Nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức cho tất cả các thành viên

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) các BIỆN PHÁP KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC vật của LIÊN BANG NGA đối với HÀNG hóa NHẬP KHẨU vào THỊ TRƯỜNG NGA KIẾN NGHỊ CHO một số mặt HÀNG của VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG này (Trang 65 - 66)

3.3. Đối với các doanh nghiệp

3.3.1. Nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức cho tất cả các thành viên

trong từng doanh nghiệp

Sau khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO năm 2012, Liên bang Nga đang là thị trường xuất khẩu tiềm năng mà các doanh nghiệp Việt Nam đang hướng tới. Với thế mạnh là các mặt hàng thủy sản và nông sản xuất khẩu được công nhận tại nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản…nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang cho rằng Nga là thị trường có thể dễ dàng thâm nhập. Tuy nhiên, thực tế trao đổi thương mại giữa hai nước lại khơng cho thấy điều đó. Muốn xuất khẩu hàng hóa sang Nga, yêu cầu đầu tiên đối với hàng hóa, nhất là những mặt hàng thuộc hai nhóm thủy sản và nơng sản, là phải đảm bảo ATVSTP và đáp ứng các quy định kiểm dịch động thực vật của thị trường này. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý rằng, Liên bang Nga là một thị trường độc lập, không chấp nhận tuân theo và công nhận các quy định kiểm dịch của bất kỳ nước nhập khẩu nào. Hàng hóa nhập khẩu vào Nga buộc phải thơng qua quy trình kiểm dịch của quốc gia này. Tại thị trường Liên bang Nga, cơ quan thẩm quyền là Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) với một số yêu cầu chính: Cơ sở sản xuất thuỷ sản, nông sản phải được cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu giám sát điều kiện đảm bảo ATVSTP; được VPSS trực tiếp kiểm tra, cho phép xuất khẩu vào Liên bang Nga; các mặt hàng thủy sản và nông sản phải được cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu kiểm tra các tiêu chuẩn ATTP, xác nhận phù hợp theo quy định của Liên bang Nga; mỗi lô hàng thủy sản và nông sản xuất khẩu phải kèm theo chứng thư có biểu hiện chống giả mạo theo mẫu đã được thống nhất với VPSS.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đặc biệt chú ý tham khảo và cập nhật tình hình về các quy định kiểm dịch động thực vật của Liên bang Nga, bao gồm: Quy định và quy tắc về Vệ sinh (SanPiN); tiêu chuẩn quốc gia (GOSTs); các Yêu cầu vệ sinh về An tồn thực phẩm và dinh dưỡng, nói riêng và Liên minh Hải quan nói chung. Bản thân mỗi doanh nghiệp cũng cần phải có những sửa lỗi về những đánh giá phía bên VPSS cho rằng chưa đạt ở trong góc độ của nhà máy nhằm sớm sửa đổi và có sự chứng minh trở lại đối với VPSS đối với những yêu cầu về vấn đề ATVSTP cho các mặt hàng xuất khẩu.

Cần phải thấy rằng, sự chủ quan trong nhận thức về thị trường Nga là điều đặc biệt cần phải tránh không chỉ riêng đối với các chủ doanh nghiệp mà thậm chí là ngay cả đến các nhân viên và công nhân làm việc cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này. Bên cạnh đó, việc liên tục cập nhật các thông tin về các tiêu chuẩn kiểm dịch của Liên bang Nga mới giúp được các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và nông sản tự giải quyết bài tốn khó trong việc đáp ứng các u cầu vệ sinh dịch tễ, qua đó nâng cao được sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) các BIỆN PHÁP KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC vật của LIÊN BANG NGA đối với HÀNG hóa NHẬP KHẨU vào THỊ TRƯỜNG NGA KIẾN NGHỊ CHO một số mặt HÀNG của VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG này (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)