Xuất các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) các nhân tố tác động đến xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của việt nam tiếp cận theo mô hình hấp dẫn (Trang 50 - 54)

3.3.1. Quy mô nền kinh tế của nước đối tác

Khi quy mô của nền kinh tế càng lớn, hay tổng thu nhập của nền kinh tế càng lớn thì nhu cầu nhập khẩu cũng sẽ càng lớn, nhu cầu nhập khẩu ở đây có thể là nhập khẩu hàng tiêu dùng (điện thoại) hoặc nhập khẩu các nguyên vật liệu, hàng trung gian đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất (linh kiện). Do đó, quy mơ của nền kinh tế, đại diện là GDP được kỳ vọng có tác động tích cực đến kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của quốc gia đó.

Giả thuyết 1: GDP của nƣớc đối tác có tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam sang nƣớc đó.

3.3.2. Quy mơ nền kinh tế của Việt Nam

Theo góc nhìn của kinh tế học, quy mơ của nền kinh tế bằng với tổng thu nhập của nền kinh tế và bằng với sản lượng tạo ra của nền kinh tế đó. Khi quy mơ của nền kinh tế càng cao, hay sản lượng của nền kinh tế càng lớn, khả năng sản xuất càng lớn thì khả năng xuất khẩu của nước đó cũng sẽ tăng theo. Do đó, quy mơ của

nền kinh tế, đại diện là GDP, thông thường sẽ quan hệ cùng chiều với xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện cảu Việt Nam nói riêng.

Giả thuyết 2: GDP của Việt Nam có tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam.

3.3.3. Khoảng cách địa lý (DIS)

Khi khoảng cách giữa hai quốc gia càng lớn sẽ dẫn đến chi phí vận chuyển hàng hóa càng lớn. Việc chi phí vận chuyển lớn sẽ dẫn đến giá hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam tăng, làm giảm tính cạnh tranh của hàng Việt Nam so với hàng nội địa cũng như hàng hóa do các nước ở gần hơn bán ra. Điều này càng có ý nghĩa với các quốc gia vừa và nhỏ như Việt Nam khi mà khả năng vận tải của Việt Nam còn kém, các cơ sở hạ tầng như cảng biển, đường sắt còn chưa hiện đại.

Ngoài ra, khi khoảng cách càng lớn thì các rào cản khác như ngôn ngữ, văn hóa càng lớn, từ đó làm hạn chế khối lượng thương mại giữa Việt Nam và các nước đối tác. Như vậy, khi khoảng cách giữa Việt Nam và nước đối tác càng lớn thì giá trị xuất khẩu của nhóm hàng điện thoại và linh kiện sang quốc gia đó thường sẽ thấp hơn.

Giả thuyết 3: Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và nƣớc đối tác có tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam.

3.3.4. Tỷ giá hối đoái thực tế (RER)

Trong khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ lệ mà ở đó một đơn vị tiền tệ này được thể hiện bằng một đơn vị tiền tệ nước kia thì tỷ giá hối đối thực tế là tỷ lệ phản ánh khả năng trao đổi hàng hóa và dịch vụ của nước này với hàng hóa và dịch vụ nước khác (Hồng Xn Bình, 2014). Tỷ giá hối đối thực tế giữa hai đồng tiền sẽ phụ thuộc vào tỷ giá hối đối danh nghĩa của hai đồng tiền đó và mức giá chung của 2 quốc gia.

Khi tỷ giá hối đối tăng (trong bài Khóa luận, tác giả sử dụng tỷ giá hối đoái trực tiếp, thể hiện giá trị của đồng ngoại tệ), đồng nghĩa với đồng nội tệ giảm giá, thơng thường được kì vọng sẽ có tác động làm tăng xuất khẩu.

Tuy nhiên, khi xem xét kĩ tác động của việc giảm giá đồng nội tệ, việc giảm giá này sẽ tác động đến xuất khẩu thông qua hai hiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối lượng.

Hiệu ứng giá cả cho chúng ta thấy rằng, khi đồng nội tệ rẻ hơn, nếu cán cân thương mại được tính bằng đồng ngoại tệ (điều này đúng với Việt Nam), hiệu ứng giá cả sẽ làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm do trong ngắn hạn, người dân và doanh nghiệp ở nước ngoài chưa kịp phản ứng với sự thay đổi giá của hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam do biến động tỷ giá gây ra, nên số lượng hàng hóa xuất khẩu chưa thay đổi, trong khi đó đồng Việt Nam lúc này đổi được ít đồng ngoại tệ hơn, dẫn đến giá trị hàng hóa xuất khẩu khẩu sẽ giảm xuống.

Xét hiệu ứng khối lượng, sau một thời gian, người dân và doanh nghiệp ở nước ngoài điều chỉnh hành vi chi tiêu. Khi đồng Việt Nam giảm giá thì giá hàng hóa Việt Nam khi quy đổi ra ngoại tệ sẽ thấp hơn trước đây, khi đó người dân và doanh nghiệp ở nước ngoài sẽ tăng mua hàng hóa từ Việt Nam, dẫn đến xuất khẩu của Việt Nam tăng dần. Độ lớn của hiệu ứng khối lượng phụ thuộc vào độ co giãn của cầu về hàng hóa nhập khẩu theo giá, khi độ co giãn lớn, hiệu ứng khối lượng sẽ càng lớn.

Như vậy hiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối lượng có chiều tác động ngược nhau. Khi hiệu ứng giá cả có tác động lớn hơn hiệu ứng khối lượng sẽ làm xuất khẩu giảm, và ngược lại, khi hiệu ứng khối lượng có tác động lớn hơn, xuất khẩu của Việt Nam sẽ được cải thiện.

Điều này cũng được mô tả qua hiệu ứng J trong thương mại quốc tế.

Như vậy, tỷ giá hối đối có kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến xuất khẩu. Tuy nhiên, tác động này có thể khơng mạnh và trong phạm vi thời gian nghiên cứu ngắn, kết quả hồn tồn có thể là ngược lại.

Giả thuyết 4: Tỷ giá hối đoái thực tế giữa đồng Việt Nam và đồng tiền nƣớc đối tác có tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam.

3.3.5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những động lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng chính của Việt Nam. Dịng vốn FDI là một nguồn quan trọng bù đắp thiếu hụt vốn cho các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam với nhu cầu vốn rất lớn. Không những thế, các doanh nghiệp nước ngồi khi rót vốn vào Việt Nam sẽ giúp tăng khối lượng tư bản của nền kinh tế, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp, giải quyết vấn đề thiếu việc làm đang tồn đọng.

Đặc biệt với ngành sản xuất điện thoại và linh kiện của Việt Nam, khi mà các doanh nghiệp trong nước thậm chí cịn chưa đủ khả năng sản xuất các bộ phận linh kiện nhỏ, thì việc đầu tư FDI sẽ giúp Việt Nam có cơ hội tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm sản xuất trong lĩnh vực này.

Như đã phân tích trong chương 2, khối lượng điện thoại và linh kiện xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu đến từ các doanh nghiệp có vốn nước ngồi. Đồng thời, vốn FDI vào Việt Nam chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, đặc biệt là đồ điện tử, máy tính, điện thoại và linh kiện. Vì vậy, việc dịng vốn FDI đổ vào Việt Nam tăng được kì vọng sẽ làm tăng giá trị xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam.

Giả thuyết 5: Giá trị FDI từ nƣớc đối tác đầu tƣ vào Việt Nam có tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam.

3.3.6. Các cam kết thương mại BTA-FTA

Các cam kết BTA và FTA sẽ mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, thúc đẩy trao đổi thương mại giữa các nước thành viên với nhau, thông qua việc mở cửa thị trường, gỡ bỏ dần các rào cản thương mại, bao gồm cả thuế quan và phi thuế quan của hầu hết các mặt hàng được trao đổi mua bán giữa các nước. Từ đó làm tăng xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước cùng tham gia các hiệp định này. Như vậy, các cam kết thương mại được kỳ vọng là có tác động cùng chiều với xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện.

Giả thuyết 6: Tham gia các cam kết thƣơng mại có tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) các nhân tố tác động đến xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của việt nam tiếp cận theo mô hình hấp dẫn (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)