Đánh giá thực trạng thực hiện chiến lược

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty cổ phần thương mại thái hưng sang thị trường châu phi (Trang 48 - 52)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ

2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện chiến lược

2.3.1. Những tồn tại của chiến lược

Việc thực hiện chiến lược nhập khẩu thép phế là tương đối phù hợp vào giai đoạn 2011-2014, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế của chiến lược này.

Thứ nhất, lượng nhập khẩu thép phế từ thị trường châu Phi còn tương đối hạn chế. Như đã đề cập ở trên, lượng nhập khẩu thép phé chỉ khoảng 10000 tấn một năm từ thị trường châu Phi, với trị khoảng 3 triệu USD. Con số này vẫn còn khiêm tốn trong trao đổi với thị trường này.

Thứ hai, mối quan hệ chỉ dừng lại ở mức nhập khẩu. Thái Hưng chưa thực hiện được việc xuất khẩu sang thị trường đầy tiềm năng này, nơi mà các công ty Trung Quốc và Châu Âu cũng như các doanh nghiệp nội địa đang chiếm lĩnh phần lớn thị

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

trường xây dựng. Tuy nhiên, nếu có thể thâm nhập được vào châu Phi, lợi nhuận sẽ rất khả quan.

Thứ ba, chưa tạo được mối quan hệ với các công ty xây dựng lớn ở châu Phi. Thép phế liệu nhập khẩu từ châu Phi chủ yếu được Thái Hưng nhập qua các công ty trung gian bên ngồi lục địa này (ví dụ hàng được chuyển đến Singapore hoặc Dubai sau đó mới được chuyển tiếp đến Việt Nam), vì vậy mối quan hệ với các bạn hàng châu Phi là chưa rõ ràng.

Thứ tư, giá nhập chưa ổn đinh. Do nhập qua trung gian khác nhau để đảm bảo đủ lượng thép phế cho sản xuất và kinh doanh, do đó việc giá của thép phế nhập khẩu có sự chênh lệch là khơng thể tránh khỏi (mặc dù chất lượng là gần như tương đương). Ví dụ: giá của 1 MT thép phế nhập khẩu qua trung gian từ Dubai là 288 USD/MT, trong khi giá từ trung gian Singapore là 238 USD/MT. Nếu thiết lập được mối quan hệ trực tiếp với nước sở tại châu Phi sẽ tiết kiệm được chi phí qua trung gian.

2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại

Từ những tồn tại và hạn chế của việc thực hiện chiến lược kinh doanh của Thái Hưng vào thị trường châu Phi , người viết một lần nữa dựa vào mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Micheal Porter nhằm phân tích những nguyên nhân của những tồn tại này. Bao gồm:

Thứ nhất là sự cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành

Một nguyên nhân mà Thái Hưng chưa đẩy mạnh được việc kinh doanh với thị trường châu Phi là do sự cạnh tranh từ các đối thủ trong nước tại thị trường nội địa, đặc biệt là cơng ty thép Hịa Phát (xếp thứ 6 trong tổng số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam 2014). Với chu trình khép kín từ khâu tuyển quặng, luyện gang, sản xuất phôi, luyện thép và chế biến thành phẩm, Hòa Phát là một trong những doanh nghiệp thép có quy mơ lớn nhất nước với tổng tài sản hơn 10,000 tỷ. Quy trình sản xuất khép kín giúp Hịa Phát hiện chủ động được 60%-70% nguồn phôi đầu vào, sau khi Khu Liên Hiệp đạt 100% cơng suất thiết kế Hịa Phát có thể chủ động được hồn

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

tồn nguồn phơi cho quy trình cán thép, do vậy giá thành sản phẩm của Hịa Phát có tính cạnh tranh cao hơn so với nhiều sản phẩm của các đơn vị khác, đồng thời với mẫu mã đa dạng nhiều kích cỡ. Hịa Phát là cơng ty duy nhất ở Việt Nam sản xuất thép D55, với mác thép cao chuyên dùng xây dựng cầu lớn và nhà siêu cao tầng.

Việc đối thủ cạnh tranh mạnh như Hòa Phát khiến Thái Hưng buộc phải tập trung nhiều nguồn lực cho thị trường nội địa, chưa thể tập trung thêm cho thị trường châu Phi.

Thứ hai là từ phía các nhà cung ứng ở châu Phi,

Vào năm 2013, kim ngạch nhập khẩu sắt thép phế liệu của Việt Nam từ Châu Phi đạt 190 triệu USD, giảm 14% so với năm 2012. Nguyên nhân là một số quốc gia như Ca-mơ-run, Xê-nê-gan đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế xuất khẩu sắt thép phế liệu để bảo vệ ngành luyện kim trong nước. Điều này là có thể hiểu được do châu Phi đang trong quá trình xây dựng kiến thiết quốc gia, cần tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước. Thêm vào đó, sự xuất hiện của các công ty từ châu Âu và Mĩ, thậm chí Trung Quốc và Ấn Độ khiến các doanh nghiệp trong nước của châu Phi gặp khó khăn hơn trong việc cạnh tranh. Nếu các doanh nghiệp này lại xuất khẩu nhiều thép phế sang thị trường khác, nguyên liệu đầu vào giảm khiến càng khó cạnh tranh hơn. Do đó, việc nhập khẩu thép phế của các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Thái Hưng bị hạn chế.

Thứ ba là sự xuất hiện của các đối thủ đối thủ tiềm năng,

Không chỉ cạnh tranh ở thị trường nội địa Việt Nam, Trung Quốc cũng đang tiến hành những bước thâm nhập nhất định vào thị trường châu Phi. Theo báo cáo của hãng kiểm toán Deloite về tình hình xây dựng ở châu Phi năm 2014, Trung Quốc hiện sở hữu 2% lượng dự án xây dựng tại châu lục này, là đơn vị thi công 5% lượng dự án và là chủ đầu tư 3% của các dự án xây dựng. Chưa hết, Ấn Độ và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất cũng đang bắt đầu đầu tư vào châu Phi. Để có thể chuyển từ nhập khẩu thép phế sang xuất khẩu thép sang châu Phi sẽ là một bài toán lớn cho Thái Hưng.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Thứ tư là sự cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế,

Việc nhập khẩu thép từ thị trường châu Phi trở nên khó khăn khơng chỉ do những rào cản pháp lý từ nước sở tại nhằm bảo vệ ngành luyện kim trong nước mà còn do sự cạnh tranh từ các nước lớn về xuất khẩu thép phế trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Nga. Mặc dù thép phế từ châu Phi có giá rẻ hơn từ các nước trên, tuy nhiên nguồn cung chưa thực sự ổn định, phải qua trung gian. Phần lớn thép phế nhập khẩu của Thái Hưng là từ các nước Nhật Bản, Nga.. nhờ những ưu đãi về khoảng cách địa lý cũng như lượng cung ổn đinh. Điều này khiến cho việc thâm nhập thị trường châu Phi trở nên kém hấp dẫn hơn.

Thứ năm là từ nhu cầu khách hàng,

Từ năm 2008 đến 2014, thị trường bất động sản và xây dựng bị đóng băng và đình trệ, cộng với việc giảm đầu tư cơng dẫn dến sự suy yếu của toàn ngành thép, thậm chí ngay cả doanh nghiệp lớn như Công ty Cổ phần Thép Pomina cũng đã từng đứng trước thời khắc được xem là nguy hiểm nhất. Năm 2014, tiêu thụ thép sẽ tăng nhưng chỉ ở mức 3-5% so với năm 2013 (do một số dự án hạ tầng của Chính phủ được triển khai), với sản lượng tiêu thụ khiêm tốn khoảng hơn 12 triệu tấn. Việc nhu cầu về thép xây dựng giảm khiến Thái Hưng buộc phải giữ lấy thị phần nội địa trước. Như đã phân tích một phần ở trên, để đảm bảo nguồn cung cấp thép phế nhiên liệu liên tục buộc Thái Hưng phải nhập thép phế từ các nước gần hơn như Nhật Bản, Hồng Kơng thay vì là ở thị trường châu Phi. Điều này khiến cho việc đẩy mạnh kinh doanh với thị trường này còn nhiều hạn chế.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty cổ phần thương mại thái hưng sang thị trường châu phi (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)