Cơ sở đề xuất

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các thủ tục khiếu nại hoặc khiếu kiện trong hiệp định về thuận lợi hóa thương mại của WTO (Trang 34 - 38)

3.1.1. Về phía Nhà Nước

Đến ngày 4/11/2014, Việt Nam là một trong 42 (trên tổng số 160) nước đã gửi thông báo thực hiện các cam kết nhóm A với mức cam kết từ 5% đến 100%. Đối với nhóm A, Việt Nam có 15 cam kết (38%),bao gồm thực thi về thủ tục chung về phí và lệ phí; hàng chuyển phát nhanh, yêu cầu về thủ tục và chứng từ;…, cụ thể là: Điều 1.3 Các điểm giải đáp; Điều 1.4 Thơng báo; Điều 2.1 Cơ hội góp ý và thơng tin trước khi có hiệu lực; Điều 2.2 Tham vấn; Điều 4.1 Quyền khiếu nại hoặc rà soát; Điều 6.1 Các nguyên tắc chung về phí và lệ phí được áp hoặc liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu; Điều 6.2 Các nguyên tắc cụ thể về phí và lệ phí được áp hoặc liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu; Điều 7.8 Hàng hóa được thúc đẩy thơng quan; Điều 9 Vận chuyển hàng hóa dưới sự kiểm soát hải quan đối với nhập khẩu; Điều 10.1 Các thủ tục và yêu cầu chứng từ; Điều 10.2 Chấp nhận bản sao; Điều 10.6 Áp dụng Đại lý Hải quan; Điều 10.7 Thủ tục biên giới chung và yêu cầu chứng từ thống nhất; Điều 11.1-3 Phí, quy định và thủ tục quá cảnh; Điều 11.4 Không phân biệt trong quá cảnh.Ngày 02/08/2018,Việt Nam đã thông báo cho WTO lộ trình thực hiện 14 cam kết (nhóm B) và 9 cam kết (nhóm C).Đây có thể nói là một trong những động thái rất quan trọng của Việt Nam. Thời gian qua Tổng Cục hải quan, VCCI đã có rất nhiều hội thảo (với sự hỗ trợ của USAid, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội) nhằm phổ biến cho doanh nghiệp cũng như lấy ý kiến từ phía doanh nghiệp cho các nội dung thực thi TFA của Việt Nam. Đây là bước đi đúng đắn. Tuy nhiên bên cạnh đó ngành hải quan cũng cần triển khai những cơng việc tiếp theo nhằm nhanh chóng tận dụng hỗ trợ kỹ thuật từ WTO, UNCTAD hoặc các tổ chức khác.Sau hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới về việc xây dựng Cổng thông tin thương mại điện tử nhằm thực hiện nghĩa vụ về minh bạch hóa thơng tin của Hiệp định, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã nhận được các đề xuất hỗ trợ kỹ thuật liên quan để thực thi Hiệp định như sau:

- Đề xuất của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) về hỗ trợ Chương trình Tạo thuận lợi Thương mại (TFP) nhằm cải cách, chuẩn hóa, hài hịa hóa và đơn giản

hóa các thủ tục hành chính phù hợp các chuẩn mực quốc tế để thực hiện TFA. Dự án có tổng giá trị tài trợ là 22 triệu USD và dự kiến sẽ được thực hiện từ tháng 10/2018 – 10/2023 với 4 hợp phần gồm: hài hịa hóa và đơn giản hóa các chính sách và thủ tục liên ngành; tăng cường sự phối hợp giữa cấp trung ương và địa phương; đẩy mạnh việc thực hiện tại cấp địa phương và giữa các địa phương; thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Hải quan và khu vực tư nhân;

- Chương trình Mercator do Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) hỗ trợ, tập trung vào 4 lĩnh vực gồm: quản lý chiến lược; phối hợp với các cơ quan quản lý biên giới; quản lý rủi ro và khuôn khổ pháp lý.

Quá trình thực thi TFA địi hỏi Việt Nam về thực hiện tiêu chuẩn hóa, hài hịa hóa và đơn giản hóa hệ thống pháp luật hải quan Việt Nam tương thích với nội dung TFA và các công ước quốc tế của Tổ chức hải quan thế giới như Công ước Kyoto sửa đổi 1990, Công ước HS và Tiêu chuẩn thuận lợi và an ninh SAFE.Ngay sau thời điểm Hiệp định được Quốc hội phê chuẩn (tháng 11/2015), một số văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, sửa đổi hoặc đang trong quá trình xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi cam kết của Hiệp định như đã nêu ở trên.Tuy Pháp luật Việt Nam được đánh giá là có độ tương thích cao và đã tuân thủ các nghĩa vụ trong điều 4 của TFA,thực tế khung pháp lý và việc thực hiện của Việt Nam còn một vài hạn chế nổi cộm về thời hạn giải quyết khiếu nại, về việc triển khai đồng bộ trên tồn quốc, về trình độ nguồn nhân lực và cơng nghệ và đặc biệt cịn hạn chế về tính minh bạch, cơng bằng trong xử lý các vụ việc khiếu nại, khiếu kiện.Việc xử lý vi phạm pháp luật về khiếu nại chủ yếu là hình thức kiểm điểm, rút kinh nghiệm; tỷ lệ cán bộ, cơng chức bị xử lý kỷ luật hành chính rất ít. Trên thực tế, việc xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian qua cịn gặp nhiều khó khăn, vì Luật Khiếu nại chưa quy định rõ các hành vi vi phạm và chế tài xử lý cụ thể tương ứng, Điều 67, 68, Luật Khiếu nại mới chỉ xác định về đối tượng có hành vi vi phạm và nguyên tắc chung về xử lý hành vi vi phạm nên không thực hiện được. Mặt khác, pháp luật về khiếu nại hiện hành còn thiếu các quy định cụ thể về chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm.Do đó việc hồn thiện khn khổ pháp lý là nhiệm vụ quan trọng của Chính Phủ trong thời gian tới.

Từ góc độ pháp luật, kết quả rà soát pháp luật Việt Nam với các nghĩa vụ trong TFA cho thấy hầu hết tất cả các vấn đề có liên quan sự tham gia của các cơ quan quản lý chuyên ngành ngoài hải quan Việt Nam đều chưa đáp ứng được yêu cầu tối thiểu trong TFA. Trên thực tế, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành và các cơ quan biên giới khác với hải quan cũng là một trong những vấn đề vướng mắc nhất trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam (ngay chỉ với các yêu cầu của pháp luật hiện hành). Trong khi đó, theo một nghiên cứu khảo sát được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương – Bộ kế hoạch và đầu tư (CIEM), Tổng cục Hải quan với sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAid) về thủ tục hành chính đối với hoạt động xuất nhập khẩu thì 72% tổng số thời gian thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam là dành cho các thủ tục với các cơ quan quản lý chuyên ngành (thời gian cho cơ quan hải quan chỉ chiếm 28%). Điều này cho thấy những nỗ lực để tạo thuận lợi thương mại nếu chỉ tập trung ở các thủ tục thực hiện bởi cơ quan hải quan thì hiệu quả nếu đạt được cũng sẽ rất hạn chế.Thực tế những vi phạm về giải quyết thời gian khiếu nại một phần là do những việc phối hợp giữa cơ quan các cấp, các ngành còn chưa thật sự hiệu quả. Đối với những vụ án phức tạp, việc xác minh nội dung vụ việc, đối chiếu, đánh giá tài liệu, chứng cứ, lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn thường tốn rất nhiều thời gian và đa số khơng thể hồn thành trong thời hạn pháp luật quy định.Vì vậy, bên cạnh việc sửa đổi pháp luật để thực thi các nghĩa vụ cụ thể trong TFA liên quan tới sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, Việt Nam rất cần có cách tiếp cận tập trung và tổng thể để thiết lập một Cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan liên quan tới thủ tục hải quan trong tất cả các khía cạnh.

3.1.2. Về phía Doanh Nghiệp

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đa biên Bộ Cơng thương, đề xuất, cần nâng cao hơn nữa việc vận dụng những ưu đãi, lợi ích của các FTA.Vấn đề cần nói ở đây chính là trong q trình làm việc với các doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga phát hiện các doanh nghiệp rất thiếu thông tin liên quan đến các cam kết FTA, chẳng hạn đối với các ngành mà doanh nghiệp hoạt động.Ngành Hải quan Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề tiêu cực, nhiều vụ “bôi trơn” diễn ra hàng ngày làm mất đi

tính cơng bằng trong các thủ tục khiếu nại và khiếu kiện. Doanh nghiệp bỏ nhiều “chi phí bơi trơn” sẽ giảm rủi ro bị Hải quan ban hành các quyết định hành chính lên mình hay khi khiếu nại lên các cơ quan hành chính khác, dùng “chi phí bơi trơn” để đơn khiếu nại được giải quyết nhanh hơn. Theo thống kê của Hiệp hội các doanh nghiệp Logistics Việt Nam, hàng năm doanh nghiệp phải bỏ ra 5% trong tổng chi phí logistics cho những chi phí khơng tên này.Do đó,Doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng trong việc thực hiện tính minh bạch, cơng bằng trong q trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện, không tạo điều kiện cho cán bộ nhà nước vi phạm quy định và pháp luật nhà nước.Bên cạnh việc Doanh nghiệp cần biết thực hiện các quyền của mình,về luật và các nghị định liên quan đến khiếu nại, khiếu kiện của nhà nước trước khi có ý định tham gia khiếu nại, khiếu kiện,việc cập nhật thông tin về TFA cần được doanh nghiệp chủ động và hợp tác với cơ quan hải quan, VCCI, Hiệp hội ngành hàng,ngồi ra doanh nghiệp cần tích cực tham gia vào công cuộc cải cách thủ tục hải quan,quy trình khiếu nại để phát hiện, phản ánh, đóng góp sáng kiến và tạo sức ép hợp lý.

Điều này có thể đạt được bằng cách tạo một liên minh giữa nhà nước và doanh nghiệp nhằm thực thi FTA nói chung và các vấn đề về khiếu nại khiếu kiện nói riêng- một kế hoạch hành động quốc gia và công tác phối hợp của Ủy ban tạo thuận lợi thương mại quốc gia với các bên liên quan về kinh doanh và thương mại một cách thực sự hiệu quả. Đồng thời liên minh này sẽ thiết lập được một cơ chế tham vấn với doanh nghiệp thường xuyên và hiệu quả. Đây là mục tiêu của liên minh tạo thuận lợi thương mại Việt Nam. Mơ hình của liên minh này có thể là một Ủy ban hỗn hợp cơng – tư, Ủy ban này phải có các báo cáo định kỳ về tiến trình thực hiện TFA. Ủy ban này sẽ góp phần xây dựng năng lực pháp lý cho doanh nghiệp (tiếp cận, tuân thủ và kiến nghị về hệ thống pháp luật, thông tin hải quan) cũng như cho cơ quan Nhà nước (đội ngũ thực hiện giám sát và thực thi). Hiện tại đã có một số văn bản sau ít nhiều đề cập mơ hình này như:

- Nghị định số 24/2009/ NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật,

- Quyết định 06/2012/QĐ-Ttg về việc tham vấn cộng đồng doanh nghiệp về các thỏa thuận thương mại quốc tế,

- Các chương trình, văn bản, thiết chế hợp tác giữa VCCI với các bộ ngành, các hiệp hội trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các thủ tục khiếu nại hoặc khiếu kiện trong hiệp định về thuận lợi hóa thương mại của WTO (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)