Đánh giá tình hình xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) các nhân tố tác động đến xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của việt nam tiếp cận theo mô hình hấp dẫn (Trang 45 - 47)

Nam giai đoạn 2010-2015

Từ các phân tích số liệu ở phần 2.1 có thể rút ra các kết luận sau:

Thứ nhất, trước năm 2010, giá trị xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt

Nam là không đáng kể.

Thứ hai, khả năng sản xuất điện thoại và linh kiện của Việt Nam tăng mạnh

qua các năm: do nhu cầu của thế giới đối với nhóm hàng này ln theo chiều hướng tăng, cùng với việc các doanh nghiệp sản xuất nhóm hàng này ngày càng nhiều sẽ dẫn đến việc tăng khối lượng xuất khẩu nhóm hàng này. Với tốc độ tăng hiện tại, nhóm hàng này sẽ cịn tiếp tục là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần mang lại ngoại tệ cho đất nước.

Thứ ba, Việt Nam là thị trường hấp dẫn với các doanh nghiệp đầu tư nước

ngồi nói chung và các doanh nghiệp FDI trong ngành sản xuất điện thoại và linh kiện nói riêng. Theo Glenn Barklie (2016), cả hai năm 2014 và 2015, Việt Nam đều có chỉ số thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài (greenfield FDI performance index – được đo lường bằng tỷ trọng đầu tư mới FDI của một nước thu hút được trong tổng GDP toàn cầu/tỷ trọng của GDP của nước đó trong tổng GDP tồn cầu). Có được điều này là nhờ mơi trường chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, tổng cầu của nền kinh tế ngày càng tăng cao, cùng với những nỗ lực cải thiện của nhà nước trong thủ tục đăng kí doanh nghiệp, giảm thời gian xây dựng lắp đặt hệ thống điện, tăng giới hạn vay nợ, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp,… (Doing Business, 2015)

Xét riêng trong năm 2015, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó đang chú ý nhất là lĩnh vực Cơng nghiệp chế biến, chế tạo với 955 dự án đầu tư đăng ký mới và 517 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn là 15,23

trong chương 1, ngành cơng nghiệp chế biến chế tạo có đặc thù là có nhu cầu sử dụng nhân cơng giá rẻ lớn, trong khi đó, Việt Nam lại có ưu thế về giá nhân cơng và giá năng lượng đầu vào, đồng thời do xu hướng tăng giá nhân công của Trung Quốc và Thái Lan dẫn đến việc các nhà đầu tư trong ngành này (trong đó có điện thoại và linh kiện) chuyển hướng sang Việt Nam để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ của Việt Nam (Nguyệt Quế, 2016). Có thể kể đến các doanh nghiệp như LG chuyển từ Thái Lan sang Việt Nam, Intel chuyển từ Malaysia về Việt Nam, Samsung chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam,…

Thứ tư, tuy giá trị xuất khẩu lớn nhưng phần giá trị tăng thêm mà Việt Nam đóng góp khơng nhiều. Các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam chủ yếu thực hiện khâu gia công lắp ráp, tức là nhập các nguyên liệu và bán thành phẩm từ nước ngồi và thực hiện gia cơng lắp ráp ở Việt Nam, sau đó xuất khẩu sang các thị trường khác (Nguyệt Quế, 2016) do Việt Nam có nguồn lao động phổ thơng giá rẻ dồi dào, cũng như tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do nên được hưởng các ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu. Việc các doanh nghiệp nước ngoài phải nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào từ nước ngoài một phần là do sự yếu kém của ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam, cho đến đầu năm 2017, chỉ có 20 doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện là nhà cung ứng cấp 1 cho Samsung Electronics Việt Nam.

Kết luận chƣơng II

Chương II đã cho thấy tình hình xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam kể từ năm 2010 đến năm 2015, cụ thể là về kim ngạch xuất khẩu, tốc độ thay đổi kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của thế giới, cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng này theo thị trường, mặt hàng và khu vực kinh tế, đồng thời đưa ra một số kết luận phục vụ cho việc xây dựng mơ hình trong chương III.

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MƠ HÌNH HẤP DẪN ĐÁNH GIÁ

ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG ĐIỆN THOẠI VÀ LINH KIỆN

CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) các nhân tố tác động đến xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của việt nam tiếp cận theo mô hình hấp dẫn (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)