2.1.1 .Với các nước có xếp hạng thấp
3.1 Kết luận kết quả nghiên cứu
3.1.1. Những kết quả thu được từ nghiên cứu
Sau khi chạy mơ hình hồi quy tuyến tính OLS với biến phụ thuộc là Tốc độ tăng trưởng GDP của các quốc gia trong năm 2016 và các biến độc lập bao gồm bình phương của tỷ lệ nợ công trên GDP, logarit của bình phương đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, tỷ lệ lạm phát và dân số của các nhóm quốc gia, nhóm tác giả đã thu được kết quả phù hợp với giả thuyết nghiên cứu đề ra trước đó:
Hệ số tín nhiệm quốc gia ảnh hưởng đến việc xác định mức trần nợ công thông qua việc làm giảm ảnh hưởng của tỷ lệ nợ công trên GDP tới tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Mơ hình thứ nhất với dữ liệu dựa trên 60 quốc gia có hệ số tín nhiệm quốc gia thấp, kết quả thu được chỉ ra mối quan hệ giữa bình phương tỷ lệ nợ công trên GDP và tốc độ tăng trưởng GDP với các nước có hệ số tín nhiệm quốc gia thấp là -9.4x10−5. Điều này có nghĩa là là nếu bình phương tỷ lệ nợ cơng trên GDP tăng 1 đơn vị thì tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ giảm 9.4x10−5 đơn vị. Trong khi đó,với mơ hình thứ hai với dữ liệu dựa trên 96 quốc gia, bao gồm cả những quốc gia có hệ số tín nhiệm cao và các quốc gia có hệ số tín nhiệm thấp ( dựa trên xếp hạng của Standard&Poor’s) và kết quả thu được chỉ ra mối quan hệ giữa bình phương tỷ lệ nợ công trên GDP và tốc độ tăng trưởng GDP với các nước trên thế giới là -5.53x10−5.
Điều này có nghĩa là là nếu bình phương tỷ lệ nợ công trên GDP tăng 1 đơn vị thì tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ giảm 5.53x10−5 đơn vị.
Ta có thể thấy được đối với những quốc gia được xếp hạng hệ số tín nhiệm thấp, tỷ lệ nợ công trên GDP cao làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP nhiều hơn so với mặt bằng chung của tất cả các quốc gia. Điều này là một yếu tố quan trọng để chính phủ cân nhắc khi xác định mức trần nợ công, nếu như quốc gia đó có hệ số tín nhiệm quốc gia thấp, chính phủ nên cân nhắc giảm trần nợ công thấp hơn ngưỡng nợ nguy hiểm vì các nhà đầu tư cũng như các định chế tài chính, chủ nợ sẽ rất nhạy cảm và có những động thái bất lợi khi có bất kì thơng tin tiêu cực nào về tình hình nợ cơng của quốc gia đó như giảm đầu tư, rút vốn, hạn chế cho chính phủ vay hoặc thêm những điều kiện gây khó khăn trong việc vay vốn của chính phủ, …. Điều này trái ngược hẳn với các nước được xếp hạng hệ số tín nhiệm quốc gia cao, dù tỷ lệ nợ cơng trên GDP cao cũng có ảnh hưởng ít hơn đến việc làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế vì các nhà đầu tư, các định chế tài chính và các chủ nợ thường có xu hướng tin tưởng vào độ bền vững của nợ công của quốc gia đó và ít nhạy cảm hơn khi có bất kì một thơng tin tiêu cực nào về tình hình nền kinh tế của quốc gia đó và sẽ khơng có những động thái tiêu cực nhất thời.
Do ảnh hưởng của tỷ lệ nợ công trên GDP đối với sự tăng trưởng kinh tế là yếu tố cơ bản để chính phủ xác định mức trần nợ công của một quốc gia, qua kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy hệ số tín nhiệm quốc gia lại có tác động đến sự ảnh hưởng trên,vì vậy đây cũng là một nhân tố đáng để cân nhắc trong việc thay đổi, xác định mức trần nợ công qua các năm của chính phủ và chính phủ có thể tăng hoặc giảm mức trần nợ cơng tùy thuộc vào xếp hạng tín nhiệm quốc gia của mình.
Do số liệu thu thập được của các quốc gia được Standard & Poor’s xếp hạng hệ số tín nhiệm quốc gia cao không đủ lớn để chạy mơ hình hồi quy tuyến tính OLS nên trong nghiên cứu của nhóm tác giả mới chỉ ra được sự ảnh hưởng của hệ số tín nhiệm quốc gia thấp đối với việc xác định trần nợ công thông qua tác động đến sự ảnh hưởng của tỷ lệ nợ công trên GDP cao đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu của nhóm tác giả cũng chưa chỉ ra được ngưỡng nợ an toàn khuyến nghị cho nhóm quốc gia có hệ số tín nhiệm quốc gia cao và nhóm quốc gia có hệ số tín nhiệm quốc gia thấp.
Với hạn chế kể trên, nhóm tác giả mong muốn những nghiên cứu trong tương lai có thể xác định chính xác ảnh hưởng của hệ số tín nhiệm quốc gia cao đối với việc xác định trần nợ công dựa theo phương pháp trên với mẫu số liệu đủ lớn. Bên cạnh đó, nhóm tác giả sẽ xây dựng một mơ hình mới để có thể đo lường được một cách tương đối ngưỡng nợ dành cho cho nhóm quốc gia có hệ số tín nhiệm quốc gia cao và nhóm quốc gia có hệ số tín nhiệm quốc gia thấp để có thể làm cơ sở cho chính phủ các nước cân nhắc tăng hoặc giảm trần nợ công so với những ngưỡng nợ mà các nghiên cứu liên quan trước đó khuyến nghị.
Ngoài ra, các nhân tố khác có ảnh hưởng đến việc xác định trần nợ cơng như tình hình kinh tế vĩ mơ, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, nhu cầu về đầu tư phát triển, chất lượng thể chế, chính sách,….cũng là những hướng đi mà nhóm tác giả sẽ triển khai trong những nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.