2.1.1 .Với các nước có xếp hạng thấp
3.2 Gợi ý chính sách và kiến nghị giải pháp
3.2.1. Đối với nhóm nước có hệ số tín nhiệm quốc gia cao
Những quốc gia có hệ số tín nhiệm quốc gia cao có tỷ lệ nợ cơng trên GDP khá cao vì rất dễ dàng trong việc vay nợ do các nhà đầu tư, các định chế tài chính, các chủ nợ thường có một niềm tin vào sự bền vững nợ cơng của quốc gia đó. Những quốc gia này có thể nâng cao mức trần nợ công hơn so với ngưỡng nợ cơng an tồn mà các nghiên cứu trước đó đã khuyến nghị vì như nhóm tác giả đã phân tích ở bên trên: Các nhà đầu tư, các định chế tài chính, các chủ nợ sẽ ít nhạy cảm với những thông tin tiêu cực của nền kinh tế và sẽ khơng có những động thái tiêu cực nhất thời. Việc tăng mức trần nợ cơng này có thể đáp ứng tương xứng đối với nhu cầu phát triển của quốc gia đó. Tuy nhiên khơng phải là những quốc gia này khơng có nguy cơ vỡ nợ, vì vậy, mức trần nợ công khơng nên duy trì ở mức quá cao mà cịn tùy thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mơ, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, nhu cầu về đầu tư phát triển, chất lượng thể chế, chính sách hiện tại của quốc gia có thể tăng hoặc giảm sao cho phù hợp với tình hình của quốc gia đó. Bên cạnh đó, các quốc gia này cần duy trì tốc độ tăng trưởng GDP, dân số, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), dự trữ ngoại hối, dư nợ cho vay khu vực tư nhân, nợ nước ngồi, thị trường chứng khốn, chỉ số PMI, đầu tư trực tiếp nước ngồi, nợ chính phủ so với GDP, ngân sách, chi tiêu của chính phủ, cán cân thương mại, tài khoản vãng lai, tài khoản vãng lai so với GDP, thuế suất doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp,…(các chỉ tiêu đánh giá để xếp hạng hệ số tín nhiệm quốc gia) ở mức ổn định để có thể duy trì được lợi thế khi vay nợ khi được xếp hạng hệ số tín nhiệm quốc gia cao. Nhóm các quốc gia này có thể giảm tỷ lệ nợ cơng bằng các biện pháp sau:
Thứ nhất, tăng thuế: việc tăng thuế có thể làm giảm gánh nặng vay nợ của chính phủ, tuy nhiên việc tăng thuế phải có lộ trình dài hạn và mức tăng phù hợp để tránh hiện tượng giảm đầu tư hay trốn thuế.
Thứ hai, giảm bớt gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội: những quốc gia có hệ số tín nhiệm cao thường là những quốc gia phát triển và theo đuổi
mơ hình Nhà nước phúc lợi Châu Âu ( theo đó Nhà nước đóng vai trị quyết định trong thiết lập hệ thống an toàn xã hội và dịch vụ xã hội), tuy nhiên nếu tỷ lệ nợ công q cao, chính phủ có thể xem xét cắt giảm mức trợ cấp xã hội trong tương lai, khi mà dân số của quốc gia đó già hóa, tạo gắng nặng về chi tiêu cho trợ cấp xã hội.
Thứ ba, ổn định tài chính, giảm bớt thâm hụt ngân sách: chính phủ cần có những chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phù hợp để duy trì sự ổn định tài chính, cắt giảm chi tiêu công hợp lý để giảm bớt thâm hụt ngân sách.