Thực trạng chung

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thƣơng mại điện tử b2c trong lĩnh vực bán lẻ tại việt nam cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài khi xâm nhập thị trƣờng việt nam (Trang 29)

Việt Nam được đánh giá là một thị trường trực tuyến đầy tiềm năng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Với dân số trên 90 triệu cùng cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu sử dụng Internet và các dịch vụ trực tuyến của người dân Việt Nam không ngừng tăng lên. Trong những năm trở lại đây, Việt Nam ln nằm trong top 20 quốc gia có tốc độ phát triển Internet nhanh nhất thế giới. Báo cáo “Tình hình sử dụng mạng xã hội, thiết bị số và điện thoại di động ở khu vực Đông Nam Á” cho biết tính đến tháng ba năm 2015, tỷ lệ người truy cập Internet đã đạt 45% tổng dân số, số đăng ký thuê bao di động vượt 134 triệu người và 34% trong số đó đã sử dụng mạng

Theo Báo cáo của Nielsen về “Xu hướng sử dụng các thiết bị điện tử của người dân Việt Nam năm 2014”, trung bình mỗi người Việt Nam dành 15,5 tiếng mỗi tuần để sử dụng mạng nhằm phục vụ cho mục đích cá nhân.

Hình 2.1: Biểu đồ thời gian sử dụng mạng Internet nhằm phục vụ các mục đích cá nhân tại một số quốc gia

Nguồn: Nielsen, Meet the new media consumer in Vietnam, 2014

Biểu đồ của Nielsen cũng cho thấy thời gian sử dụng Internet vì những mục đích cá nhân của người dân Việt Nam vẫn thấp hơn so với nhiều quốc gia khác

26,7

25,2

23,2 22,5

15,5

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

trong khu vực. Tuy nhiên tỷ lệ này được dự đốn sẽ tăng lên nhanh chóng do ngày càng có nhiều cách thức khác nhau để tiếp cận với mạng điện tử. Tỷ lệ sở hữu các thiết bị có thể kết nối mạng ở Việt Nam đang khơng ngừng gia tăng. Chỉ tính riêng máy tính xách tay, theo khảo sát của Nielsen trên 1096 người dân Việt Nam năm 2014 thì có 81% số người được hỏi có sở hữu máy tính xách tay và con số này được dự đốn sẽ tăng lên 96% trong vịng 12 tháng tiếp theo (Nielsen, 2014).

Một khảo sát của Bộ Thương mại năm 2013 trên 3,400 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực cho thấy 60% trong số đó đã áp dụng hình thức giao dịch bằng thương mại điện tử. Tính đến năm 2015, cả nước đã có hàng nghìn website TMĐT B2C hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thị trường thương mại điện tử Việt Nam không chỉ sôi động với các doanh nghiệp trong nước mà cịn có sự đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Một số tên tuổi lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử đã có mặt tại thị trường Việt Nam như hãng Rocket Internet của Đức, Ebay của Mỹ cùng với Amazon hay Alibaba cũng được dự đoán là sẽ xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Chính thức gia nhập vào thị trường từ năm 2011, Rocket Internet đã đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam với nhiều website bán lẻ trực tiếp như

www.lazada.vn và zalora.vn. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, www.lazada.vn

www.zalora.vn đã chiếm lĩnh được một thị phần đáng kể tại Việt Nam. Năm

2014, Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam đã xếp hạng www.lazada.vn là một

trong 5 website bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp nước ngoài như Rocket Internet vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức tại thị trường Việt Nam. Những khó khăn đến từ mơi trường kinh doanh như yếu tố kỹ thuật còn hạn chế, hành vi tiêu dùng của khách hàng phức tạp hay sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước… Trong nội dung chương 2, tác giả sẽ chỉ ra thực trạng của thương mại điện tử B2C trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam từ môi trường kinh doanh đến tình hình hoạt động của các website, đặc điểm của người tiêu dùng Việt Nam và hàng hóa được kinh doanh trên website bán lẻ. Đây sẽ là tiền đề để khái quát những cơ hội, thách thức và đề xuất giải pháp trong chương 3.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2.2 Môi trƣờng kinh doanh thƣơng mại điện tử B2C trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam

2.2.1 Yếu tố pháp luật, chính sách

Hệ thống pháp luật về thương mại điện tử và kinh doanh bán lẻ của Việt Nam đã được hình thành và đang từng bước hoàn thiện. Trước hết, kinh doanh thông qua các website bán lẻ trực tiếp cũng là một hoạt động kinh doanh phải tuân thủ các quy định chung của Luật đầu tư 2005 và Luật Doanh nghiệp 2005.

Xét về luật chuyên ngành thương mại điện tử, hoạt động của các website bán hàng theo hình thức B2C phải tuân thủ quy định trong Nghị định về thương mại điện tử số 52/2013/NĐ-CP. Nghị định 52 có quy định về cách thức tiến hành hợp đồng thương mại điện tử và cách thức đăng ký, hoạt động của các website thương mại điện tử.

Trước hết, các doanh nghiệp khi muốn tiến hành kinh doanh bằng hình thức thương mại điện tử phải thơng báo trực tuyến trên Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử của Bộ Công thương. Các thông tin cần thông báo bao gồm:

“a) Tên miền của website thương mại điện tử;

b) Loại hàng hóa, dịch vụ giới thiệu trên website;

c) Tên đăng ký của thương nhân, tổ chức hoặc tên của cá nhân sở hữu website; d) Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân; đ) Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức; hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân;

e) Tên, chức danh, số chứng minh nhân dân, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của người đại diện thương nhân, người chịu trách nhiệm đối với website thương mại điện tử;

g) Các thông tin khác theo quy định của Bộ Công Thương” (điều 53, mục 1, chương IV, nghị định 52/2013/NĐ-CP).

Ngày 5 tháng 12 năm 2014, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 47/2014/TT-BCT hướng dẫn các quy định về quản lý website thương mại theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP như các vấn đề liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh trên các website TMĐT, bao gồm việc phân định trách nhiệm quản lý với các

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

website chuyên ngành; hoạt động kinh doanh hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trên website TMĐT; quản lý hoạt động kinh doanh TMĐT trên các mạng xã hội...

Hình 2.2: Sơ đồ quy trình đăng ký website bán hàng

Nguồn: Cục TMĐT và CNTT, Báo cáo thương mại điện tử 2014, tr.13

Giao kết hợp đồng có sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến là một cách thức giao kết phổ biến với các website B2C trong lĩnh vực bán lẻ. Đối với hình thức này, hợp đồng được giao kết theo 5 bước cơ bản bao gồm “thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng, cung cấp các điều khoản của hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website, đề nghị giao kết hợp đồng, rà soát và xác nhận nội dung của hợp đồng, trả lời đề nghị giao kết hợp đồng, tiếp tục hoặc chấm dứt giao kết hợp đồng” (điều 15 – điều 16, mục 2, chương II, nghị định 52/ 2013/NĐ-CP).

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Theo quy định của Chính phủ, các hoạt động của website thương mại điện tử B2C bao gồm cung cấp thông tin trên website bán hàng (thông tin về sản phẩm và thông tin về người sở hữu web), các thông tin về hoạt động vận chuyển, giao nhận và các phương thức thanh toán. Điều 33 của Nghị định 52 có quy định về vận chuyển và giao nhận với những quy định như sau:

“1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân phải công bố những thông tin sau về điều kiện vận chuyển và giao nhận áp dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ giới thiệu trên website: a) Các phương thức giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ; b) Thời hạn ước tính cho việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, có tính đến yếu tố khoảng cách địa lý và phương thức giao hàng; c) Các giới hạn về mặt địa lý cho việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ.

2. Trường hợp phát sinh chậm trễ trong việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải có thơng tin kịp thời cho khách hàng và tạo cơ hội để khách hàng có thể hủy hợp đồng nếu muốn”.

Thanh toán trung gian là dịch vụ không thể thiếu trong các hoạt động của website bán hàng B2C. Ngày 11 tháng 12 năm 2014, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán nhằm hướng dẫn các quy định trong Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Các loại dịch vụ thanh tốn trung gian theo thơng tư 39 được chia thành hai nhóm là các dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử và các dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán. Trong các dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh tốn thì dịch vụ cổng thanh tốn là dịch vụ được sử dụng phổ biến nhất đối với các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT B2C. Đối với các dịch vụ hỗ trợ thanh tốn thì ví điện tử là dịch vụ được sử dụng rộng rãi nhất. Việc áp dụng bất kỳ hình thức thanh tốn trung gian nào cũng phải xin cấp phép của cơ quan chuyên trách.

Như vậy, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử B2C trong lĩnh vực bán lẻ chịu sự chi phối của nhiều quy định pháp luật khác nhau. Trước khi tiến hành kinh doanh, các doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định có liên quan và cập nhật kịp thời các quy định mới để có thể tiến hành kinh doanh một cách có hiệu quả và tuân thủ pháp luật.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bên cạnh các quy định pháp luật, khi xem xét yếu tố pháp lý, doanh nghiệp cũng cần quan tâm và nắm bắt kịp thời những chính sách khuyến khích đầu tư của nước sở tại. Tại Việt Nam, trong những năm trở lại đây, chính phủ đã đưa ra rất nhiều biện pháp nhằm khuyến khích đầu tư, phát triển thương mại điện tử. Năm 2014, Ngày mua sắm trực tuyến 2014 lần đầu tiên đã được tổ chức tại Việt Nam với hơn 1000 doanh nghiệp tham gia và hơn 3000 sản phẩm khuyến mãi, tổng giá trị hàng hóa giao dịch ước tính đạt 154 tỷ đồng, tăng khoảng 2,48 lần so với ngày trung bình trong năm. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 689/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển Thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020. Theo đó, Chính phủ sẽ đầu tư khoảng 450 tỷ đồng để xây dựng

cơ sở hạ tầng và triển khai các giải pháp để phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến đầu tư cho thương mại điện tử B2C. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cũng như nước ngoài phát triển kinh doanh TMĐT B2C trong lĩnh vực bán lẻ tại thị trường Việt Nam.

2.2.2 Yếu tố kỹ thuật

2.2.2.1 Mạng Internet và viễn thông

Hịa chung xu hướng phát triển cơng nghệ trên toàn thế giới, Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là một thị trường năng động và đầy tiềm năng cho sự phát triển của công nghệ thông tin. Việt Nam là một quốc gia đông dân với hơn 90 triệu người sinh sống tại các khu vực địa lý khác nhau. Năm 2000, ở Việt Nam chỉ có khoảng 200.000 người biết sử dụng Internet nhưng đến tháng 6 năm 2014, con số này đã tăng lên hơn 41 triệu người, chiếm hơn 43% dân số và gần 60% trong số đó đã và đang sử dụng các dịch vụ mua sắm trực tuyến thông qua mạng Internet (Báo cáo của Internet World Stats tại website www.Internetworldstats.com).

Ngoài ra, số thuê bao di động ở Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng và đạt trên mức 134 triệu thuê bao tính đến tháng 1 năm 2014, tương đương với 145% dân số đăng ký thuê bao di động (Thống kê Tình hình sử dụng thiết bị điện tử tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại website www.wearesocial.sg). Tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) ở Việt Nam nằm trong top đầu của các nước thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương (Nielsen, 2014) với 52% số người sử dụng di động là smartphone. Tỷ lệ người trên 16 tuổi sử dụng smartphone tại Việt Nam tăng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

hơn 70% với năm 2013 (Khảo sát của TNS/Google, 2014) tương đương từ 14 lên 24 triệu người dùng smartphone (chiếu theo cơ cấu dân số Việt Nam 2011). Theo đó, nhóm tuổi từ 16 đến 24 có tỷ lệ sử dụng di động thông minh cao nhất với 58%. Những con số trên cho thấy Việt Nam đã có một nền tảng kỹ thuật căn bản để phát triển các hình thức kinh doanh trực tuyến như mơ hình B2C trong lĩnh vực bán lẻ.

Ngồi các mặt tích cực nêu trên, thị trường thương mại điện tử Việt Nam vẫn còn một số các hạn chế về mạng Internet và viễn thông. Điểm hạn chế đầu tiên là tốc độ đường truyền Internet. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ đường truyền chậm nhất khu vực. Theo Akamai năm 2013, chỉ khoảng 0,3% người dùng Internet tại Việt Nam đang sử dụng đường truyền tốc độ cao 10Mbps. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Hàn Quốc là 81%, Hồng Kông là 55%, Singapore là 43%...Về tốc độ kết nối của mạng di động, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tốc độ chậm nhất châu Á, với tốc độ trung bình chỉ đạt mức 1,1Mbps, thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực như Singapore (9,1Mbps), Thái Lan (2,8Mbps), Malaysia (2,5Mbps)... Mua sắm trực tuyến trên điện thoại di động đang trở thành một xu hướng phổ biến trên toàn thế giới nhưng tỷ lệ sử dụng điện thoại di động thơng minh (smartphone) tại Việt Nam tính đến năm 2014 mới chỉ đạt 20% dân số và chỉ có 60% trong số những người dùng di động thông minh (smartphone) đã và đang tiến hành mua sắm trực tuyến trong khi thời gian họ sử dụng thiết bị di động của mình là 1 tiếng 43 phút trung bình mỗi ngày. Vấn đề an ninh mạng cũng là một hạn chế của Việt Nam. Theo khảo sát của Bkav năm 2014, 8.500 tỷ đồng là số tiền thiệt hại người dùng Việt Nam tổn thất do các sự cố từ virus máy tính trong năm 2014. Mặc dù chỉ chiếm chưa đầy 0,1% tổng thiệt hại 445 tỷ USD trên thế giới do tội phạm mạng gây ra theo ước tính của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Hoa Kỳ, đây vẫn là thiệt hại rất lớn đối với người dùng Việt Nam.

Từ những số liệu thống kê của các báo cáo trong nước và quốc tế ta có thể thấy hệ thống Internet và viễn thơng ở Việt Nam vẫn cịn trong giai đoạn đầu của sự phát triển với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng nhưng chất lượng cịn hạn chế. Tốc độ đường truyền Internet chậm và chất lượng viễn thông chưa cao cùng với các vấn đề an ninh là những mặt hạn chế cần được cải thiện để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thương mại điện tử.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2.2.2.2 Hệ thống thanh toán trực tuyến

Thanh toán điện tử ra đời ở Việt Nam vào năm 2008 với hình thức đầu tiên là ví điện tử. Đến nay, các hình thức thanh tốn trực tuyến tại Việt Nam cũng rất phong phú đa dạng với cổng thanh toán, thanh toán qua thẻ, thanh toán chuyển

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thƣơng mại điện tử b2c trong lĩnh vực bán lẻ tại việt nam cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài khi xâm nhập thị trƣờng việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)