Quy mô nền kinh tế của Việt Nam (GDPv)

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) các nhân tố tác động đến xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của việt nam tiếp cận theo mô hình hấp dẫn (Trang 58 - 63)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ MƠ HÌNH HỒI QUY

4.2.2. Quy mô nền kinh tế của Việt Nam (GDPv)

Theo bảng 4.1, hệ số của biến GDPv có giá trị dương bằng 0.5596125, với giá trị p-value = 0.000, thể hiện hệ số này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Ý nghĩa về mặt thống kê cho thấy đây là một nhân tố giải thích tốt cho kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam. Như vậy, nếu GDP Việt Nam tăng 1% thì kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam tăng 0.5596125%. Kết quả này không chỉ phù hợp với giả thuyết 2 mà còn tương tự với kết quả các nghiên cứu trước đây về xuất khẩu của Việt Nam.

Như vậy, giả thuyết 2 được chấp nhận, GDP của Việt Nam có tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam.

4.2.3. Khoảng cách địa lý (DIS)

Với biến khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia, hệ số hồi quy bằng -0.3416931 với p-value = 0.002, như vậy, hệ số này có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Khi khoảng cách giữa Việt Nam và nước đối tác tăng thêm 1% thì kim ngạch

Điều này là phù hợp với giả thuyết của tác giả về việc các nước càng cách xa Việt Nam thì khối lượng nhập khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện từ Việt Nam sẽ càng ít.

Như vậy, giả thuyết 3 được chấp nhận, khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và nước đối tác có tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam.

4.2.4. Tỷ giá hối đoái thực tế (RER)

Hệ số của biến tỷ giá hối đối có giá trị rất nhỏ, ở mức 0.0000142, hơn nữa giá trị p-value bằng 0.516, thể hiện rằng sự biến động của tỷ giá hối đối khơng ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam.

Ta thấy tỷ giá khơng có tác động đến kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này. Điều này có thể giải thích do độ trễ trong ảnh hưởng của tỷ giá tới xuất khẩu, khi đồng Việt Nam giảm giá, hiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối lượng sẽ cùng tác động. Trong trường hợp hai ảnh hưởng này xấp xỉ nhau thì việc thay đổi tỷ giá sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá trị xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện nói riêng và tổng xuất khẩu của Việt Nam nói chung.

Ngồi ra, điều này cũng có thể giải thích thơng qua việc các doanh nghiệp sản xuất điện thoại và linh kiện ở Việt Nam chủ yếu là gia công lắp ráp. Về lý thuyết, việc đồng Việt Nam giảm giá không chỉ giúp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam, tăng tính cạnh tranh so với hàng nước khác do hàng Việt Nam trở nên rẻ hơn tương đối so với hàng hóa các nước khác mà cịn khiến hạn chế nhập khẩu. Lúc này, giá hàng nước ngoài khi nhập khẩu vào Việt Nam sẽ bị tăng giá khi quy đổi ra VND, trong khi các doanh nghiệp trong ngành sản xuất điện thoại của Việt Nam lại sử dụng nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là đến từ nhập khẩu. Do đó, khi VND giảm giá sẽ làm giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng, dẫn đến giá nhóm hàng điện thoại và linh kiện sẽ bị tăng, từ đó làm giảm đi hiệu ứng khối lượng của việc nội tệ giảm giá.

phản ảnh khơng chính xác tác động của các biến động tỷ giá đến giá trị xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện.

Như vậy, dựa vào kết quả hồi quy, tác giả bác bỏ giả thuyết 4, kết luận tỷ giá hối đoái thực tế giữa đồng Việt Nam và đồng tiền nước đối tác khơng có tác động đến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam.

4.2.5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Giống với giả thuyết được đặt ra, FDI có tác động tích cực đến xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam. Hệ số có giá trị dương bằng 0.0589244, p-value bằng 0.042, như vậy hệ số có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Theo kết quả này, khi FDI từ nước đối tác đầu tư sang Việt Nam tăng 1% thì giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang nước đó tăng 0.0589244%.

Dịng vốn FDI đổ vào Việt Nam khơng chỉ là của các doanh nghiệp sản xuất điện thoại quy mô lớn như Samsung, LG, mà còn đồng thời kéo theo sự phát triển của các nhà cung ứng vệ tinh chuyên sản xuất linh kiện, bao bì, phụ kiện đi kèm mặt hàng này.

Khi các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cũng là cơ hội để các doanh nghiệp và lao động trong nước học hỏi kinh nghiệm và cơng nghệ. Từ đó, tăng khả năng xuất khẩu điện thoại và linh kiện của tồn bộ nền kinh tế. Có thể kể đến như Samsung, với 3 đợt cử chuyên gia hỗ trợ doanh nghiệp cung ứng Việt Nam, tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp Việt Nam để tham gia chuỗi cung ứng linh, phụ kiện cho Samsung. Không những vậy, năm 2012, Samsung thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển phần mềm Samsung Việt Nam (SVMC), đặt cơ sở cho việc giúp Việt Nam trở thành một quốc gia không chỉ là công xưởng lớn sản xuất thiết bị di động, mà còn là trung tâm thiết kế, trung tâm R&D của thế giới.

Như vậy, giả thuyết 5 được chấp nhận, giá trị FDI từ nước đối tác đầu tư vào Việt Nam có tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam.

4.2.6. Các cam kết thương mại BTA-FTA

Hệ số hồi quy của biến giảm BTA_FTA có giá trị âm và khơng có ý nghĩa thống kê (p-value = 0.482 > 0.05). Hay nói cách khác, việc tham gia các cam kết thương mại khơng có tác động đến xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện.

Điều này mâu thuẫn với lý thuyết về kinh tế cũng như mâu thuẫn với kỳ vọng của chính phủ các nước khi quyết định tham gia các hiệp định thương mại quốc tế. Tuy nhiên điều này lại phản ánh một thực tế đó là các doanh nghiệp xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện còn chưa tận dụng được cơ hội cũng như tiềm năng mà các cam kết này mang lại.

Do giới hạn về quy mô mẫu nên mơ hình khó có thể đánh giá tác động của từng cam kết thương mại trong mơ hình hấp dẫn được sử dụng trong bài, nên kết quả này phản ánh tác động tổng thể của tất cả các cam kết thương mại. Cụ thể, trong giai đoạn 2010-2015, Việt Nam khơng tham gia kí kết thêm cam kết BTA hay FTA nào, đã tham gia BTA với Mỹ (hiệu lực từ tháng 12/2001), ASEAN Australia New Zealand FTA (AANZFTA) với Australia (hiệu lực từ 1/1/2010), ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) với Trung Quốc (hiệu lực từ 7/2005), ASEAN-Ấn Độ (AIFTA) với Ấn Độ (hiệu lực từ 1/1/2010), và các nước Thái Lan, Phillipines, Indonesia, Malaysia trong khối khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).

Như vậy, có hai hiệp định ASEAN Ấn Độ và ASEAN-Australia-New Zealand là mới có hiệu lực từ đầu năm 2010, tức là năm đầu tiên trong giai đoạn tác giả nghiên cứu. Có thể do các FTA cần độ trễ để có thể tác động đến xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam.

Hiệp định ASEAN Trung Quốc làm giảm thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, việc này có thể gây tác động tiêu cực cho xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam do hàng hóa Trung Quốc ln có lợi thế về giá, khi dỡ bỏ hàng rào thuế quan thì Việt Nam sẽ tăng nhập khẩu điện thoại và linh kiện từ Trung Quốc hơn thay vì tăng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.

BTA Việt Mỹ được nhiều nghiên cứu chỉ ra có tác động tích cực đối với thương mại nói chung của Việt Nam. Còn đối với AFTA, Từ Thúy Anh và Đào

không lớn, bởi nó tạo ra tác động chệch hướng thương mại nhiều hơn là tạo lập thương mại. Cũng tương tự quan điểm trên, Đào Ngọc Tiến (2013) cũng cho rằng việc tham gia ASEAN có tác động chuyển hướng thương mại đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước TPP, trong khi các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng việc tham gia BTA Việt Mỹ giúp thúc đẩy xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ, vì vậy Đào Ngọc Tiến (2013) kết luận tác động ngược chiều của AFTA đã lấn át tác động tích cưc của BTA Việt Mỹ.

Như vậy, giả thuyết 6 bị bác bỏ - Tham gia các cam kết thương mại không tác động đến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam.

Kết luận chƣơng IV

Trong chương 4, chúng ta đã tìm ra được các yếu tố có ảnh hưởng đến xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam bao gồm GDP Việt Nam và GDP nước đối tác, khoảng cách địa lý giữa thủ đô hai nước, giá trị FDI mà nước đối tác đầu tư vào Việt Nam. Hai yếu tố tỷ giá hối đối thực tế và tham gia vào FTA, BTA khơng có tác động đến xuất khẩu nhóm hàng này. Từ các kết luận này, chương V sẽ đưa ra các khuyến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam.

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY

XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG ĐIỆN THOẠI VÀ LINH KIỆN CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) các nhân tố tác động đến xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của việt nam tiếp cận theo mô hình hấp dẫn (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)