Đặc điểm của website thương mại điện tử B2C trong lĩnh vực bán lẻ tạ

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thƣơng mại điện tử b2c trong lĩnh vực bán lẻ tại việt nam cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài khi xâm nhập thị trƣờng việt nam (Trang 39 - 43)

2.3 Website thương mại điện tử B2C trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam

2.3.1 Đặc điểm của website thương mại điện tử B2C trong lĩnh vực bán lẻ tạ

website TMĐT B2C trong lĩnh vực bán lẻ.

Mặc dù vậy, các doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh bán lẻ theo hình thức B2C cũng phải đối mặt với khơng ít khó khăn từ phía người tiêu dùng. Trước hết, đó là thói quen tiêu dùng. Người Việt Nam có thói quen mua hàng tại các khu chợ và các cửa hàng mở cùng với thói quen thích mặc cả. Hàng hóa trên website thường ấn định giá và người mua không thể chạm vào hay dùng thử sản phẩm mà chỉ có các thơng tin do doanh nghiệp cung cấp nên số lượng quyết định mua sau khi xem sản phẩm còn hạn chế. Đối với việc mua sắm trên các website thương mại điện tử, các vấn đề về chất lượng thực tế của sản phẩm, dịch vụ vận chuyên, về độ an toàn của các dịch vụ thanh tốn, sự bảo mật của thơng tin cá nhân cũng tạo ra tâm lý lo ngại cho người tiêu dùng. Theo Báo cáo thương mại điện tử 2014 của Cục TMĐT và CNTT, phần lớn các khách hàng khi tiến hành mua sắm trực tuyến cịn sử dụng hình thức thanh tốn khi giao hàng (COD), việc sử dụng thẻ thanh toán hay các dịch vụ thanh tốn trực tuyến khác cịn rất hạn chế.

Như vậy, môi trường kinh doanh thương mại điện tử B2C trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam có cả những điều kiện thuận lợi và khó khăn. Điều kiện thuận lợi là những yếu tố thuộc về pháp lý như các chính sách khuyến khích TMĐT và các yếu tố thuộc xã hội như quy mô của thị trường và khả năng tiếp cận với CNTT. Những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải sẽ tập trung ở các yếu tố kỹ thuật từ hệ thống thanh toán đến vận chuyển – giao nhận.

2.3 Website thƣơng mại điện tử B2C trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam

2.3.1 Đặc điểm của website thương mại điện tử B2C trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam Nam

Tại thị trường Việt Nam, nhìn chung hiện nay có 2 hình thức hoạt động phổ biến của website thương mại điện tử B2C trong lĩnh vực bán lẻ là sàn giao dịch B2C và website bán lẻ trực tiếp của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối.

2.3.1.1 Sàn giao dịch thương mại điện tử B2C

Đây là hình thức phổ biến nhất của thương mại điện tử B2C tại Việt Nam. Sàn giao dịch B2C là cầu nối giữa các doanh nghiệp và khách hàng. Lượng truy cập vào các sàn giao dịch là rất lớn vì tại đây khách hàng có thể tìm được nhiều sản

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

phẩm khác nhau, thuộc nhiều hãng sản xuất khác nhau và dễ dàng so sánh giá cả cùng các đặc tính khác của sản phẩm. Trong hoạt động của sàn giao dịch sẽ có sự tham gia của ba bên đó là doanh nghiệp sản xuất hoặc phân phối sản phẩm, sàn giao dịch do doanh nghiệp khác vận hành và khách hàng.

Sàn giao dịch thương mại điện tử B2C là hình thức phổ biến nhất của TMĐT B2C tại Việt Nam. Website www.chodientu.vn là một ví dụ điển hình về hoạt động của sàn giao dịch B2C. Trong nhiều năm liền, luôn đứng đầu trong danh sách các website thương mại điện tử Việt Nam về lượng truy cập và số lượng giao dịch. Chodientu là một sản phẩm hợp tác giữa công ty công nghệ nội địa Peacesoft và doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử hàng đầu tại Mỹ - Ebay. Tính đến năm 2015, website www.chodientu.vn đã có trên 3 triệu thành viên đăng ký, 600.000

thành viên thường xuyên hoạt động mua bán cùng trên 10 ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia bán hàng. Tại sàn giao dịch www.chodientu.vn, các doanh nghiệp kinh doanh có thể mở cửa hàng của mình để quảng bá, giới thiệu sản phẩm và thực hiện các giao dịch mua bán. Đối với khách hàng cá nhân, website tích hợp cơng cụ giỏ hàng để giúp khách hàng thực hiện quy trình đặt hàng và thanh toán dễ dàng. Bên cạnh đó, sàn giao dịch này cũng cung cấp một số công cụ hỗ trợ khách hàng khác như công cụ theo dõi sản phẩm quan tâm, chương trình đổi xèng lấy thẻ cào giảm giá…

Bên cạnh website nội địa, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam trong những năm vừa qua. Tiêu biểu nhất là hãng Rocket Internet với sàn giao dịch www.lazada.vn. Với sự đầu tư lớn vào phát triển hệ thống kho hàng, thanh toán và vận chuyển, Lazada đã và đang trở thành một đối thủ lớn với các doanh nghiệp trong nước. Theo Báo cáo Thương mại điện tử 2014 của Cục TMĐT và CNTT, mặc dù các sàn giao dịch có vốn đầu tư nước ngồi còn chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng doanh thu của nhóm này chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng doanh thu của toàn thị trường. Năm 2014, doanh thu của nhóm này chiếm 59% tổng doanh thu, tăng 15% từ mức 44% của năm 2013.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hình 2.4: Giao diện trang chủ của website www.lazada.vn

Nguồn: website www.lazada.vn

2.3.1.2 Website bán lẻ trực tiếp của doanh nghiệp sản xuất hoặc phân phối sản phẩm

Kinh doanh theo hình thức này, các doanh nghiệp thường có cả cửa hàng trực tuyến và cửa hàng mặt đất. Cửa hàng trực tuyến đóng vai trị là cơng cụ hỗ trợ, giúp thông tin về sản phẩm đến với khách hàng nhanh hơn, kịp thời hơn. Hình thức này được áp dụng phổ biến với các hãng phân phối sản phẩm điện tử và các hãng sản xuất và phân phối thời trang. Website www.thegioididong.com hay www.fptshop.com.vn là hai website bán lẻ thiết bị điện tử và công nghệ hàng đầu Việt Nam. www.thegioididong là một website hỗ trợ cho hệ thống hơn 300 siêu thị (tính đến năm 2015) trên tồn quốc của cơng ty cổ phần Thế giới di động còn

www.fptshop.com.vn là kênh bán hàng trực tuyến của hệ thống các cửa hàng chuyên

kinh doanh các thiết bị di động, máy tính xách tay, máy tính bảng và phụ kiện của tập đồn FPT.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hình 2.5: Cách đặt hàng trên website www.fptshop.com.vn

Nguồn: website www.fptshop.com.vn

Do có cửa hàng mặt đất nên các website thường có chức năng chính là quảng cáo, tiếp thị sản phẩm và các chương trình khuyến mãi một cách nhanh chóng và kịp thời nhất. Chức năng đặt hàng – thanh toán và giao nhận thường không được chú trọng vì khách hàng có thể xem hàng trên cửa hàng trực tuyến và đến cửa hàng mặt đất để mua hàng. Nhiều website khơng có cơng cụ giỏ hàng nhưng thay vào đó các cơng cụ hỗ trợ khách hàng lại được chú trọng. Ví dụ như tại website bán lẻ trực tiếp của hãng FPT, các công cụ hỗ trợ bao gồm trò chuyện trực tuyến qua mạng Internet, điện thoại tư vấn miễn phí, cơng cụ hỗ trợ kỹ thuật trực tuyến. Đối với hoạt động thanh tốn, các hình thức thanh tốn thường không phong phú như tại các sàn giao dịch TMĐT B2C. Đối với các sản phẩm có giá trị lớn, các doanh nghiệp sản xuất và phân phối sản phẩm qua mạng Internet còn thường sử dụng hình thức trả góp hoặc mua theo nhóm, mua chung để được giảm giá.

Như vậy, hoạt động của website TMĐT B2C trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam chủ yếu thơng qua hai hình thức chính là sàn giao dịch TMĐT B2C và website bán lẻ trực tiếp của nhà sản xuất hoặc phân phối sản phẩm. Mỗi hình thức khác nhau thường có các đặc điểm và yêu cầu khác nhau đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thƣơng mại điện tử b2c trong lĩnh vực bán lẻ tại việt nam cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài khi xâm nhập thị trƣờng việt nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)