Điện thoại cho mạng di động tế bào

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) các nhân tố tác động đến xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của việt nam tiếp cận theo mô hình hấp dẫn (Trang 29)

Hình 1.4. Điện thoại cố định khơng dây

Nguồn: http://www.viettel.info.vn

Bộ phận – mã HS 851770: là các linh kiện của các thiết bị đã nêu trên, ví dụ

như: Bộ phận lắp trong khe chọc SIM của điện thoại di động, nắp che và bảo vệ khe cắm sim, Bản mạch gồm các linh kiện điện, điện tử đã được hàn gắn trên bản mạch dùng cho điện thoại, cổng cắm tai nghe, cổng sạc,… Trong bài Khóa luận, mặt hàng này được tác giả nhắc đến với tên linh kiện.

Nguồn: http://www.robotroom.com

1.2.2. Ngành sản xuất điện thoại và linh kiện ở Việt Nam

Theo hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam (VSIC 2007), ngành sản xuất điện thoại và linh kiện được xếp loại vào ngành C (công nghiệp chế biến, chế tạo), ngành 26 (sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học), cụ thể hoạt động sản xuất điện thoại nằm trong ngành 2630 (Sản xuất thiết bị truyền thông), hoạt động sản xuất linh kiện điện thoại nằm trong ngành 2610 (Sản xuất linh kiện điện tử).

Một số doanh nghiệp sản xuất điện thoại và linh kiện lớn ở Việt Nam có thể kể đến như: Công Ty TNHH Điện tử Foster (Đà Nẵng), Công ty TNHH Jahwa Vina, Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel, Công ty TNHH Fushan Technology (Việt Nam), Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam,… (Bộ Công Thương Việt Nam, 2014). Đặc điểm chung của ngành sản xuất này là nhu cầu sử dụng lao động lớn, từ lao động phổ thơng cho đến lao động có trình độ; cần nhiều nhà cung cấp các linh phụ kiện hàm lượng công nghệ cao; nền tảng công nghệ kỹ thuật cao; chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển lớn.

Kết luận chƣơng I

Như vậy, chương I đã chỉ ra rằng trong số các mơ hình đánh giá tác động của các yếu tố đến luồng thương mại, mơ hình hấp dẫn là mơ hình phù hợp nhất để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam, đồng thời nêu ra các mặt hàng chính trong nhóm hàng này, đặc điểm của ngành sản xuất nhóm hàng này và những đặc điểm cũng như lưu ý khi sử dụng mơ hình hấp dẫn trong thương mại quốc tế.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG

ĐIỆN THOẠI VÀ LINH KIỆN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2015

2.1. Tình hình xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam giai

đoạn 2010-2015

2.1.1. Sơ lược về tình hình xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam trước năm 2010 Nam trước năm 2010

Bảng 2.1. Kim ngạch và tỷ trọng trong tổng xuất khẩu của Việt Nam của nhóm hàng điện thoại và linh kiện trƣớc năm 2010

Đơn vị tính: Triệu USD - %

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Giá trị (triệu USD) 1.542 3.212 23.408 0.001 0 0 0.147 123.253 568.705 Tỷ trọng (%) 0.01 0.02 0.12 0 0 0 0 0.2 1 Nguồn: http://trademap.org

Có thể nhận thấy kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam giai đoạn trước năm 2010 là tương đối thấp, có những năm giá trị xuất khẩu ở mức 0, tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng này so với tổng xuất khẩu của Việt Nam cũng chỉ ở mức cao nhất là 1%. Như vậy, trước năm 2010, xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện còn thấp, chưa năm nào đạt đến giá trị 1 tỷ USD/năm.

2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam giai đoạn 2010-2015

2.1.2.1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu

Kể từ năm 2010, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam tăng vọt, trở thành một trong số những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam.

Hình 2.1. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015

Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: http://trademap.org

Bắt đầu từ năm 2010, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2.0 6.4 12.7 21.3 23.6 30.2

Việt Nam giai đoạn này. Trong khi kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện năm 2010 chỉ là 2 tỷ USD, thì đến năm 2015 đã lên đến 30.2 tỷ USD, tức là gấp 15 lần trong vịng 5 năm. Lần lượt các năm có tốc độ tăng là 254.67%/năm, 218.8%/năm, 97.29%/năm, 67.51%/năm, 10.92%/năm và 2015 với tốc độ tăng trưởng 27.98%/năm. Tính bình qn giai đoạn 2010 -2015, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện có tốc độ tăng trưởng là 71.78%/năm, tốc độ tăng rất lớn này một phần là do kim ngạch xuất khẩu năm 2010 chỉ ở mức 2.017 tỷ USD, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận tốc độ tăng vượt bậc về giá trị xuất khẩu của nhóm hàng này.

Xét về tốc độ tăng tuyệt đối, trong giai đoạn 2010-2015, mỗi năm giá trị xuất khẩu nhóm hàng này đều tăng ở mức lớn hơn 1 tỷ USD. Thấp nhất là năm 2010 với lượng tăng 1.45 tỷ USD/năm. Và cao nhất là năm 2013, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng 8.56 tỷ USD so với năm 2012.

Sự tăng vượt trội của kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện có thể được giải thích do năm 2009, Samsung Electronics Việt Nam khai trương nhà máy sản xuất điện thoại di động quy mô lớn đầu tiên ở Việt Nam tại khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh. Đây là nhà máy sản xuất điện thoại di động thứ 7 trên thế giới của Samsung và là nhà máy sản xuất điện thoại di động đầu tiên tại Việt Nam với quy mơ cung ứng cho thị trường tồn cầu của Samsung (Samsung, 2009). Năm 2014, tốc độ tăng về kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng điện thoại và linh kiện bị giảm xuống một phần cũng là do việc Samsung Electronics Việt Nam giảm sản lượng.

Hình 2.2. Tốc độ tăng tuyệt đối và tƣơng đối của kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015

Đơn vị: tỷ USD - %

Nguồn: tính tốn của tác giả

2.1.2.2. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng điện thoại và linh kiện trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

Năm 2013 cũng là năm đầu tiên, nhóm hàng điện thoại và linh kiện vượt qua nhóm hàng dệt may để đứng đầu trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Từ năm 2013 đến nay thì nhóm hàng này vẫn tiếp tục dẫn đầu danh sách này. Tỷ trọng của nhóm hàng điện thoại và linh kiện trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng từ mức 3.19% năm 2010 lên mức 16.10% năm 2013 và 18.62% năm 2015, tức là chiếm tới gần 1/5 tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. 1.45 4.41 6.26 8.56 2.32 6.60 254.67 218.80 97.29 67.51 10.92 27.98 0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 300.00 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Hình 2.3. Kim ngạch xuất khẩu một số nhóm hàng chính của Việt Nam giai đoạn 2010-2015

Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: Tổng cục thống kê

2.1.2.3. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam so với thế giới

So với giá trị xuất khẩu của nhóm hàng điện thoại và linh kiện trên tồn thế giới, vị trí thứ hạng của Việt Nam đang ngày càng tăng. Từ vị trí thứ 18 năm 2010, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 3 vào năm 2015, vượt qua cả Hàn Quốc.

0.00 20,000.00 40,000.00 60,000.00 80,000.00 100,000.00 120,000.00 140,000.00 160,000.00 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Khác Giày, dép

Hàng điện tử, máy tính và linh kiện Hàng dệt, may Điện thoại và linh kiện

Bảng 2.2. Thứ hạng theo kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của một số nƣớc xuất khẩu chính giai đoạn 2010-2015

Nƣớc 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Trung Quốc 1 1 1 1 1 1 Hồng Kông 2 2 2 2 2 2 Việt Nam 18 8 6 5 4 3 Hàn Quốc 3 3 3 3 3 4 Hà Lan 11 13 4 6 6 5 Hoa Kỳ 6 6 7 7 7 6 Nguồn: http://trademap.org

Xét về tỷ trọng xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam so với toàn thế giới, năm 2010, Việt Nam chỉ xuất khẩu 0,91% so với tổng xuất khẩu của thế giới, thì đến năm 2015, con số đó là 7,62%. Có thể thấy, ngành công nghiệp sản xuất điện thoại và linh kiện ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ không chỉ so với các ngành trong nước mà còn so với các nước khác trong ngành sản xuất này trên tồn thế giới.

Hình 2.4. Tỷ trọng xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam so với toàn thế giới giai đoạn 2010 – 2015

Đơn vị: %

Nguồn: http://trademap.org

Bảng 2.3. Tỷ trọng xuất khẩu điện thoại và linh kiện của một số nƣớc so với toàn thế giới giai đoạn 2010 – 2015

Đơn vị: % Nƣớc 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Trung Quốc 35.7 38.3 39.1 38.8 41 44.2 Hồng Kông 11.1 12.1 12 13.3 13.9 14.7 Việt Nam 0.9 2.4 4.1 5.7 6 7.6 Hàn Quốc 10.9 9 6.2 6.5 6.5 7.1 Hà Lan 1.6 1.3 5.6 4.7 4.9 5.3 Hoa Kỳ 4.6 4.2 3.7 3.7 3.8 3.7 0.91 2.40 4.07 5.75 5.97 7.62 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 2010 2011 2012 2013 2014 2015

2.1.3. Cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện phân theo thị trường giai đoạn 2010-2015

Các thị trường xuất khẩu chính của nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam khá tương đồng với các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam nói chung. Dựa vào bảng 2.3 và bảng 2.2, có thể nhận thấy rằng các nước nhập khẩu nhóm hàng này từ Việt Nam nhiều cũng là những nước xuất khẩu nhóm hàng này nhiều. Nguyên nhân là do đặc thù của nhóm hàng này, khi mà một sản phẩm cuối cùng cần rất nhiều các bộ phận khác nhau, nên việc xuất khẩu và nhập khẩu các linh kiện này sẽ diễn ra thường xuyên và với khối lượng lớn.

Bảng 2.4. Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của một số quốc gia từ Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015

Đơn vị: Triệu USD

Quốc gia

vùng lãnh thổ 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tiểu vương quốc Ả

rập thống nhất 108.3 363.1 1503.2 3424.3 3631.2 4472.8 Hoa Kỳ 157.6 166.7 139.9 753.8 1547.0 2776.0 Đức 106.6 599.7 1157.9 1545.7 1354.7 1750.1 Áo 16.4 284.7 859.1 1575.1 1730.3 1720.3 Anh 81.1 469.1 947.8 1243.2 1126.7 1687.1 Hàn Quốc 39.9 77.0 71.3 218.1 314.0 1480.1 Hồng Kông 84.9 219.0 532.4 889.9 803.3 1458.8 Pháp 92.5 448.9 741.6 810.4 933.3 1143.4 Ý 57.1 242.4 579.2 950.7 1063.1 1097.5 Hà Lan 14.4 206.7 360.9 639.1 612.7 801.8

Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất có 4 năm liên tiếp dẫn đầu trong số các thị trường nhập khẩu nhóm hàng này từ Việt Nam, chiếm tỷ trọng trung bình 11.82% giá trị xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam. Tiếp đến là Mỹ, thị trường nhập khẩu chính của thế giới và Việt Nam với giá trị nhập khẩu điện thoại và linh kiện từ Việt Nam là 2.776 tỷ USD từ Việt Nam năm 2015.

Xét về tốc độ tăng, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện từ Việt Nam của tất cả các nước đều tăng. Trong giai đoạn 2010 – 2015, thị trường Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất tăng tới 110.45%/năm, thị trường Mỹ là 77.5% và thị trường Đức là 75.02%.

2.1.4. Cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện phân theo mặt hàng giai đoạn 2010-2015 giai đoạn 2010-2015

Như đã trình bày trong chương 1, nhóm hàng điện thoại và linh kiện bao gồm 3 mặt hàng: điện thoại hữu tuyến (mã HS 851711), điện thoại vô tuyến (mã HS 851712) và linh kiện (mã HS 85170). Trong 3 mặt hàng này, điện thoại vô tuyến là mặt hàng xuất khẩu chính, với tỷ trọng trung bình trong giai đoạn 2010-2015 chiếm tới 85.24% giá trị xuất khẩu nhóm hàng này.

Hình 2.5. Tỷ trọng trung bình giá trị xuất khẩu các mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng điện thoại và linh kiện

của Việt Nam giai đoạn 2010-2015

Đơn vị: %

85%

4% 11%

Điện thoại vô tuyến (mã HS: 851712) Điện thoại hữu tuyến (mã HS: 851711) Linh kiện (mã HS: 851770)

Mặt hàng điện thoại vô tuyến luôn duy trì tỷ trọng cao nhất với 78.66% năm 2010, 90.94% năm 2013 và 83.16% năm 2014. Đứng thư hai là mặt hàng điện thoại hữu tuyến với 9.28% năm 2010, 8.29% năm 2013 và 16.63% năm 2015. Cuối cùng là mặt hàng linh kiện với 12.04% năm 2010, 0.76% năm 2013 và 0.20% năm 2015. Xu hướng chung của cơ cấu các mặt hàng trong nhóm hàng này là giảm dần tỷ trọng xuất khẩu của mặt hàng linh kiện, hai mặt hàng cịn lại có tỷ trọng biến động khơng ổn định.

Hình 2.6. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu các mặt hàng

trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam giai đoạn 2010-2015

Đơn vị: % Nguồn: http://trademap.org 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Linh kiện (mã HS: 851770)

Điện thoại hữu tuyến (mã HS: 851711) Điện thoại vô tuyến (mã HS: 851712)

Một điểm khá đặc biệt đó là trong khi xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện từ Việt Nam có mặt hàng điện thoại vô tuyến (mã HS 851712) là mặt hàng xuất khẩu chính, thì nhập khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện vào Việt Nam lại chủ yếu là linh kiện (chiếm 40.19% năm 2010, 66.13% năm 2011, 85.14% năm 2012, 87.81% năm 2013, 85.07% năm 2014 và 87.18% năm 2015). Điều này có thể được giải thích qua việc các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu thực hiện khâu gia công lắp ráp để tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ, trong khi trong nước lại chưa nhiều các doanh nghiệp có khả năng sản xuất các linh kiện này, vì vậy phải nhập khẩu nhiều linh kiện, sau đó gia công lắp ráp để xuất khẩu ra nước ngoài; và điều này cũng giải thích cho việc kim ngạch xuất khẩu mặt hàng linh kiện điện thoại của Việt Nam rất thấp do các doanh nghiệp chủ yếu tập trung sản xuất điện thoại thành phẩm, không đủ khả năng sản xuất linh kiện điện thoại với yêu cầu kỹ thuật công nghệ cao.

Hình 2.7. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng

trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam giai đoạn 2010-2015

Đơn vị: % Nguồn: http://trademap.org 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Linh kiện (mã HS: 851770)

Điện thoại hữu tuyến (mã HS: 851711) Điện thoại vô tuyến (mã HS: 851712)

2.1.5. Cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2010-2015 kinh tế giai đoạn 2010-2015

Giữa hai khu vực kinh tế: doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp (FDI) nước ngồi và khu vực cịn lại, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn. Trong giai đoạn 2010-2015, tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của các doanh nghiệp FDI ln duy trì ở mức 99% trở lên.

Bảng 2.5. Giá trị kim ngạch và tỷ trọng xuất, nhập khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của các doanh nghiệp FDI so với xuất, nhập khẩu nhóm hàng điện

thoại và linh kiện cả nƣớc ở Việt Nam giai đoạn 2013-2015

Đơn vị: Triệu USD

Năm 2013 2014 2015

Giá trị xuất khẩu

(Triệu USD) 21,098 23,503 30,090 Giá trị nhập khẩu (Triệu USD) 7,088 7,228 9,271 Tỷ trọng xuất khẩu so với cả nước (%) 99.27 99.70 99.75 Tỷ trọng nhập khẩu so với cả nước (%) 87.36 83.33 84.78 Nguồn: https://www.customs.gov.vn

Nhắc đến doanh nghiệp FDI sản xuất điện thoại và linh kiện ở Việt Nam không thể không nhắc đến 3 nhà máy sản xuất điện thoại của Samsung Electronics Việt Nam. Samsung Việt Nam là doanh nghiệp FDI có đóng góp về xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện nói riêng và xuất khẩu tất cả các mặt hàng nói chung lớn nhất Việt Nam. Nguồn cung chủ yếu của nhóm hàng này từ Việt Nam là

Tuy nhiên, một điểm đặc biệt đó là các doanh nghiệp FDI không chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện mà còn chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị nhập khẩu nhóm hàng này, trung bình ở mức xấp xỉ 85% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này.

2.2. Đánh giá tình hình xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) các nhân tố tác động đến xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của việt nam tiếp cận theo mô hình hấp dẫn (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)