Lợi ích của việc đẩy mạnh xuất khẩu cá tra của tỉnh AnGiang

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) xuất khẩu mặt hàng cá tra của tỉnh an giang sang thị trường liên minh châu âu (Trang 32 - 35)

1.4.1. Lợi ích kinh tế

Một là, XK cá tra là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn khơng chỉ của riêng tỉnh An Giang mà cịn cả khu vực ĐBSCL. Con cá tra An Giang đã có mặt ở

hàng tỷ USD cho đất nước mỗi năm, trở thành mặt hàng chiến lược quốc gia. Tỉ suất lợi nhuận của ngành đạt từ 0,10 – 0,13 nếu tính theo mơ hình ni ao cá tra với năng suất bình quân đạt 150 tấn/ha (Âu Thị Ánh Nguyệt, 2013). Năm 2010, diện tích ni cá tra của tỉnh là 1.068 ha, sản lượng đạt 234.000 tấn, sản lượng chế biến đạt 150.000 tấn, kim ngạch XK đạt 340 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm lĩnh vực này là 22,6%. Có thể nói, cơng nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra chính là một đòn bẩy giúp ngành công nghiệp An Giang phát triển, góp phần tăng kim ngạch XK hàng năm khoảng 22% và luôn chiếm 40 - 50% tổng giá trị kim ngạch XK của địa phương. Sáu tháng đầu năm 2013, các DN XK cá tra ở An Giang đã xuất được 87 nghìn tấn, kim ngạch đạt 218 triệu USD. Nếu so sánh với mặt hàng gạo thì giá trị của mặt hàng cá tra cao hơn gần 10 lần (Minh Hiển, 2013). Cá tra xuất khẩu hiện đang mang lại một nguồn lợi kinh tế to lớn cho địa phương.

Hai là, XK cá tra đem lại nguồn ngoại tệ không nhỏ phục vụ cho mục đích xây dựng và đổi mới của tỉnh An Giang. Đây được xem là nguồn vốn chủ yếu dùng

để nhập khẩu trang thiết bị, máy móc, cơng nghệ tiên tiến phục vụ cơng cuộc Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Sử dụng vốn từ XK cũng chính là một trong những biện pháp tối ưu để phát triển một cách độc lập, bền vững đất nước nói chung và địa phương nói riêng, tránh được gánh nặng nợ nần từ nguồn vốn vay và phụ thuộc nước ngồi. Bên cạnh đó, lượng ngoại tệ này cũng nhằm mục đích tái đầu tư, hoàn thiện hệ thống ao hồ, xây dựng nhà máy, kho lạnh, lắp đặt dây chuyền sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó, chất lượng sản phẩm XK sẽ được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng nước ngồi, góp phần nâng cao vị thế của ngành XK của tỉnh trên thị trường quốc tế.

Ba là, hoạt động XK cịn góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp đơn thuần sang công nghiệp chế biến và dịch vụ. Là địa phương chủ

yếu phát triển nông nghiệp, nhiều vùng trong tỉnh đa số chỉ trồng lúa, chăn nuôi kém phát triển, hạ tầng cơ sở yếu kém, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, hiệu quả thấp, đời sống người nơng dân cịn gặp nhiều khó khăn. Thông qua hoạt động mở rộng thị trường XK cá tra đã kích thích và thúc đẩy năng lực sản xuất, tiêu thụ, chế biến XK và dịch vụ của tỉnh (Đoàn Văn Hổ, 2009). Năm 2011,

nhịp độ tăng trưởng GDP tồn tỉnh là 11,07%, trong đó, khu vực nông nghiệp thủy sản tăng 3,77%, công nghiệp xây dựng tăng 12,42% và dịch vụ tăng 14,05% (Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư An Giang). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỷ trọng thương mại dịch vụ chiếm 54,1%, công nghiệp xây dựng chiếm 12,16%, nông nghiệp thủy sản chiếm 33,74% (Cổng thông tin điện tử An Giang, 2013).

Bốn là, XK cá tra còn kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ như sản xuất thức ăn cho cá, thú y thủy sản, hậu cận, vận chuyển,

dịch vụ thanh tốn… góp phần phát triển mạnh mẽ và toàn diện các ngành kinh tế của tỉnh.

1.4.2. Lợi ích xã hội

Một là, nghề nuôi cá tra không những mang lại nguồn thu lớn cho các hộ nông dân nuôi cá mà cịn góp phần giúp giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động ở địa phương và các tỉnh lận cận. Hiện nghề này đã giúp cho trên 5000 nông

hộ ở ĐBSCL giàu lên một cách nhanh chóng (Minh Hiển, 2013). Thu nhập của các hộ gia đình ni cá thường cao hơn so với trồng cây ăn trái và cây lúa, các hộ gia đình làm mơ hình VAC (Vườn ao chuồng) cũng có thu nhập chính là từ ni cá. An Giang với đặc điểm dân số đông (hơn 2,1 triệu người), số dân trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 2/3 dân số (Cổng thông tin điện tử An Giang, 2013). Tuy nhiên, đa số dân cư làm nơng nghiệp là chính và lực lượng lao động phổ thơng chiếm tỷ lệ lớn. Do đó, hàng loạt nhà máy chế biến cá tra ra đời đã tạo việc làm cho phần lớn lao động nhàn rỗi ở địa phương, góp phần làm giảm nạn thất nghiệp, giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập người dân, từ đó, đời sống người dân ngày càng ổn định, an ninh trật tự địa phương được giữ vững. Việc nuôi, chế biến, XK cá tra của tỉnh không ngừng tăng nhanh, mạnh cả về mặt số lượng lẫn chất lượng đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế xã hội chung của tỉnh cũng như giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nông thôn.

Hai là, XK giúp tạo nguồn vốn cho nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng thiết yếu

nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trong tỉnh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

nghiệp phát triển giáo dục của tỉnh. Điển hình là “Quỹ khuyến học Dỗn Tới”, do

ơng Dỗn Tới (Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần Nam Việt) và bà Dương Thị Kim Hương (vợ ơng Dỗn Tới) tự nguyện dành 1.000.000 USD – khoảng trên 17.800.000.000 VNĐ (tỷ giá năm 2009) để lập ra nhằm mục đích khuyến học, khuyến tài cho các thế hệ trẻ, góp phần xây dựng xã hội học tập ở An Giang.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) xuất khẩu mặt hàng cá tra của tỉnh an giang sang thị trường liên minh châu âu (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)