2.1.1 .Với các nước có xếp hạng thấp
3.2 Gợi ý chính sách và kiến nghị giải pháp
3.2.2. Đối với nhóm nước có hệ số tín nhiệm quốc gia thấp
Nhóm quốc gia này tuy có tỷ lệ nợ công trên GDP thường thấp hơn các quốc gia ở nhóm có hệ số tín nhiệm quốc gia cao do vay nợ khó khăn hơn nhưng lại có nguy cơ vỡ nợ cao hơn do nhà đầu tư cũng như các định chế tài chính, chủ nợ sẽ rất nhạy cảm và có những động thái bất lợi khi có bất kì thơng tin tiêu cực nào về tình hình nợ cơng của quốc gia đó. Vì vậy, những quốc gia này cần hạ mức trần nợ công xuống dưới ngưỡng nợ cơng an tồn mà các nghiên cứu có liên quan trước đó đã khuyến nghị để tránh những rủi ro có thể dẫn đến tình trạng vỡ nợ cơng. Bên cạnh đó thì các yếu tố khác như tình hình kinh tế vĩ mơ, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, nhu cầu về đầu tư phát triển, chất lượng thể chế, chính sách hiện tại của quốc gia, …cũng là những nhân tố ảnh hưởng tăng hoặc giảm đến mức trần nợ cơng được chính phủ xác định.
Tuy nhiên, nếu như giảm trần nợ công xuống liệu có ảnh hưởng đến những mục tiêu phát triển của quốc gia đó hay khơng? Việc chính phủ giảm trần nợ cơng xuống đồng nghĩa với việc quốc gia có phải giảm tỷ lệ nợ công trên GDP (Public Debt/GDP) xuống thấp hơn, để thực hiện được điều đó, chính phủ các nước phải:
Thứ nhất, Chính phủ cần tăng cường kỷ luật tài khóa, gia tăng công tác quản lý và kiểm soát đối với các khoản chi từ ngân sách nhà nước, trong đó khoản chi thường xuyên là một khoản chi lớn trong ngân sách nhà nước, tuy nhiên ở nhiều quốc gia khoản chi này chưa được kiểm sốt một cách chặt chẽ, trong đó số liệu quyết tốn ngân sách thường cao hơn nhiều so với số liệu dự toán. Bên cạnh đó, nhiều khoản chi cịn mang tính cấp phát, khơng có nghĩa vụ hồn trả, hay chi phí sử dụng vốn thấp đã khiến đối tượng hưởng thụ khơng có động lực để sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất, gây lãng phí ngân sách nhà nước. Việc tăng lãi suất cho các khoản vay từ ngân sách nhà nước sẽ là một giải pháp quan trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Thứ hai, xây dựng dự toán ngân sách nhà nước theo khn khổ tài chính trung và dài hạn. Chính việc này giúp cho việc chi tiêu công và giải ngân của chính phủ tăng tính minh bạch, hạn chế tham nhũng, tránh được tình trạng bội chi ngân sách và thâm hụt ngân sách.
Thứ ba, giảm sự lệ thuộc vào nguồn vay vốn nước ngồi, chính phủ các nước có thể vay trong nước thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ dài hạn (10-15 năm) với lãi suất thấp (ổn định vững chắc khuôn khổ vĩ mô, tăng huy đọng vốn bằng đồng nội tệ) giảm sự lệ thuộc vào vốn vay bên ngoài.
Bên cạnh việc giảm tỷ lệ nợ công trên GDP, các quốc gia có thể tăng hệ số tín nhiệm quốc gia để nâng trần nợ công bằng những biện pháp dưới đây:
Những thông tin mà Standard & Poor’s sử dụng để xếp hạng hệ số tín nhiệm quốc gia đó là: : tốc độ tăng trưởng GDP, dân số, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), dự trữ ngoại hối, dư nợ cho vay khu vực tư nhân, nợ nước ngoài, thị trường chứng khoán, chỉ số PMI, đầu tư trực tiếp nước ngồi, nợ
chính phủ so với GDP, ngân sách, chi tiêu của chính phủ, cán cân thương mại, tài khoản vãng lai, tài khoản vãng lai so với GDP, thuế suất doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp...Ngoài ra còn căn cứ vào số nợ, số tiền trả nợ hàng năm, vốn dự trữ ngoại tệ, đầu tư quốc gia, rủi ro lạm phát,….
Vì vậy, để tăng hệ số tín nhiệm quốc gia thì chính phủ của quốc gia đó phải có những chính sách ổn định tình hình kinh tế, giảm vay mượn và luôn trả nợ đúng hạn. Một khi giảm được tỷ lệ nợ công xuống thấp và những nhân tố khác không đổi cũng làm tăng hệ số tín nhiệm quốc gia. Tuy nhiên, nhìn chung thì việc có thể tăng được hệ số tín nhiệm quốc gia, chính phủ nước đó cần duy trì sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế, duy trì được tỷ lệ nợ công ở mức bền vững, do đó rất khó để thực hiện trong một thời gian ngắn mà cần có một quá trình lâu dài có kế hoạch, mục tiêu cụ thể và chi tiết.