Thời hạn giải quyết khiếu nại, khiếu kiện

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các thủ tục khiếu nại hoặc khiếu kiện trong hiệp định về thuận lợi hóa thương mại của WTO (Trang 27 - 28)

2.2. Tình hình thực hiện tại Việt Nam

2.2.3. Thời hạn giải quyết khiếu nại, khiếu kiện

Điều 4 Khoản 4 Hiệp định TFA quy định:

Mỗi Thành viên phải đảm bảo rằng, trong trường hợp quyết định về khiếu nại hoặc khiếu kiện theo mục 1(a) không được ban hành:

(a) trong thời hạn như đã quy định trong luật hoặc các quy định của khoản này; hoặc (b) khơng bị trì hỗn vơ lý người khởi kiện có quyền khiếu nại hoặc khiếu kiện tiếp tới cơ quan hành chính hoặc kiện ra cơ quan tư pháp cấp cao hơn”

Theo báo cáo của Thanh tra chính phủ về giải quyết khiếu nại, khiếu kiện, vi phạm về thời gian giải quyết khiếu nại là vi phạm phổ biến nhất của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Với thời hạn pháp luật quy định là 30 ngày (45 ngày trong một số trường hợp đặc biệt được quy định) trong giải quyết khiếu nại lần một, nếu là những vụ việc khiếu nại đơn giản thì thời hạn như trên là phù hợp. Nhưng với những vụ việc phức tạp thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thành lập Tổ công tác đi xác minh nội dung vụ việc, đối chiếu, đánh giá tài liệu, chứng cứ và phải thực hiện trình tự, thủ tục khác theo luật địn (tiến hành giám định hồ sơ, tài liệu; xây dựng báo cáo kết quả xác minh; lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn; đề xuất ý kiến với Người giải quyết khiếu nại…). Vì vậy, trên thực tế, việc vi phạm về thời hạn giải quyết khiếu nại là hành vi vi phạm phổ biến nhất của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Hành vi vi phạm về thời hạn giải quyết khiếu nại, khiếu kiện xảy ra do năng lực, trình độ, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tham mưu về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn hạn chế. Một số cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại cịn yếu về chun mơn, chưa nắm vững các quy định của pháp luật nên việc tham mưu trong giải quyết khiếu nại cịn chưa chính xác dẫn đến tình trạng đơn thư chuyển lòng vòng, giải quyết khơng đúng thẩm quyền, chưa đúng trình tự, quy định của pháp luật dẫn đến khiếu kiện kéo dài, không được giải quyết dứt điểm. Tình trạng đùn đầy, né tránh, giải quyết chưa hết thẩm quyền; chất lượng giải quyết cịn nhiều sai sót; cá biệt ở một số địa phương cịn xảy ra tình trạng cố chấp với doanh nghiệp, gây bức xúc; thủ trưởng cơ quan hành chính một số dịa phương chưa làm tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, trong khi đó, đội ngũ cán bộ tham mưu, giúp việc cho thủ tươngr cơ quan quản lý hành chính

nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại ở địa phương còn thiếu, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ nên có những việc để chậm trễ, kéo dài thời gian xử lý đơn khiếu nại. Theo báo cáo đánh giá công tác giải quyết khiếu nại tại Thành phố Hồ Chí Minh 9 tháng cuối năm 2017, chỉ có 65% trong số 3658 đơn khiếu nại được giải quyết đúng hạn. Số còn lại đều trễ hạn với thời gian kéo dài so với luật dịnh. Nhiều trường hợp khiếu nại lần đầu tại các quận huyện khơng tổ chức đối thoại, khơng có biên bản đối thoại hoặc đối thoạico có, sau đó khơng hướng dẫn, giải thích cho người dân, doanh nghiệp. Năm 2017, Cục hải quan TP. Hồ Chí Minh cũng công bố số hồ sơ khiếu kiện chưa xử lý lên đến 2600, trong đó rất nhiều hồ sơ đã quá hạn 30 ngày tham vấn và 60 ngày kiểm tra sau thông quan tại chi cục.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các thủ tục khiếu nại hoặc khiếu kiện trong hiệp định về thuận lợi hóa thương mại của WTO (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)