Kiến đề xuất

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các thủ tục khiếu nại hoặc khiếu kiện trong hiệp định về thuận lợi hóa thương mại của WTO (Trang 38 - 42)

3.2.1. Về phía nhà nước

Thứ nhất, hồn thiện cơ sở pháp lý để thực thi hiệp định. Tổng cục Hải quan với vai

trò là cơ quan đầu mối triển khai Hiệp định phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan trong việc hồn thiện khuôn khổ pháp lý để thực thi Hiệp định, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan nhằm đáp ứng các nghĩa vụ cam kết theo Hiệp định, đặc biệt là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành nhằm cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành vừa tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.Mặc dù phần lớn các nghĩa vụ trong Hiệp định TFA đã tương thích với pháp luật Việt Nam, vẫn cịn có những điều khoản chưa có quy định rõ ràng, chi tiết trong quy định pháp luật trong nước, đặc biệt là các cam kết có địi hỏi sự tham gia của các cơ quan quản lý chun ngành ngồi cơ quan Hải quan nên để có thể triển khai đầy đủ, thực chất và đúng theo các cam kết của Hiệp định TFA cần những nỗ lực không nhỏ trong việc hồn thiện khn khổ pháp luật hiện hành đáp ứng yêu cầu của Hiệp định.

Thứ hai, đào tạo nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm, năng lực chuyên môn của cán

bộ hải quan trong quá trình thực hiện các thủ tục hải quan, giải quyết các vướng mắc trong q trình khiếu nại, khiếu kiện và phịng chống tham nhũng. Các trường đào tạo tập trung hồn thiện chương trình giảng dạy, chú trọng chỉnh lý và rà sốt cơ sở pháp lý,có một chương trình giảng dạy theo chuẩn mực quốc tế đạt trình độ đào tạo ngang bằng trình độ của các trường hải quan của các nước tiên tiến; tăng cường hợp tác quốc tế trong quá trình giảng dạy, tạo bước đệm cho các loại hình đào tạo trong tương lai. Bên cạnh đó, các cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra định kì kiến thức và kĩ năng của cán bộ từ đó cập nhật thơng tin và kĩ năng cho cán bộ trong ngành. Không chỉ về năng lực chun mơn mà Chính phủ, tổng cục Hải quan và các cơ quan hải quan cần chú trọng đến tư cách đạo đức của nhân viên để phát hiện và phòng chống biểu hiện tiêu cực, tham nhũng trong quá trình làm việc và loại bỏ thái độ thờ ơ của cán bộ bị lên án những năm gần đây.

Thứ ba, đồng bộ hoạt động khiếu nại, khiếu kiện giữa các bộ, các ban ngành với nhau,

kết hợp giữa cơ quan hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành. Cơ quan Hải quan làm việc và có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan nhà nước khác như bộ Tài chính, bộ Cơng thương, bộ Tư pháp… Do đó, khi thực hiện các hoạt động Hải quan, đặc biệt là thực hiện giải quyết khiếu kiện, khiếu nại thì cần đồng bộ, nhất quán trong việc thực hiện và phối hợp giữa các bên nhằm rút ngắn thời gian giải quyết, tính minh bạch và tính hiệu quả trong từng đơn khiếu nại.

Thứ tư, giải quyết triệt để vấn đề không minh bạch và không công bằng trong việc

xử lý các vấn đề khiếu nại, khiếu kiện. Đây là vấn đề nhức nhối không chỉ đối với ngành Hải quan nói riêng mà cịn với các cơ quan Nhà nước nói chung. Nhà nước và các cấp Hải quan cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa, kiểm tra thường xuyên tình trạng làm việc của cán bộ Hải quan để phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, nếu cần thiết, các lãnh đạo cần đối thoại trực tiếp với người dân để có thể hiểu rõ, hiểu đúng tình trạng của bên khiếu nại, khiếu kiện.

3.2.2. Về phía doanh nghiệp

Thứ nhất, doanh nghiệp cần tìm hiểu về TFA, về luật và các nghị định liên quan đến

khiếu nại, khiếu kiện của nhà nước trước khi có ý định tham gia khiếu nại, khiếu kiện.

Thứ hai, doanh nghiệp bên cạnh hiểu và thực thi có thể tham gia đề xuất những rào

cản của luật nhà nước đối với hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh thương mại quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên tồn cầu, từ đó giúp những nhà hoạch định chính sách bổ sung và khiến khung pháp lý ngày một hoàn thiện hơn.

Thứ ba, doanh nghiệp cũng là một nhân tố quan trọng trong việc thực hiện tính minh

bạch, cơng bằng trong q trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện, không tạo điều kiện cho cán bộ nhà nước vi phạm quy định và pháp luật nhà nước và sẽ phải chịu trách nhiệm với pháp luật khi không thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong vấn đề này.

Thứ tư, doanh nghiệp có thể kết hợp với nhà nước một cách chặt chẽ hơn nữa thông

qua khối liên minh tạo thuận lợi thương mại Việt Nam để cùng hướng tới sự phát triển trong vấn đề lưu thơng hàng hóa quốc tế. Sự kết hợp nhịp nhàng, kịp thời, nhất quán giữa

hai bên Nhà nước và Doanh nghiệp sẽ là một nền tảng giúp thương mại quốc tế phát triển bền vững.

KẾT LUẬN

Trên đây, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu và phân tích cụ thể về khung chính sách cũng như tình hình thực hiện cam kết về Điều 4: Các thủ tục khiếu nại hoặc khiếu kiện trong TFA, từ đó đưa ra những đánh giá và rút ra những giải pháp mà nhóm cho là khả thi. Những giải pháp này chưa thật sự rõ ràng về phương thức hay kế hoạch thực hiện, nhưng đã đưa ra tổng quát nhất những vấn đề mà nhà nước hay doanh nghiệp cần nhìn nhận và thay đổi ngay từ bây giờ.

Có thể nói việc thực hiện các cam kết trong TFA nói chung và Điều 4: Các thủ tục khiếu nại hoặc khiếu kiện nói riêng đang mở ra những cơ hội lớn cho Việt Nam, đặc biệt là cơ hội và thuận lợi đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian và chi phí trong các hoạt động xuất nhập khẩu, trong các thủ tục khiếu nại hoặc khiếu kiện, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế. Song song cùng những thuận lợi, Việt Nam cũng đồng thời phải chịu những thách thức không nhỏ, đặc biệt các cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình thực thi phải thay đổi các chính sách cho phù hợp nhất, đổi mới các phương thức, đơn giản hóa, hài hịa hóa các trình tự, thủ tục… Để có thể tận dụng tối đa những cơ hội và giảm thiểu hạn chế mà TFA nói chung và Điều 4 nói riêng đặt ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động thực thi pháp luật nghiêm chỉnh, chủ động phối hợp với các cơ quan nhà nước, đồng thời Nhà nước cần tích cực triển khai nhiều chương trình hành động hơn nữa để việc thực thi đảm bảo được sự minh bạch, tạo thuận lợi nhưng vẫn quản lý tốt.

Do còn hạn chế về kiến thức chuyên ngành và nguồn lực nên bài nghiên cứu của nhóm khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Một lần nữa, chúng em rất mong nhận được những góp ý chi tiết từ cơ để bài nghiên cứu có thể hồn thiện và có thêm ý nghĩa về thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thị Thu Hiền, Trịnh Thị Thu Hương; Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO cơ hội và thách thức với Việt Nam 03/02/2015 trên Tạp chí Kinh tế và Hội nhập

2. Tổng cục Hải quan

3. Luật Khiếu nại 2011

4. Luật Hải quan 2014

5. Báo cáo rà soát Pháp Luật Việt Nam với hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO (TFA)-VCCI

6. Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI “Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại của WTO – Cơ hội cải cách thủ tục hải quan của Việt Nam” , trích từ

<http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/6903-hiep-dinh-tao-thuan-loi-thuong-mai-

cua-wto--co-hoi-cai-cach-thu-tuc-hai-quan-cua-viet-nam>

7. Thời báo Tài chính Việt Nam, 2018, Hải quan tích cực triển khai thực thi các cam kết TFA, trích từ <http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-

chinh/2018-08-22/hai-quan-tich-cuc-trien-khai-thuc-thi-cac-cam-ket-tfa- 61180.aspx>

8. Báo Đấu Thầu, 2016, Lo hải quan khó dứt khỏi tiêu cực, trích từ

<http://baodauthau.vn/phap-luat/lo-hai-quan-kho-dut-khoi-tieu-cuc-23383.html>

9. Tạp chí tài chính, 2018, Ngành Hải Quan thực hiện TFA: Lộ trình và nỗ lực!, trích

từ <http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/su-kien-tai-chinh/nganh-hai-quan-

thuc-hien-tfa-lo-trinh-va-no-luc-148441.html>

10. Cổng thông tin điện tự Bộ Giao thông Vận tải, 2018, Những vấn đề đặt ra trong việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính, trích từ <http://mt.gov.vn/thanhtra/tin-tuc/1162/53885/nhung-van-de-dat-ra-

trong-viec-xu-ly-hanh-vi-vi-pham-phap-luat-cua-nguoi-co-tham-quyen-giai-quyet- khieu-nai-hanh-chinh----.aspx?fbclid=IwAR3UW_dfHmc4oTUA7YVd-

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các thủ tục khiếu nại hoặc khiếu kiện trong hiệp định về thuận lợi hóa thương mại của WTO (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)