Hồn thiện mơi trường pháp lý liên quan

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) các BIỆN PHÁP KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC vật của LIÊN BANG NGA đối với HÀNG hóa NHẬP KHẨU vào THỊ TRƯỜNG NGA KIẾN NGHỊ CHO một số mặt HÀNG của VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG này (Trang 56 - 58)

3.1. Đối với Nhà nước

3.1.1. Hồn thiện mơi trường pháp lý liên quan

Để có một mơi trường pháp lý tốt, thuận lợi cho việc đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch động thực vật của LIÊN BANG NGA trong thời gian tới, Nhà nước cần tiếp tục ban hành những văn bản pháp luật mới cùng với những văn bản hướng dẫn chi tiết cụ thể, đồng thời có các biện pháp tổ chức, xây dựng,củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật va hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, đổi mới cơ chế chính sách nhầm nâng cao quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kiểm dịch động vật, thực vật hàng hóa xuất khẩu. Cụ thể là:

- Tiếp tục rà soát , ban hành và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật phù hợp với các định chế quốc tế. Cần sớm rà soát lại hệ thống luật để điều chỉnh phù hợp với các quy định của WTO. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn dưới luật để điều chỉnh các quan hệ kinh tế mới phát sinh.

- Hài hịa hóa đồng thời tổ chức xây dựng và hoàn thiện lại hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc gia. Hải hịa hóa các tiêu chuẩn quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế trong điều kiện quốc tế hóa nền kinh tế thế giới như hiện nay là một xu hướng tất yếu. Để hàng hóa của nước mình có thể được tiêu thụ và chấp nhận ở mọi thị trường trên thế giới mà không gặp phải các quy định kiểm dịch động thực vật thì các quốc gia đều đang nỗ lực xây dựng cho mình một hệ thống tiêu chuẩn quốc gia mới sao cho phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và được các nước khác thừa nhận.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các bộ, ngành liên quan cần tiếp tục triển khai nhiều giải pháp về tăng cường công bố thông tin, tập trung kiểm sốt chất lượng nơng sản, tăng cường trao đổi với đối tác nhập khẩu. Cục Quản lý Chất lượng Nơng Lâm sản và Thủy sản phải gửi tồn bộ thông tin về quản lý chất lượng cá tra, cá basa đến Văn phòng Quốc gia SPS Việt Nam nhằm công bố cho toàn thế giới hiểu rõ về chất lượng các sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam. Cùng với việc chủ động công bố thông tin, các cơ quan chức năng cần phải siết chặt quản

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

lý chất lượng thủy sản ngay từ khâu nuôi trồng, chất lượng thức ăn, đến chế biến, bảo quản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng tiêu chuẩn, Nhà nước phải xây dựng hệ thống quản lý và kiểm tra chất lượng chặt chẽ để đảm bảo đưa đươc những sản phẩm tốt, an toàn nhất với người tiêu dùng. Công tác này phải đặc biệt được chú ý đối với hàng hóa xuất khẩu nhằm tránh tình trạng hàng hóa bị ách lại tại các cửa khẩu của Liên bang Nga hoặc bị trả về hoặc tiêu hủy do không đảm bảo chất lượng hoặc có những yếu tố gây hại tới sức khỏe con người và môi trường. Công tác này nếu thực hiện tốt sẽ giúp giảm chi phí và rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời nâng cao uy tín của hàng hóa và nhà xuất khẩu Việt Nam.

- Thường xuyên cập nhật chính sách, qui định, tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước; qui định tiêu chuẩn kỹ thuật tham chiếu quốc tế (của CODEX, OIE, IPPC hoặc của đối tác khác). Nhà nước cần đẩy nhanh việc hoàn thiện hệ thống luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam; củng cố hệ thống cơ quan quản lý chất lượng Nông - Lâm sản và Thủy sản từ Trung ương đến địa phương (Nghị định 79/2008/NĐ-CP, Thông tư liên tịch 31/2009/TTLT-BNN-BNV); đầu tư hệ thống phòng kiểm nghiệm chất lượng, ATVSTP theo chuẩn quốc tế.

Bên cạnh công tác xây dựng và củng cố hệ thống TCVN, công tác phổ biến và khuyến khích và quản lý việc áp dụng các tiêu chuẩn cũng không kém phần quan trọng. Nếu như hoạt động kêu gọi sự hưởng ứng các ngành, các doanh nghiệp khơng đem lại nhiều hiệu quả thì nên sử dụng các biện pháp thiết thực hơn như đẩy mạnh hoạt động trao giải thưởng chất lượng cho các doanh nghiệp; kiểm soát chặt chẽ, thẩm định chất lượng và áp dụng chế tài nghiêm ngặt đối với các doanh nghiệp không đáp ứng các tiêu chuẩn mang tính bắt buộc.

Sự thống nhất về quản lý hoạt động xuất khẩu với quản lý các biện pháp kiểm dịch động thực vật đã từng bước được thể hiện thơng qua danh mục hàng hóa quản lý theo chuyên ngành, các doanh nghiệp xuất khẩu theo mặt hàng. Kèm theo mỗi danh mục cần có những biện pháp thực hiện cụ thể nhằm thống nhất quản lý, hướng dẫn cho các doanh nghiệp nắm chắc quy trình quản lý. Song dù vậy, Nhà nước vẫn cần phải:

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

- Thống nhất đầu mối quản lý nhà nước khi xuất khẩu, giảm nhẹ thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu một mặt hàng phải chịu nhiều các quy định về kiểm dịch động thực vật. Tránh tình trạng, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu được một mặt hàng thuộc quản lý của ngành này thì cịn phảo xin giấy phép ở nhiều bộ phận thuộc ngành khác.

- Tiếp tục đàm phán với phía chính phủ Liên bang Nga về thời gian trong việc đưa ra danh sách các doanh nghiệp Việt Nam có đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường này. Đồng thời, u cầu phía Nga cơng nhận hệ thống kiểm tra quản lý chất lượng nông sản, thủy sản Việt Nam nhằm hạn chế các tranh chấp và sự phân biệt đối xử trong thương mại giữa hai nước.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) các BIỆN PHÁP KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC vật của LIÊN BANG NGA đối với HÀNG hóa NHẬP KHẨU vào THỊ TRƯỜNG NGA KIẾN NGHỊ CHO một số mặt HÀNG của VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG này (Trang 56 - 58)