Cơ hội và thách thức đối với mặt hàng cá tra xuất khẩu sang thị

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) xuất khẩu mặt hàng cá tra của tỉnh an giang sang thị trường liên minh châu âu (Trang 73 - 77)

trường EU

3.2.1. Cơ hội

Một là, việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO cho phép các DN Việt Nam được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và không bị phân biệt đối xử. Điều này đã tạo nên

cơ hội cho các DN An Giang tiếp cận với thị trường EU rộng lớn, góp phần tăng kim ngạch XK, mở rộng thị phần và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Hai là, EU là một thị trường tiêu thụ thủy sản lớn với sức mua ổn định. Hiện

EU được xem là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới, nhu cầu thủy sản của người dân luôn vượt xa khả năng đánh bắt và nuôi trồng trong khu vực. Mặt khác, sản lượng khai thác tự nhiên tại các nước thành viên EU ngày càng giảm do quy định liên quan đến bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường nên các nước EU ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu. Bên cạnh đó, người dân EU ưa chuộng các sản phẩm thủy sản hơn thịt do quan niệm về vệ sinh an tồn thực phẩm. Do đó, đây chính là nền tảng cho các DN XK cá tra An Giang tấn công thị trường EU.

Ba là, tình hình kinh tế chung của tồn thế giới cũng như EU đang gặp khó khăn đã mở ra cơ hội mới cho con cá tra do có lợi thế giá hợp lý, chất lượng đảm bảo so với các mặt hàng thịt heo, thịt bò…; bên cạnh đó do cuộc khủng hoảng nợ cơng Châu Âu nên sự hỗ trợ đối với các công ty thuỷ sản các nước bị cắt giảm và người tiêu dùng phải thắt lưng buộc bụng nên đã tìm đến nguồn cung thủy sản giá thấp và cá tra là mặt hàng được ưu tiên lựa chọn; và cũng là xu hướng chung của người tiêu dùng ở nhiều nước.

Bốn là, EU là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Quan hệ thương

mại song phương Việt Nam – EU trong những năm gần đây đã có những bước phát triển đáng kể. Năm 1995, Việt Nam ký Hiệp định khung về hợp tác và phát triển với EU. Tiếp đó là những kế hoạch và chương trình nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai bên. Đến năm 2010, Việt Nam và EU hoàn thành đàm phán và ký tắt Hiệp định đối tác, hợp tác toàn diện (PCA). Hiện tại, hai bên đang tiến hành đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (FTA VN-EU), bắt đầu từ tháng 6/2012. Với tham vọng đàm phán một hiệp định tồn diện bao gồm khơng chỉ các

cam kết về mở cửa thị trường mà cả các vấn đề đầu tư, môi trường, cạnh tranh, phát triển bền vững…FTA VN-EU nếu được ký kết sẽ có tác động rất lớn đến từng ngành và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam, tạo cơ hội để các DN An Giang mở rộng hợp tác với các đối tác EU, đẩy mạnh hoạt động phân phối đến tận tay người tiêu dùng EU.

Ngày 13/11/2013, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh và Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Antonio Tajani đã ký kết “Ý định thư về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Theo đó, Việt Nam và EU sẽ chia sẻ kinh nghiệm, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời tăng cường các hoạt động kết nối doanh nghiệp Việt Nam – EU nhằm thúc đẩy hình thành và phát triển các cụm liên kết, chuỗi giá trị. Đây có thể được xem là một hoạt động rất có ích đối với các DN xuất khẩu cá tra sang thị trường EU của tỉnh An Giang, với đặc điểm đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Năm là, Việt Nam vẫn tiếp tục được hưởng ưu đãi GSP khi xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU. Theo quy chế GSP mới của EU, từ ngày 01/01/2014, EU

vẫn cho phép Việt Nam hưởng GSP đối với mặt hàng thủy sản, rút GSP của Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa hàng thủy sản Việt Nam nói chung và cá tra An Giang nói riêng sẽ và vẫn tiếp tục duy trì lợi thế XK so với hàng Trung Quốc.

Sáu là, ngành chế biến cá tra xuất khẩu của An Giang cũng như Việt Nam nhận được nhiều sự quan tâm và hỗ trợ từ phía Nhà nước. Sự ra đời và có hiệu lực

của Thông tư 86/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với DN đủ điều kiện đã góp phần giúp các DNXK thủy sản Việt Nam cũng như An Giang giảm thời gian, chi phí do được miễn kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; được vinh danh, uy tín với đối tác... Những lợi ích có được này sẽ khuyến khích các DN, nhất là các DN vừa và nhỏ đẩy mạnh XK.

Bảy là, dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA)” đã được triển khai và đưa vào thực hiện. Dự án này với tổng giá trị 2,4

triệu euro, do Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) chủ trì, với sự tham gia của VASEP, WWF Việt Nam và WWF Áo. Theo kế hoạch, dự án này sẽ hình thành một chuỗi liên kết từ trước khi nuôi cá đến khi tiêu thụ, bao gồm: Trước

khi nuôi (các nhà sản xuất thức ăn, ươm cá, sản xuất thuốc và hóa chất); nuôi (các DN nuôi cá, các DN vừa và nhỏ nuôi và chế biến kết hợp); chế biến (các DN chế biến, các DN vừa và nhỏ nuôi và chế biến kết hợp); thương mại (các nhà mua và phân phối quốc tế, các nhà thương mại Việt Nam); thị trường cuối (các nhà bán lẻ lớn, các cửa hàng). Dự án sẽ gắn kết các bên liên quan thành một chuỗi xuyên suốt từ người nuôi, DN, nhà nhập khẩu, nhà bán lẻ, nhà máy chế biến để tạo ra sản phẩm cuối cùng có chất lượng và sức cạnh tranh cao nhất.

Dự án này đề ra những giải pháp “từ gốc đến ngọn” để giải quyết những vấn đề của ngành cá tra. Cụ thể, dự án sẽ tập trung vào nâng cao năng lực, thúc đẩy việc sản xuất có trách nhiệm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tác động mơi trường và giảm chi phí sản xuất thông qua áp dụng phương pháp luận sử dụng tài nguyên có hiệu quả và sản xuất sạch hơn (RE-CP), cải tiến sản phẩm và phát triển thị trường; Tăng cường liên kết chuỗi để tối ưu hóa lợi ích và áp dụng tiêu chuẩn bền vững (ASC) để đáp ứng các yêu cầu về thị trường. Dự án cũng giúp trao đổi thông tin, hỗ trợ kỹ thuật cho các DN vừa và nhỏ, các nhà sản xuất quy mơ hộ gia đình áp dụng các tiêu chuẩn bền vững hiện hành như ASC… hướng tới sản xuất bền vững nhằm nâng cao tính cạnh tranh của ngành cá tra trên thị trường thế giới. Đơn cử như với người nông dân, dự án sẽ tập huấn kỹ thuật nuôi cá, quản lý chất lượng… nhằm giúp người dân có được những sản phẩm tốt nhất. Riêng với khâu chế biến, DN chế biến cá tra sẽ được hỗ trợ tiếp cận với những công nghệ tiên tiến nhất, sử dụng hiệu quả nhất nguồn năng lượng, nguyên liệu nhưng vẫn đưa ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu cao nhất của thị trường nhập khẩu (Bảo Ngọc, 2013). Đây chính là một cơ hội lớn cho ngành sản xuất cá tra của Việt Nam cũng như của An Giang vực dậy được niềm tin vào sản phẩm chất lượng của người tiêu dùng EU.

3.2.2. Thách thức

Một là, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ không được tiếp tục hưởng một số ưu đãi từ Chính phủ. Khi Việt Nam gia nhập WTO, một số ưu đãi của chính phủ sẽ

phải được điều chỉnh hoặc bãi bỏ do không phù hợp với các qui định của WTO. Trong đó, có thể kể đến một số chính sách trợ cấp như thưởng XK, cho vay ưu đãi... Nếu như khơng tn thủ quy định, Việt Nam có thể chịu sự trả đũa, trừng phạt của

các nước thành viên còn lại. Tuy nhiên, việc bãi bỏ những hỗ trợ như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành chế biến cá tra XK và gây giảm động lực XK của các DN, nhất là các DN hiện đang được hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách này.

Hai là, thách thức về các rào cản kỹ thuật. Các nước EU, đặc biệt là khu vực

Tây Âu vốn được biết đến là một thị trường rất khó tính đối với hàng nơng thủy sản và thực phẩm của Việt Nam không chỉ bởi hàng rào thuế quan vẫn duy trì ở mức cao mà cịn bởi những quy định khắt khe về kiểm dịch động thực vật (SPS) và các hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT). Do đó, DN Việt Nam phải đối diện với khơng ít thách thức. DN chế biến thủy sản phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng luôn đổi mới khơng ngừng của thị trường EU. Ngồi ra, DN ngày càng phải gánh nhiều chi phí hơn trong việc tuân thủ các quy định SPS, TBT và bảo tồn nguồn lợi khi XK vào EU. EU cũng duy trì một hệ thống cảnh báo nhanh, chỉ cần một lơ hàng có vấn đề về vệ sinh an tồn thực phẩm thì ngay lập tức sẽ được thơng báo trong toàn bộ EU và hàng hóa đó sẽ khơng thể tiếp tục lưu hành trong khu vực.

Ba là, sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ. Hiện nay, diện tích nuôi cá tra tại

các nước trong khu vực đang tăng đáng kể như Bangladesh, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia... Các nước này đều có những chiến lược đầu tư lâu dài cho việc phát triển cá tra tiêu thụ nội địa và XK. Cùng với việc EU vẫn cho phép Việt Nam hưởng GSP, thì thị trường này cũng đồng thời cho phép Myanmar hưởng lại EBA (quy ước miễn thuế cho hàng hóa của Myanmar, trừ vũ khí, vào EU). Do đó, thời gian tới, thủy sản Việt Nam cũng sẽ đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng thủy sản XK vào EU từ Myanmar. Bởi, hiện Myanmar cũng có nhiều mặt hàng thủy sản tương đồng với Việt Nam khi vào EU, lại được miễn trừ thuế, nên hàng Việt Nam sẽ khó cạnh tranh (Hải Lam, 2013).

Bốn là, những tồn tại và thiếu sót trong công tác quản lý vĩ mô của Nhà nước. Nhiều chính sách của nhà nước ra đời chỉ mang mang tính tạm thời, giải

quyết những vấn đề nảy sinh trước mắt, chưa tạo được môi trường ổn định cho ngành cá tra phát triển bền vững. Những hỗ trợ về thông tin thị trường của nhà nước rất yếu. Nhà nước không chủ động dự báo xu hướng của thị trường cho các DNXK cá tra mà đợi đến khi có vấn đề phát sinh mới tìm cách tháo gỡ. Ví dụ như đầu năm

2007, những điều chỉnh từ các chính sách tiền tệ của nhà nước để ngăn chặn lạm phát khiến nhiều DN chế biến XK khó khăn do thiếu vốn thu mua cá trong dân, người ni thì thiếu vốn đầu tư.

Năm là, ảnh hưởng của biến động tỷ giá. Biến động tỷ giá cũng là một nhân

tố tác động rất lớn đến hoạt động XK cá tra. Ngành cá tra ở An Giang hướng đến XK là chủ yếu, với đa số các hợp đồng hiện nay được thanh toán bằng đồng đôla Mỹ. Thời gian qua, đồng đôla Mỹ liên tục biến động mạnh, thêm vào đó là đồng Việt Nam đã có những thời điểm rơi vào tình trạng khan hiếm khiến việc chuyển đổi tỷ giá gây khó khăn cho cả các nhà chế biến XK cá tra vì thế nhiều phen rơi vào tình trạng vơ cùng khó khăn.

Sáu là, tình hình XK tiếp tục chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu. Cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu vẫn chưa chấm dứt, các nước EU

siết chặt chi tiêu, tình trạng gom hàng dự trữ của các đối tác tại EU cũng rất hạn chế đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động XK cá tra của các DN ở An Giang.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) xuất khẩu mặt hàng cá tra của tỉnh an giang sang thị trường liên minh châu âu (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)