Kiến nghị nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty cổ phần thương mại thái hưng sang thị trường châu phi (Trang 61 - 63)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị nhà nước

Để có thể phát triển trong điều kiện cạnh tranh cao cả ở trong và nước hiện nay, ngoài dựa vào nội lực của mình, doanh nghiệp cũng rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước với những chính sách phù hợp. Trong nhiều trường hợp, khi các doanh nghiệp gặp khó khăn khơng thể tự giải quyết, Chính phủ là chiếc ”phao cứu sinh” cuối cùng để giúp doanh nghiệp khỏi sự đổ vỡ. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi các chính sách của các Bộ ngành kìm hãm nội lực doanh nghiệp cũng như cơ hội tham gia thị trường nước ngồi ( ví dụ: thuế thu nhập doanh nghiệp là 25 % trước 2014 khiến các cơng ty gặp khó khăn trong việc tái đầu tư, từ 2014, thuế này giảm xuống còn 22%).

Như Paul Samuelson, nhà kinh tế người Mỹ từng đoạt giải Nobel kinh tế từng nói: “điều khiển nền kinh tế khơng có chính phủ hoặc thị trường giống như vỗ tay bằng một bàn tay” , nói lên tầm qun trọng của việc điều tiết nhà nước với nền kinh tế. Do đó doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm giúp doanh nghiệp có điều kiện cơng bằng hơn để cạnh tranh. Dưới đây là một số kiến nghị mà người viết mạnh dạn đề xuất, bao gồm:

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Muốn tham gia thâm nhập và phát triển thị trường thì các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, dự báo được khuynh hướng và sự phát triển của thị trường. Tuy nhiên, công tác dự báo này sẽ mất rất nhiều thời gian của doanh nghiệp và đôi khi doanh nghiệp khơng có đủ năng lực để thực hiện Trong công tác dự báo thị trường hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước nên tập trung dự báo một số thị trường trọng điểm, đối với các doanh nghiệp thương mại. Trong nền kinh tế thị trường, ngồi việc cung cấp các thơng tin kinh tế thương mại đóng vai trị cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với các doanh nghiệp thương mại. Hiện nay trong công tác cung cấp thông tin thị trường đã có: Trung tâm thơng tin thương mại (thuộc Bộ thương mại) Phịng thương mại và công nghiệp Việt Nam…Tuy nhiên, các tổ chức này cần phải nối kết lại thành một mạng lưới hồn chỉnh thơng qua mạng Internet. Có vậy, doanh nghiệp hoạt động thương mại mới dễ dàng cập nhập thơng tin nhanh và chính xác.

Ngồi ra nhà nước cũng nên khuyến khích hay trực tiếp đứng ra hình thành các hiệp hội kinh doanh theo ngành để các doanh nghiệp có điều kiện trao đổi thông tin, kinh nghiệm và tập hợp các ý kiến đề xuất mới đối với công tác quản lý để nhà nước kịp thời nắm bắt sửa đổi.

Thứ hai, hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ cho doanh nghiệp,

Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, với nền KHCN còn ngèo nàn và lạc hậu khiến cho năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm chất lượng chưa cao và giá thành còn cao, phần lớn sản phẩm chưa cạnh tranh được với bên ngồi. Vì vậy việc đầu tư vào KHCN, không chỉ trong lĩnh vực giáo dục mà còn cả trong lĩnh vực kinh tế là phương thức sống cịn.

Mặc dù có thể thấy rõ tầm quan trọng của KHCN trong cạnh tranh, tuy nhiên các chính sách của Nhà nước vẫn cịn nhiều bất cập. Theo quan điểm của Bộ KH&CN cho rằng DN phải dành ít nhất 10% lợi nhuận trước thuế để đầu tư cho Quỹ phát triển KHCN của DN. Tuy nhiên, khi Luật Thuế thu nhập DN, 25 % lợi nhuận của doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách nhà nước dưới dạng thuế; vì vậy điều này khiến các DN vừa

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

khơng có động lực, vừa thấy điều đó khơng có ý nghĩa nên hầu hết không thực hiện. Điều này càng khiến doanh nghiệp Việt Nam roi vào vòng luẩn quẩn của việc mua đi bán lại sản phẩm của nước khác, không tạo được nhiều sản phẩm có hàm lượng lao động cao để xuất khẩu.

Vì vậy, Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp trực tiếp hay gián tiếp hỗ trọ cho sự phát triển KHCN của doanh nghiệp như giảm thuế, giãn thuế hay tạo ra các dự án công nghệ lớn, vừa tạo công ăn việc làm, vừa giúp doanh nghiệp phát triển công nghệ.

Thứ ba, áp dụng các biến pháp bảo hộ thương mại một cách hợp lý,

Như đã trình bày ở chương trước, Trung Quốc nổi lên như một cường quốc về vật liệu xây dựng, cạnh tranh trực tiếp trong thị trường nội địa Việt Nam cũng như thị trường toàn châu Phi, thị trường đầy tiềm năng mà các doanh nghiệp Việt nam đang nhắm đến. Công nghệ hiện đại, quy mô lớn cho phép Trung quốc sản xuất thép với giá thành rẻ, chất lượng ổn định với số lượng lớn. Điều này khiến doanh nghiệp thép Việt Nam phải vất vả cạnh tranh trên chính “sân nhà” chưa chưa nói gì đến việc cạnh tranh tại nước khác. Chưa hết, với tiềm lực của mình, một số doanh nghiệp Thép từ Trung Quốc sử dụng chính sách bán phá giá nhằm đanh gục các doanh nghiệp Việt Nam, khiến áp lực cạnh tranh càng trở nên nặng nề.

Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam rất cần sự hỗ trợ về pháp lý từ Nhà nước để ngành thép phát triển ổn định và cạnh tranh công bằng. Hiệp hội thép Việt Nam - VAS đã đề nghị Chính phủ hỗ trợ ngành thép bằng các biện pháp kỹ thuật như kéo giãn lộ trình giảm thuế hay áp thuế chống bán phá giá...

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty cổ phần thương mại thái hưng sang thị trường châu phi (Trang 61 - 63)