Nâng cao chất lượng vùng nuôi

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) xuất khẩu mặt hàng cá tra của tỉnh an giang sang thị trường liên minh châu âu (Trang 78)

3.3. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cá tra của AnGiang sang thị

3.3.2. Nâng cao chất lượng vùng nuôi

Nâng cao chất lượng vùng ni cần có sự kết hợp chắt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và hộ ni trồng cá tra xuất khẩu, tuy nhiên, vai trị quan trọng nhất trong giải pháp này là của phía Nhà Nước.

Điều kiện triển khai

Trên cơ sở Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (hỗ trợ áp dụng VietGAP và các tiêu chuẩn GAP liên quan trong lĩnh vực thủy sản) đối với hộ nuôi và DN.

Cách thực hiện

Các công ty chế biến thủy sản (Thuận An, Việt An, Agifish...) phối hợp với Sở NN&PTNT cùng với các Sở ngành liên quan và UBND huyện thị thành phố triển khai thí điểm chuỗi liên kết dọc cá tra trên địa bàn tỉnh An Giang có hiệu quả.

Tiếp tục thực hiện chương trình huấn luyện kỹ năng ni an tồn và chất lượng, khuyến khích phát triển mơ hình sản xuất cá tra theo tiêu chuẩn quốc tế (GlobalGAP). Sở Khoa học và Công nghệ kết hợp với Sở NN&PTNT thực hiện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất; thường xuyên mở các khóa đào tạo hoặc tập huấn ngắn hạn về quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như là chất lượng sản phẩm.

Sở NN&PTNT tiếp tục thực hiện các đề tài nghiên cứu ứng dụng nâng cao chất lượng sản phẩm cá tra; đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất cá tra, đặc biệt là trong lĩnh vực kiểm soát dịch bệnh và sản xuất giống. UBND tỉnh cùng với Sở Tài Nguyên và Môi trường và Sở NN&PTNT cần tăng cường đầu tư trang thiết bị để kiểm tra, kiểm sốt các chất kháng sinh và hóa chất cấm và hạn chế sử dụng trong thủy sản.

Các DN xuất khẩu cần tăng cường công tác thông tin thị trường, các tiêu chuẩn mới về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của các nhà nhập khẩu, đặc biệt nghiên cứu chiến lược đối phó với các rào cản thương mại của các nước để từng bước thâm nhập thị trường một cách hiệu quả.

Tiếp tục đẩy mạnh sự liên kết giữa DN và ngư dân để tạo nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng. Các DN nghiên cứu kế hoạch thả nuôi, chu kỳ thu hoạch phù hợp với tiến độ giao hàng. DN nên tổ chức mạng lưới thu mua nguyên liệu hợp lý bảo đảm tiêu thụ kịp thời sản phẩm cho ngư dân. Tuy nhiên, nhà máy cung cấp thức ăn thuỷ sản cũng cần được đưa vào chuỗi liên kết để chia sẻ rủi ro và san sẻ lợi ích với ngư dân và nhà máy chế biến.

Tập trung nâng cao chất lượng con giống, kiểm soát dịch bệnh để giảm thất thoát trong quá trình ni. Thực hiện chương trình kiểm sốt dư lượng, hóa chất kháng sinh trong ni trồng cá tra. Bên cạnh đó, tỉnh nên thực hiện rà sốt, đánh giá vùng ni theo quy hoạch hiện nay, tiến hành loại bỏ những vùng có chất lượng mơi trường kém, vùng nuôi nhỏ lẻ, xây dựng và nhân rộng các mơ hình ni đảm bảo vệ sinh, an tồn chất lượng, phát triển các vùng nuôi tập trung để giao cho DN đầu tư và thả nuôi để đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, giảm chi phí.

UBND tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong ngành cá tra theo hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, tập trung sản

xuất hàng hóa lớn phục vụ XK.

Kết quả dự kiến đạt được

Xây dựng được vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn sẽ giải quyết được những vấn đề còn tồn tại về mất cân đối cung cầu nguyên liệu, cạnh tranh không lành mạnh trong thu mua nguyên liệu và vấn đề ơ nhiễm nguồn nước, góp phần ổn định nguồn cung nguyên liệu, giúp thị trường sản xuất cá tra phát triển bền vững

3.3.3. Chính sách về vốn người ni

Đảm bảo nguồn vốn cho nuôi trồng cá tra là rất quan trọng, biện pháp này cần sự phối hợp của Nhà nước, ngân hàng và các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra trong tỉnh.

Điều kiện triển khai

Đánh giá việc triển khai Nghị định số 41/2010 ban hành ngày 12/4/2010 của Chính phủ về tín dụng phục vụ nơng nghiệp, nông thôn và Thông tư 62/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn thực hiện Quyết định 63/QĐ-TTg, trên cơ sở đó đề xuất vay vốn cho người nuôi và DN.

Cách thực hiện

UBND tỉnh cùng với các cơ quan ban ngành có liên quan tiếp tục kiến nghị TW hoàn thiện các văn bản pháp lý để quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất, chế biến, XK cá tra (tương tự ban hành Nghị định về kinh doanh XK gạo); TW công nhận cá tra là mặt hàng XK chiến lược của Việt Nam đề nghị TW tạo điều kiện thuận lợi, ban hành những chính sách, huy động nguồn lực nhà nước đầu tư hiệu quả để phát triển cho mặt hàng này.

Các ngân hàng trong tỉnh nên nới lỏng các điều khoản cho vay hoặc thay thế các điều kiện cho vay thế chấp bằng một hình thức cho vay khác (có thể là cho phép doanh nghiệp đứng ra bảo lãnh nông dân để vay tiền nuôi cá hoặc ngân hàng sẽ trở thành chủ sở hữu tạm thời của số cá mà nông dân đang nuôi...).

Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cũng nên tham gia hỗ trợ nông dân trong công tác vay vốn từ ngân hàng hoặc hỗ trợ vốn trực tiếp cho nông dân, hợp tác xã thông qua những hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Kết quả dự kiến đạt được

tập trung mọi nguồn lực để cho ra được nguồn cá tra nguyên liệu đảm bảo chất lượng, đáp ứng được tiêu chuẩn đã đề ra của doanh nghiệp, địa phương và yêu cầu của đối tác EU..

3.3.4. Tăng cường sản phẩm giá trị gia tăng và nâng cao chất lượng mẫu mã mẫu mã

Đây chính là nhiệm vụ của riêng doanh nghiệp xuất khẩu nếu muốn sản phẩm của cơng ty mình có được chỗ đứng trên thị trường EU và tăng thêm lợi nhuận thu về.

Điều kiện triển khai

Đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đào tạo, nâng cao tay nghề người lao động, đầu tư vốn và nhân lực cho công tác nghiên cứu mẫu mã và sản phẩm mới.

Cách thực hiện

Sản phẩm bên cạnh việc đạt chỉ tiêu chất lượng nên được quan tâm, chú ý đến khâu bao bì đóng gói sản phẩm, nhãn mác theo tiêu chuẩn châu Âu và xu hướng tiêu dùng là đóng gói nhỏ gọn.

Ngồi ra, các DN sản xuất cá tra cần đổi mới công nghệ và nghiên cứu những sản phẩm mới để thích nghi với sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của người dân EU là hướng đến sản phẩm có lợi cho sức khỏe và hướng đến sự thuận tiện Trong những dịp tham dự hội chợ ở EU, các DN nên chú ý đến những sản phẩm chế biến từ thủy sản được ưa chuộng tại thị trường này, cộng thêm việc tìm hiểu, nghiên cứu thị trường của DN để đưa những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và yêu cầu (phù hợp với khẩu vị, sở thích của thị trường EU), những sản phẩm giá trị gia tăng như cá tra tẩm bột, cá tra xơng khói, cá tra đồ hộp…Tuy nhiên muốn thực hiện được như vậy, DN cần đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị, đào tạo nhân lực và phải nghiên cứu rất kỹ sở thích tiêu dùng của thị trường mới có thể thành cơng trong việc XK hàng GTGT này.

Kết quả dự kiến đạt được

Mẫu mã mới phù hợp với yêu cầu của EU về bảo vệ môi trường và đảm bảo chất lượng sẽ giúp thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Ngoài ra, tăng cường các sản phẩm GTGT phù hợp với thị hiếu và khẩu vị người tiêu dùng EU sẽ giúp DN thu về một khoản lợi nhuận không nhỏ.

3.3.5. Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững

Đối với biện pháp này, vai trò quan trọng nhất thuộc về Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở NN&PTNT cùng với sự phối hợp của các Sở ngành khác và các Hiệp hội.

Điều kiện triển khai

Địi hỏi phải có nguồn nhân lực trình độ cao để thực hiện cơng tác thanh tra, kiểm tra phát hiện sai phạm, thực hiện công tác hướng dẫn, hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp làm đúng theo yêu cầu, ngồi ra, cần có sự tn thủ, hợp tác của các doanh nghiệp, hộ nuôi và những biện pháp chế tài đủ mạnh khi phát hiện sai phạm của UBND tỉnh.

Cách thực hiện

UBND tỉnh, các Sở, ban ngành có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiên các quy định của Nhà nước về đất đai và bảo vệ môi trường trong q trình ni trồng, khai thác và chế biến cá tra của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Sở NN&PTNT phối hợp cùng Hiệp hội nghề nuôi và Chế biến thủy sản tỉnh An Giang, các tổ chức đoàn thể tổ chức lại sản xuất nhằm gắn kết các hộ nuôi nhỏ lẻ với các DN chế biến trong sản xuất theo hướng ổn định, bền vững trong thời gian tới.

Sở NN&PTNT kết hợp với Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, các viện trường đào tạo, tập huấn kỹ thuật xử lý nước thải, kỹ thuật nuôi hạn chế ô nhiễm trong nuôi trồng cá tra cho DN và các hộ nuôi nhỏ lẻ.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các dịch vụ cung cấp thức ăn, vận chuyển cá tươi sống phải đảm bảo đủ điều kiện, tránh hao hụt, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản.

Kết quả dự kiến đạt được

Giải pháp này giúp xây dựng lòng tin của người tiêu dùng nước ngồi đối với sản phẩm cá tra có xuất xứ từ Việt Nam, đặc biệt là An Giang, bên cạnh đó, góp phần cải thiện, bảo vệ mơi trường nước đang ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.

3.3.6. Xúc tiến mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu

Đẩy mạnh công tác xúc tiến mở rộng thị trường, nhất là những thị trường còn nhiều tiềm năng tiêu thụ là vấn đề đáng quan tâm hiện nay, do đó cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các TW, Sở Công Thương tỉnh, các cơ quan ban ngành có liên quan và đặc biệt là chính những DN trực tiếp thực hiện hoạt động XK.

Điều kiện triển khai

Biện pháp này đặc biệt địi hỏi cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ, tầm nhìn chiến lược tham gia vào quá trình nghiên cứu, đàm phán..., ngồi ra, cũng cần có nguồn vốn đủ mạnh để thực hiện cơng tác mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu.

Cách thực hiện

Các doanh nghiệp kết hợp với Sở Công Thương và các Bộ ban ngành có liên quan thực hiện nghiên cứu xây dựng chiến lược xâm nhập hệ thống bán lẻ của các tập đoàn lớn để tham gia thị trường toàn cầu. Trước mắt lựa chọn những DN đủ điều kiện để gắn kết với các tập đồn bán lẻ đang có mặt ở Việt Nam; sau đó từng bước mở rộng đối tượng liên kết và thị trường mục tiêu để điều chỉnh chiến lược cho phù hợp.

Các DN tiếp tục tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm tại các thị trường trọng điểm và thị trường tiềm năng ở EU, ngồi các DN đủ khả năng tài chính để tự thực hiện, nguồn hỗ trợ của tỉnh cho các DN còn lại nên đầu tư đúng mức về hoạt động truyền thơng, dàn dựng gian hàng… theo hình thức quảng bá chung cho cá tra XK; tránh đầu tư dàn trải, manh mún sẽ làm giảm hiệu quả công tác xúc tiến thương mại.

Các DN thực hiện thu thập thông tin một cách thường xuyên về khách hàng và thị trường, nghiên cứu và mở rộng thị trường trong và ngồi EU. Song song đó, kết hợp cơng tác đối ngoại và xúc tiến thương mại để xây dựng những Đại sứ cá tra nhằm quảng bá cho mặt hàng chiến lược của tỉnh; vì vậy mặt hàng cá tra phải được ưu tiên lựa chọn chiêu đãi trong các hoạt động ngoại giao với EU; tranh thủ tham gia các sự kiện giao lưu văn hố ở nước ngồi để mang cá tra giới thiệu các nước trong những buổi chiêu đãi, hay những ngày ẩm thực Việt Nam được tổ chức ở nhiều nước EU.

Kết quả dự kiến đạt được

Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp XK ở An Giang sẽ xâm nhập được vào thị trường bán lẻ của EU và cố gắng từng bước xây dựng kênh phân phối trực tiếp mặt hàng cá tra An Giang đến tận tay người tiêu dùng EU.

3.4. Kiến nghị đối với Nhà nước

3.4.1. Kiến nghị đối với Bộ, ngành Trung ương

Đề nghị Bộ, ngành Trung ương tiếp tục kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách cấp bách hỗ trợ đối với hộ ni và DN chế biến XK cá tra.

Bộ, ngành Trung ương xem xét sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý sản xuất và tiêu thụ cá tra trên cơ sở đó ban hành các chính sách hỗ trợ để phát triển mặt hàng này. Theo đó Bộ, ngành Trung ương ban hành quy định chế tài đối với các trường hợp DN vi phạm về giá sàn XK, hạ giá cá tra nguyên liệu XK, vi phạm hợp đồng thu mua cá tra nguyên liệu với nông dân,...

Chính phủ tiếp tục kéo dài thời gian được miễn, giảm, giãn nộp thuế thu nhập DN cho các DN sử dụng nhiều lao động, giúp giảm chi phí cho sản xuất, cạnh tranh tốt với hàng thủy sản của các nước khác.

Ngân hàng Nhà nước ưu tiên nguồn vốn,áp dụng trần lãi suất cho vay và hạn mức cho vay đối với DN chế biến thủy sản nhằm tạo điều kiện để DN phát triển sản xuất đồng thời tăng tính cạnh tranh tại thị trường EU cũng như quốc tế.

Bộ Cơng thương xem xét và hỗ trợ kinh phí hoạt động xúc tiến thương mại đối với các mặt hàng chiến lược để xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tìm khách hàng tốt hơn.

Bộ NN&PTNT xúc tiến nhanh “Nghị định về sản xuất và tiêu thụ cá tra” nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá tra, góp phần đưa nghề ni, chế biến và tiêu thụ cá tra phát triển một cách ổn định và bền vững.

Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp cùng với Bộ Công thương, các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban vận động thành lập Hiệp hội cá tra Việt Nam xây dựng hợp đồng kinh tế về tiêu thụ cá tra giữa hộ nuôi và DN chế biến thủy sản với các hình thức, đề cao đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng.

3.4.2. Kiến nghị đối với Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang

Chỉ đạo Sở NN&PTNT và Ủy ban Nhân dân các huyện chỉ đạo các đơn vị trực thuộc liên quan hướng dẫn khuyến cáo hộ nuôi thả giống theo mùa vụ, rải vụ nhằm hạn chế tối đa việc thu hoạch rộ, tập trung, dẫn đến mất cân đối cung cầu.

Triển khai chuỗi cung ứng vật tư nông nghiệp và tiêu thụ cá đã thành công, huy động DN tham gia nhân rộng mơ hình, kết hợp các cơ chế chính sách để hỗ trợ DN trong quá trình thực hiện (vốn, đất đai, thủ tục…).

3.4.3. Kiến nghị đối với các Sở, ngành liên quan trong tỉnh An Giang

Các Sở, ngành liên quan cần phối hợp với Sở NN&PTNT triển khai có hiệu quả “Kế hoạch thí điểm chuỗi liên kết dọc cá tra” trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, thực hiện rà soát điều chỉnh “Quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, xây dựng và triển khai “Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”.

Đơn giản hóa những thủ tục hành chính, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp trong khâu tiếp cận khoa học kỹ thuật tiến tiến, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của EU và mở rộng các mối quan hệ, xây dựng kênh phân phối trực tiếp tại thị trường EU.

Như vậy, có thể thấy EU là một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng đối với

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) xuất khẩu mặt hàng cá tra của tỉnh an giang sang thị trường liên minh châu âu (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)