Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc giải quyết các tranh chấp liên

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) các BIỆN PHÁP KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC vật của LIÊN BANG NGA đối với HÀNG hóa NHẬP KHẨU vào THỊ TRƯỜNG NGA KIẾN NGHỊ CHO một số mặt HÀNG của VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG này (Trang 59 - 60)

3.1. Đối với Nhà nước

3.1.3. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc giải quyết các tranh chấp liên

quan đến các biện pháp kiểm dịch động thực vật

Trong thương mại quốc tế, nhiều trường hợp rất nhạy cảm có thể bị khiếu kiện như trường hợp của một số nước quan niệm thủy sản Việt Nam nuôi ở vùng bị ô nhiễm hoặc nhiễm chất độc dioxin. Trong những trường hợp xảy ra tranh chấp như thế này, Nhà nước cần khẳng định được vai trị của mình trong việc giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các tranh chấp xung quanh kiểm dịch động thực vật của Liên bang Nga chỉ có thể hạn chế một cách tối đa chứ không thể đảm bảo sẽ không xảy ra.

- Có tiếng nói chính thức bảo vệ doanh nghiệp trong nước trên trường quốc tế trong trường hợp bên phía Liên bang Nga thực hiện các lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng của Việt Nam mà chưa hề đưa ra các cảnh báo trước đó.

- Nhà nước cần có chỉ đạo kịp thời cho các ban ngành liên quan tư vấn cho các doanh nghiệp về mặt chuyên môn pháp lý, cung cấp hoặc giới thiệu những luật sư trong và kể cả ở nước ngoài tin cậy nhằm tháo gỡ, giải quyết tranh chấp một cách tốt nhất.

- Thơng qua các kênh ngoại giao, quan hệ chính thức để thương lượng trước khi xúc tiến các bước giải quyết tiếp theo, ví dụ, gặp gỡ giữa hai chính phủ hoặc hai cơ quan chuyên trách, hoặc tổ chức giải quyết tranh chấp cho các doanh nghiệp liên quan theo cơ chế trọng tài thương mại quốc tế.

- Hỗ trợ về mặt tài chính, thủ tục xuất nhập cảnh, phương tiện… để các doanh nghiệp theo đuổi các vụ kiện nhằm giữ vững uy tín của doanh nghiệp cũng như uy tín của hàng hóa Việt Nam đối với thị trường quốc tế nói chung và thị trường Liên bang Nga nói riêng.

Như vậy, có thể thấy vài trị của Nhà nước trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết tranh chấp là rất lớn. trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra với việc mở cửa các thị trường và khối lượng trao đổi thương mại hàng hóa ngày càng tăng, thì xu hướng chung là số lượng các vụ kiện tụng giữa các doanh nghiệp ngày càng nhiều. Khi một số biện pháp cũ áp dụng trong thương mại giảm tác dụng, biện pháp thuế quan phải cam kết cắt giảm, thì các nước này ngày càng tìm cách tận dụng các công cụ được coi là hợp pháp trong thương mại quốc tế để

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

bảo vệ thị trường trong nước, đặc biệt là những biện pháp liên quan đến chất lượng kiểm dịch động thực vật nhằm bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe của con người. Do các biện pháp này được đưa ra dựa trên mức độ kiểm dịch của từng quốc gia nên việc không thống nhất về các tiêu chuẩn hàng hóa, sự khơng cơng nhận lẫn nhau về các tiêu chuẩn rất dễ dẫn đến các tranh chấp trong trao đổi thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) các BIỆN PHÁP KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC vật của LIÊN BANG NGA đối với HÀNG hóa NHẬP KHẨU vào THỊ TRƯỜNG NGA KIẾN NGHỊ CHO một số mặt HÀNG của VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG này (Trang 59 - 60)