Đối với các hiệp hội

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) các BIỆN PHÁP KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC vật của LIÊN BANG NGA đối với HÀNG hóa NHẬP KHẨU vào THỊ TRƯỜNG NGA KIẾN NGHỊ CHO một số mặt HÀNG của VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG này (Trang 60 - 65)

Cho tới nay cả nước có trên 300 hiệp hội, trong đó có khoảng trên 50 hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng, bao gồm hầu hết các ngành hàng xuất khẩu quan trọng. Các hiệp hội liên quan trực tiếp tới hai nhóm hàng xuất khẩu nông sản và thủy sản, những nhóm hàng chịu sự kiểm tra trực tiếp từ các quy định kiểm dịch động thực vật của Liên bang Nga gồm có: Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Nông sản Việt Nam (VFA), Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Hiệp hội Chè, Hiệp hội Cà phê Ca cao, Hiệp hội Điều và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam…

Hầu hết các hiệp hội đã tập hợp được các nhà sản xuất , xuất khẩu lớn của cả nước theo từng ngành hàng. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh ngiệp hội viên ở một số hiệp hội đã chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành. Việc các doanh nghiệp có các mặt hàng nơng sản và thủy sản sang Nga ngày càng có xu hướng muốn liên kết lại trong các hiệp hội, để tạo thành một khối vững mạnh hơn, đang cho thấy những dấu hiệu khả quan hơn trên thị trường xuất khẩu. Có được sự liên kết với nhau trong hiệp hội, các doanh nghiệp có thể trao đổi kinh nghiệm, giảm thiểu chi phí, chia sẻ rủi ro, kết hợp được nhiều nguồn nhân lực và cùng chủ động đưa ra các giải pháp cho hàng hóa của mình trước những quy định kiểm dịch khắt khe của Liên bang Nga. Song thực tế cho thấy sự phối hợp gữa các hội viên chưa chặt chẽ, do cơ chế hoạt của các hiệp hội vẫn cơ bản dựa trên tinh thần tự nguyện và hợp tác. Vẫn chưa có các chế tài xử phạt cần thiết đối với các doanh nghiệp cố tình vi phạm các quy định kiểm dịch của Liên bang Nga, dẫn tới tình trạng thủy sản cũng như nông sản xuất khẩu của Việt Nam bị “cấm cửa” tại thị trường này. Trước tình hình đó, trong thời gian sắp tới, khi mà Liên bang Nga đang trở thành thị trường tiềm năng tiếp theo cho nông sản và thủy san xuất khẩu của Việt Nam thì vai trị của các hiệp hội ngành hàng liên quan càng cần phải được chú trọng và đẩy mạnh hơn, hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp.

3.2.1. Xúc tiến thương mại

Các hiệp hội cần chủ động và tập trung nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến thương mại nhằm phát triển xuất khẩu các mặt hàng thủy sản và nơng sản có tiềm năng sang thị trường Liên bang Nga; tăng cường công tác thông tin thị trường, để công tác xúc tiến thương mại nước ngồi được đảm bảo có hiệu quả; xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản và nông sản của Việt Nam với các đối tác bên phía Nga (cả thương hiệu quốc gia, thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm); xây dựng chiến lược xúc tiến thương mại một cách bài bản với sự tham gia của các công ty tiếp thị đa quốc gia về nghiên cứu thị trường, quảng bá sản phẩm. Bên cạnh đó, các hiệp hội cần tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

trong việc tham gia vào các hội chợ triển lãm thủy sản và nông sản Việt Nam tại thị trường Liên bang Nga; phối hợp tổ chức các hoạt động giao dịch thương mại mặt hàng thủy sản,nông sản nhằm nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại các mặt hàng xuất khẩu này cho các doanh nghiệp; tổ chức đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào giao dịch mua hàng thông qua việc phối hợp chặt chẽ với thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga. Ngoài ra, các hiệp hội cũng cần phải tăng cường công tác tổ chức hội nghị quốc tế ngành thủy sản, nông sản tại Việt Nam, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại đã được phê duyệt. Trong nỗ lực xúc tiến thương mại của các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu sang Liên bang Nga, không thể thiếu các mối liên kết chặt chẽ với Cục Xúc tiến Thương mại, qua đó nâng cao tính chun nghiệp cũng như năng lực xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại ngành thủy sản và nông sản Việt Nam. Công tác đào tạo nhân sự xúc tiến thương mại cũng là một vấn đề quan trọng không kém đối với từng hiệp hội. Đề hàng hóa xuất khẩu Việt Nam có thể đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch động thực vật của Liên bang Nga, các hiệp hội ngành hàng chính như thủy sản và nông sản cần pahir ăng cường hoạt động cung cấp thông tin về diễn biến, dự báo, nhu cầu cũng như thay đổi trong các quy định, tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ của thị trường cho các doanh nghiệp trong nước. Thay vì việc phải sang nước ngồi gặp gỡ đối tác với chi phí tốn kém, các hiệp hội có thể đề nghị các ban ngành bố trí mời các đồn nhập khẩu Liên bang Nga vào Việt Nam mua hàng, tăng cường hỗ trợ các đoàn doanh nghiệp thủy sản trong nước sang khảo sát thị trường, đàm phán kí kết các hợp đồng xuất nhập khẩu, tổ chức nhiều cuộc hội thảo, xúc tiến thương mại. Việc phối hợp giữa các hiệp hội với các thương vụ, tham tán thương mại Việt Nam tại Liên bang Nga đóng vai trị hết sức quan trọng, đòi hỏi phải đổi mới hoạt động thật sự năng động để trở thành cầu nối hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước, góp phần thúc đẩy và nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp Việt Nam về các tiêu chuẩn kiểm dịch động thực vật của Liên bang Nga.

3.2.2. Cung cấp thông tin

Với vai trò là trung tâm kết nối hoạt động của các doanh nghiệp, các hiệp hội hội chính như: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

hội Lương thực Việt Nam (VFA) cần phải liên tục cập nhật thông tin về thị trường Liên bang Nga và thông báo kịp thời cho các doanh nghiệp. Các hiệp hội cần nắm bắt rõ sự thay đổi trong các quy định kiểm dịch động thực vật của Liên bang Nga thông qua sự phối hợp, kết nối thơng tin với các Văn phịng SPS. Phối hợp VPSS, bộ ngành liên quan luôn phải thông báo kịp thời tới doanh nghiệp các thông tin, qui định, yêu cầu của thị trường cũng như hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các hiệp hội cũng chính là những cầu nối thông tin hiệu quả giữa các doanh nghiệp với Nhà nước và các bộ, các ban ngành có liên quan, đặc biệt trong đó có Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thông qua các hiệp hội, các bộ, ban ngành có liên quan có thể gửi cac văn bản thông tin trực tiếp, các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như thực hiện nhằm đảm bảo các quy định về kiểm dịch động thực vật mà phía Liên bang Nga cung cấp, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản và nông sản của Việt Nam sang thị trường này.

3.2.3. Tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hóa và tổ chức các khóa đào tạo cho các doanh nghiệp tạo cho các doanh nghiệp

Đối với thị trường Nga, ngồi các tiêu chuẩn cơ bản cịn có những u cầu khác, điểm đặc biệt của thị trường Nga liên quan tới cả liên minh Hải quan (gồm 3 nước: Nga, Kazakhstan, Belarus) nên sẽ có những quy định khác biệt hơn. Nga là thị trường tiềm năng đối với thuỷ sản và nông sản Việt Nam, nhưng đồng thời cũng là thị trường có các chế độ kiểm tra, kiểm sốt nghiêm ngặt về an tồn vệ sinh thực phẩm. Không chỉ riêng Việt Nam, tất cả các quốc gia đang xuất khẩu thủy sản cũng như nông sản vào Nga đều phải điều chỉnh hoạt động xuất khẩu của mình, đặc biệt là trong vấn đề đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch động thực vật trong hàng hóa nhập khẩu của quốc gia này. Để nhằm đảm bảo cho chất lượng, uy tín của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga, cũng như đáp ứng các quy định của VPSS, Bộ NN&PTNT cần ban hành các tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời chỉ đạo NAFIQAD, VASEP tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản trong việc tuân thủ nghiêm ngặt các quá trình chế biến, bảo quản cũng như vận chuyển hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên theo báo cáo của NAIFQAD, một số doanh nghiệp Việt Nam sau khi vào được thị trường Nga đã không tuân thủ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

các thị trường này, dẫn đến những lệnh cấm nhập khẩu đối với toàn bộ một loại mặt hàng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với toàn ngành. Trước tình trạng đó, NAFIQAD đã quyết định thành lập nhóm cơng tác kiểm sốt an thồn thực phẩm giữa hai nước đối với cả hai nhóm hàng xuất khẩu mạnh sang Liên bang Nga là nông sản và thủy sản. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Việt Nam đã phối hợp tổ chức các hội đàm tìm giải pháp và giải đáp các thắc mắc cho doanh nghiệp, đồng thời đề nghị Bộ NN&PTNT cho phép phối hợp với hải quan cửa khẩu kiểm tra đột xuất việc đóng hàng vào container tại các cảng nhằm xác định tình trạng lơ hàng của các doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp, NAFIQAD đề nghị tăng cường kiểm tra, kiểm soát điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi sản xuất, đặc biệt là điều kiện vệ sinh nhà xưởng, kho lạnh, thiết bị, nguyên liệu, thành phẩm... Nghiêm cấm việc thực hiện gia công tại các cơ sở khác bên ngồi và phải sử dụng bao bì mà khơng có đầy đủ thông tin về sản phẩm. Trong khi việc tuân thủ các quy định của các hiệp hội vẫn chỉ dựa trên tinh thần tự nguyện của các doanh nghiêp, thì việc siết chặt quản lý chất lượng các mặt hàng nông sản và thủy sản xuất khẩu sang Liên bang Nga của NAFIQAD là điều hoàn toàn cấp thiết và phù hợp với tình hình thực tiễn. Hiện nay, việc phân cơng kiểm sốt an toàn ATVSTP thủy sản tại Việt Nam do Bộ NN&PTNT quản lý chung và có phân cấp cụ thể: Sản xuất, kinh doanh sử dụng thuốc thú y do Cục Thú y chịu trách nhiệm; sản xuất, kinh doanh sử dụng thức ăn, hóa chất do Cục Ni trồng thủy sản chịu trách nhiệm; hướng dẫn, giám sát áp dụng GaqP do Cục Nuôi trồng thủy sản chịu trách nhiệm; giám sát dư lượng, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ do NAFIQAD chịu trách nhiệm; khai thác, vận chuyển trên biển do Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản chịu trách nhiệm; điều kiện vệ sinh tàu cá, cảng cá, bốc dỡ cá lên bờ do NAFIQAD chịu trách nhiệm; thu gom, sơ chế, chế biến NAFIQAD do Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm; kiểm tra, kiểm dịch, chứng nhận thực phẩm thủy sản xuất khẩu, chứng nhận CL, ATTP thủy sản nhập khẩu để chế biến do NAFIQAD chịu trách nhiệm; điều tra, truy xuất nguyên nhân, khắc phục sự cố ATVSTP do NAFIQAD chịu trách nhiệm.

Bên cạnh đó, để nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong việc xuất khẩu các mặt hàng đảm bảo ATVSTP sang Liên bang Nga, hiệp hội chế biến và

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng như hiệp hội Nông sản Việt Nam (VFA) và các hiệp hội liên quan khác cần đẩy mạnh tổ chức các khóa đào tạo về các quy định, các tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật của Liên bang Nga cho ban lãnh đạo các doanh nghiệp xuất khẩu. Việc tổ chức các khóa đạo tạo này sẽ góp phần giúp cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh dịch tễ của Liên bang Nga, tháo bỏ dần tính bị động trong tất cả các khâu từ chế biến, bảo quản đến vận chuyển hàng hóa.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) các BIỆN PHÁP KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC vật của LIÊN BANG NGA đối với HÀNG hóa NHẬP KHẨU vào THỊ TRƯỜNG NGA KIẾN NGHỊ CHO một số mặt HÀNG của VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG này (Trang 60 - 65)