #(p<0,05), ##(p<0,01) và ###(p<0,001) chỉ sự khác biệt về mặt thống kê khi so sánh với lô C
C CY ND L1 ND L2 Sily 5 6 7 8 9 10 % gan