Thảo luận nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của hệ số tín nhiệm quốc gia đến việc xác định trần nợ công và một số khuyến nghị dành cho việt nam (Trang 33)

2.1.1 .Với các nước có xếp hạng thấp

2.3. Thảo luận nghiên cứu

Bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng: một quốc gia có hệ số tín nhiệm thấp thì khi tăng vay nợ sẽ phải đánh đổi tăng trưởng kinh tế lớn hơn các quốc gia khác. Đối với các quốc gia có xếp hạng thấp, khi bình phương tỷ lệ nợ cơng trên GDP tăng 1 phần nghìn thì tốc độ tăng trưởng giảm 9.4x10−5 phần trăm. Tốc độ tăng trưởng bị giảm với tất cả các nước là 5.53x10−5 phần trăm.

Trong khi đó, các nghiên cứu trước đây không đưa tiêu chí này vào để xác định trân nợ công. Bài nghiên cứu của Renhart và Rogoff (2010) chỉ đưa ra mức trần nợ công là 90% cho các nước.Nghiên cứu của Caner, Grennes và Koehler- Geib( 2011) có phân loại các nước dựa trên mức độ phát triển. Cụ thể là, các nước đang phát triển thì trần nợ công được khuyến nghị là 64%. Còn tỷ lệ nợ công trên GDP được khuyến nghị trên toàn thế giới là 77%. Ngoài ra cịn có nghiên cứu của Kumar và Woo(2010) chỉ ra trần nợ công tối ưu tuy nhiên cũng chỉ phân nhóm nước dựa vào mức độ phát triển của kinh tế.

Kết hợp các nghiên cứu trước và bài nghiên cứu này, nhóm tác giả khuyến nghị các chính phủ nên xét đết mức tín nhiệm quốc gia để đưa ra

mức nợ cơng tối ưu cho nước mình. Nếu quốc gia có xếp hạng thấp, trần nợ công nợ công nên được điều chỉnh giảm xuống so với các kết quả được chỉ ra ở các nghiên cứu trước. Còn với các quốc gia có mức tín nhiệm cao, trần nợ cơng có thể điều chỉnh tăng lên. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu, dù quốc gia có mức độ tín nhiệm thấp hay cao thì khi tăng tỷ lệ nợ công trên GDP cũng sẽ khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế bị giảm đi. Bởi vậy, các chính phủ khơng nên để trần nợ cơng q cao.

Mặc dù bài nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ công và tốc độ phát triển kinh tế nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định. Thứ nhất, giới hạn nghiên cứu chỉ trong năm 2016 nên chưa đưa ra được kết quả chính xác nhất. Việc chính phủ tăng vay nợ không chỉ có tác động trong ngắn hạn mà cịn có tác động trong dài hạn đến nền kinh tế. Vậy nên việc thu thập số liệu trong một năm sẽ không đánh giá được đầy đủ ảnh hưởng của nợ công. Thứ hai, sử dụng mơ hình OLS chỉ đưa ra được mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ nợ và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, theo các nghiên cứu trước, mối quan hệ này sẽ có sự thay đổi theo độ lớn của nợ cơng trên GDP. Nói cách khác, mơ hình đang sử dụng không chỉ ra được ngưỡng nợ nguy hiểm để khuyến nghị cho các nước.

Trong tương lai, nhóm tác giả sẽ tiến hành khắc phục những hạn chế trên. Với hạn chế thứ nhất, nhóm tổng hợp dữ liệu dạng bảng tức thu thập số liệu các quốc gia qua các năm. Với hạn chế thứ hai, nhóm sẽ khơng sử dụng mơ hình OLS như trước nữa mà sẽ thay bằng phương pháp khác. Mơ hình đang được cân nhắc hiện tại là mơ hình nghiên cứu ngưỡng nguy hiểm( Threshold model) được phát triển bởi Hasen( 2004). Với những thay đổi như vậy, sẽ giúp bài nghiên cứu được sâu hơn và có giá trị ứng dụng cao hơn.

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH TRẦN NỢ CƠNG VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH Ở

VIỆT NAM 3.1 Kết luận kết quả nghiên cứu

3.1.1. Những kết quả thu được từ nghiên cứu

Sau khi chạy mơ hình hồi quy tuyến tính OLS với biến phụ thuộc là Tốc độ tăng trưởng GDP của các quốc gia trong năm 2016 và các biến độc lập bao gồm bình phương của tỷ lệ nợ công trên GDP, logarit của bình phương đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, tỷ lệ lạm phát và dân số của các nhóm quốc gia, nhóm tác giả đã thu được kết quả phù hợp với giả thuyết nghiên cứu đề ra trước đó:

Hệ số tín nhiệm quốc gia ảnh hưởng đến việc xác định mức trần nợ công thông qua việc làm giảm ảnh hưởng của tỷ lệ nợ công trên GDP tới tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Mơ hình thứ nhất với dữ liệu dựa trên 60 quốc gia có hệ số tín nhiệm quốc gia thấp, kết quả thu được chỉ ra mối quan hệ giữa bình phương tỷ lệ nợ cơng trên GDP và tốc độ tăng trưởng GDP với các nước có hệ số tín nhiệm quốc gia thấp là -9.4x10−5. Điều này có nghĩa là là nếu bình phương tỷ lệ nợ cơng trên GDP tăng 1 đơn vị thì tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ giảm 9.4x10−5 đơn vị. Trong khi đó,với mơ hình thứ hai với dữ liệu dựa trên 96 quốc gia, bao gồm cả những quốc gia có hệ số tín nhiệm cao và các quốc gia có hệ số tín nhiệm thấp ( dựa trên xếp hạng của Standard&Poor’s) và kết quả thu được chỉ ra mối quan hệ giữa bình phương tỷ lệ nợ công trên GDP và tốc độ tăng trưởng GDP với các nước trên thế giới là -5.53x10−5.

Điều này có nghĩa là là nếu bình phương tỷ lệ nợ công trên GDP tăng 1 đơn vị thì tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ giảm 5.53x10−5 đơn vị.

Ta có thể thấy được đối với những quốc gia được xếp hạng hệ số tín nhiệm thấp, tỷ lệ nợ công trên GDP cao làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP nhiều hơn so với mặt bằng chung của tất cả các quốc gia. Điều này là một yếu tố quan trọng để chính phủ cân nhắc khi xác định mức trần nợ công, nếu như quốc gia đó có hệ số tín nhiệm quốc gia thấp, chính phủ nên cân nhắc giảm trần nợ công thấp hơn ngưỡng nợ nguy hiểm vì các nhà đầu tư cũng như các định chế tài chính, chủ nợ sẽ rất nhạy cảm và có những động thái bất lợi khi có bất kì thơng tin tiêu cực nào về tình hình nợ cơng của quốc gia đó như giảm đầu tư, rút vốn, hạn chế cho chính phủ vay hoặc thêm những điều kiện gây khó khăn trong việc vay vốn của chính phủ, …. Điều này trái ngược hẳn với các nước được xếp hạng hệ số tín nhiệm quốc gia cao, dù tỷ lệ nợ cơng trên GDP cao cũng có ảnh hưởng ít hơn đến việc làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế vì các nhà đầu tư, các định chế tài chính và các chủ nợ thường có xu hướng tin tưởng vào độ bền vững của nợ cơng của quốc gia đó và ít nhạy cảm hơn khi có bất kì một thơng tin tiêu cực nào về tình hình nền kinh tế của quốc gia đó và sẽ khơng có những động thái tiêu cực nhất thời.

Do ảnh hưởng của tỷ lệ nợ công trên GDP đối với sự tăng trưởng kinh tế là yếu tố cơ bản để chính phủ xác định mức trần nợ công của một quốc gia, qua kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy hệ số tín nhiệm quốc gia lại có tác động đến sự ảnh hưởng trên,vì vậy đây cũng là một nhân tố đáng để cân nhắc trong việc thay đổi, xác định mức trần nợ công qua các năm của chính phủ và chính phủ có thể tăng hoặc giảm mức trần nợ công tùy thuộc vào xếp hạng tín nhiệm quốc gia của mình.

Do số liệu thu thập được của các quốc gia được Standard & Poor’s xếp hạng hệ số tín nhiệm quốc gia cao không đủ lớn để chạy mơ hình hồi quy tuyến tính OLS nên trong nghiên cứu của nhóm tác giả mới chỉ ra được sự ảnh hưởng của hệ số tín nhiệm quốc gia thấp đối với việc xác định trần nợ công thông qua tác động đến sự ảnh hưởng của tỷ lệ nợ công trên GDP cao đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Nghiên cứu của nhóm tác giả cũng chưa chỉ ra được ngưỡng nợ an toàn khuyến nghị cho nhóm quốc gia có hệ số tín nhiệm quốc gia cao và nhóm quốc gia có hệ số tín nhiệm quốc gia thấp.

Với hạn chế kể trên, nhóm tác giả mong muốn những nghiên cứu trong tương lai có thể xác định chính xác ảnh hưởng của hệ số tín nhiệm quốc gia cao đối với việc xác định trần nợ công dựa theo phương pháp trên với mẫu số liệu đủ lớn. Bên cạnh đó, nhóm tác giả sẽ xây dựng một mơ hình mới để có thể đo lường được một cách tương đối ngưỡng nợ dành cho cho nhóm quốc gia có hệ số tín nhiệm quốc gia cao và nhóm quốc gia có hệ số tín nhiệm quốc gia thấp để có thể làm cơ sở cho chính phủ các nước cân nhắc tăng hoặc giảm trần nợ công so với những ngưỡng nợ mà các nghiên cứu liên quan trước đó khuyến nghị.

Ngoài ra, các nhân tố khác có ảnh hưởng đến việc xác định trần nợ cơng như tình hình kinh tế vĩ mơ, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, nhu cầu về đầu tư phát triển, chất lượng thể chế, chính sách,….cũng là những hướng đi mà nhóm tác giả sẽ triển khai trong những nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

3.2 Gợi ý chính sách và kiến nghị giải pháp

Những quốc gia có hệ số tín nhiệm quốc gia cao có tỷ lệ nợ cơng trên GDP khá cao vì rất dễ dàng trong việc vay nợ do các nhà đầu tư, các định chế tài chính, các chủ nợ thường có một niềm tin vào sự bền vững nợ cơng của quốc gia đó. Những quốc gia này có thể nâng cao mức trần nợ công hơn so với ngưỡng nợ cơng an tồn mà các nghiên cứu trước đó đã khuyến nghị vì như nhóm tác giả đã phân tích ở bên trên: Các nhà đầu tư, các định chế tài chính, các chủ nợ sẽ ít nhạy cảm với những thông tin tiêu cực của nền kinh tế và sẽ khơng có những động thái tiêu cực nhất thời. Việc tăng mức trần nợ cơng này có thể đáp ứng tương xứng đối với nhu cầu phát triển của quốc gia đó. Tuy nhiên khơng phải là những quốc gia này khơng có nguy cơ vỡ nợ, vì vậy, mức trần nợ công không nên duy trì ở mức quá cao mà cịn tùy thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mơ, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, nhu cầu về đầu tư phát triển, chất lượng thể chế, chính sách hiện tại của quốc gia có thể tăng hoặc giảm sao cho phù hợp với tình hình của quốc gia đó. Bên cạnh đó, các quốc gia này cần duy trì tốc độ tăng trưởng GDP, dân số, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), dự trữ ngoại hối, dư nợ cho vay khu vực tư nhân, nợ nước ngoài, thị trường chứng khoán, chỉ số PMI, đầu tư trực tiếp nước ngồi, nợ chính phủ so với GDP, ngân sách, chi tiêu của chính phủ, cán cân thương mại, tài khoản vãng lai, tài khoản vãng lai so với GDP, thuế suất doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp,…(các chỉ tiêu đánh giá để xếp hạng hệ số tín nhiệm quốc gia) ở mức ổn định để có thể duy trì được lợi thế khi vay nợ khi được xếp hạng hệ số tín nhiệm quốc gia cao. Nhóm các quốc gia này có thể giảm tỷ lệ nợ cơng bằng các biện pháp sau:

Thứ nhất, tăng thuế: việc tăng thuế có thể làm giảm gánh nặng vay nợ của chính phủ, tuy nhiên việc tăng thuế phải có lộ trình dài hạn và mức tăng phù hợp để tránh hiện tượng giảm đầu tư hay trốn thuế.

Thứ hai, giảm bớt gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội: những quốc gia có hệ số tín nhiệm cao thường là những quốc gia phát triển và theo đuổi

mơ hình Nhà nước phúc lợi Châu Âu ( theo đó Nhà nước đóng vai trị quyết định trong thiết lập hệ thống an toàn xã hội và dịch vụ xã hội), tuy nhiên nếu tỷ lệ nợ cơng q cao, chính phủ có thể xem xét cắt giảm mức trợ cấp xã hội trong tương lai, khi mà dân số của quốc gia đó già hóa, tạo gắng nặng về chi tiêu cho trợ cấp xã hội.

Thứ ba, ổn định tài chính, giảm bớt thâm hụt ngân sách: chính phủ cần có những chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phù hợp để duy trì sự ổn định tài chính, cắt giảm chi tiêu công hợp lý để giảm bớt thâm hụt ngân sách.

3.2.2. Đối với nhóm nước có hệ số tín nhiệm quốc gia thấp

Nhóm quốc gia này tuy có tỷ lệ nợ công trên GDP thường thấp hơn các quốc gia ở nhóm có hệ số tín nhiệm quốc gia cao do vay nợ khó khăn hơn nhưng lại có nguy cơ vỡ nợ cao hơn do nhà đầu tư cũng như các định chế tài chính, chủ nợ sẽ rất nhạy cảm và có những động thái bất lợi khi có bất kì thơng tin tiêu cực nào về tình hình nợ cơng của quốc gia đó. Vì vậy, những quốc gia này cần hạ mức trần nợ công xuống dưới ngưỡng nợ cơng an tồn mà các nghiên cứu có liên quan trước đó đã khuyến nghị để tránh những rủi ro có thể dẫn đến tình trạng vỡ nợ cơng. Bên cạnh đó thì các yếu tố khác như tình hình kinh tế vĩ mơ, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, nhu cầu về đầu tư phát triển, chất lượng thể chế, chính sách hiện tại của quốc gia, …cũng là những nhân tố ảnh hưởng tăng hoặc giảm đến mức trần nợ cơng được chính phủ xác định.

Tuy nhiên, nếu như giảm trần nợ công xuống liệu có ảnh hưởng đến những mục tiêu phát triển của quốc gia đó hay khơng? Việc chính phủ giảm trần nợ cơng xuống đồng nghĩa với việc quốc gia có phải giảm tỷ lệ nợ công trên GDP (Public Debt/GDP) xuống thấp hơn, để thực hiện được điều đó, chính phủ các nước phải:

Thứ nhất, Chính phủ cần tăng cường kỷ luật tài khóa, gia tăng công tác quản lý và kiểm soát đối với các khoản chi từ ngân sách nhà nước, trong đó khoản chi thường xuyên là một khoản chi lớn trong ngân sách nhà nước, tuy nhiên ở nhiều quốc gia khoản chi này chưa được kiểm sốt một cách chặt chẽ, trong đó số liệu quyết tốn ngân sách thường cao hơn nhiều so với số liệu dự toán. Bên cạnh đó, nhiều khoản chi cịn mang tính cấp phát, khơng có nghĩa vụ hồn trả, hay chi phí sử dụng vốn thấp đã khiến đối tượng hưởng thụ khơng có động lực để sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất, gây lãng phí ngân sách nhà nước. Việc tăng lãi suất cho các khoản vay từ ngân sách nhà nước sẽ là một giải pháp quan trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Thứ hai, xây dựng dự toán ngân sách nhà nước theo khn khổ tài chính trung và dài hạn. Chính việc này giúp cho việc chi tiêu công và giải ngân của chính phủ tăng tính minh bạch, hạn chế tham nhũng, tránh được tình trạng bội chi ngân sách và thâm hụt ngân sách.

Thứ ba, giảm sự lệ thuộc vào nguồn vay vốn nước ngồi, chính phủ các nước có thể vay trong nước thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ dài hạn (10-15 năm) với lãi suất thấp (ổn định vững chắc khuôn khổ vĩ mô, tăng huy đọng vốn bằng đồng nội tệ) giảm sự lệ thuộc vào vốn vay bên ngoài.

Bên cạnh việc giảm tỷ lệ nợ công trên GDP, các quốc gia có thể tăng hệ số tín nhiệm quốc gia để nâng trần nợ công bằng những biện pháp dưới đây:

Những thông tin mà Standard & Poor’s sử dụng để xếp hạng hệ số tín nhiệm quốc gia đó là: : tốc độ tăng trưởng GDP, dân số, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), dự trữ ngoại hối, dư nợ cho vay khu vực tư nhân, nợ nước ngoài, thị trường chứng khoán, chỉ số PMI, đầu tư trực tiếp nước ngồi, nợ

chính phủ so với GDP, ngân sách, chi tiêu của chính phủ, cán cân thương mại, tài khoản vãng lai, tài khoản vãng lai so với GDP, thuế suất doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp...Ngoài ra còn căn cứ vào số nợ, số tiền trả nợ hàng năm, vốn dự trữ ngoại tệ, đầu tư quốc gia, rủi ro lạm phát,….

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của hệ số tín nhiệm quốc gia đến việc xác định trần nợ công và một số khuyến nghị dành cho việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)