Sơ lược về đất nước Myanmar

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của việt nam tại myanmar trong giai đoạn 2012 2016 thực trạng và giải pháp thúc đẩy” (Trang 25 - 34)

1.2 Tổng quan về Myanmar và quan hệ hợp tác đầu tƣ Việt Nam-Myanmar

1.2.1 Sơ lược về đất nước Myanmar

1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Myanmar nằm ở khu vực Đông Nam Á trong phạm vi 9,32 – 28,31 vĩ Bắc và 92,10 đến 101,11 kinh Đơng và có diện tích khoảng 676.578 km2. Phía Bắc tiếp giáp với khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với tổng chiều dài biên giới 2.185 km. Phía Đơng tiếp giáp với Lào và Thái Lan, trong đó đường chung biên giới với Lào dài 238 km và chung biên giới Thái Lan dài 1.799 km. Phía Nam giáp biển Andaman và vịnh Bengal với chiều dài đường bờ biển là 1.930 km, chiếm một phần ba tổng chiều dài đường biên giới. Phía Tây tiếp giáp với Ấn Độ và Bangladesh, trong đó đường biên giới chung với Ấn Độ dài 1.462 km và với Bangladesh là 72 km.

Tổng chiều dài bờ biển của Myanmar là 2.965 km, chiều dài đất nước từ Bắc xuống Nam là 2.090 km. Trong đó, khoảng cách rộng nhất của phía Đơng và phía Tây là 925 km.

Myanmar có diện tích lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ 40 trên thế giới . Cùng với lợi thế về diện tích, Myanmar cịn có vị trí chiến lược rất quan trọng, nối Đông Nam Á với Tây Á và gần những tuyến đường hàng hải lớn qua Ấn Độ Dương. Vị trí này khơng chỉ mang ý nghĩa chiến lược đối với các hoạt động ngoại giao, chính trị mà cịn là cơ hội lớn để “mỏ vàng cuối cùng” của Châu Á mở rộng giao lưu và hội nhập với kinh tế thế giới.

Địa hình tự nhiên

Địa hình tự nhiên của Myanmar trải dài và thấp dần từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc, phía Tây và phía Đơng của quốc gia này đều được bao quanh bới các dãy núi, tạo thành thể khép kín với các nước tiếp giáp lân cận. Trong đó, dãy núi Hengduan giáp với Trung Quốc là dãy núi cao nhất Myanmar với đỉnh núi Hkakabo Riza cao 5.881m so với mặt nước biển.

Myanmar có ba con sơng lớn chảy từ Bắc xuống Nam là sông Ayeyarwady dài nhất với chiều dài 2.150 km, sông Thanlwin dài 1.660 km và sông Sittang dài 420 km. Ba con sông này bồi đắp tạo thành những đồng bằng rộng lớn và màu mỡ, trong

đó đồng bằng Irrawaddy rộng 35.000 km2

. Không chỉ tạo ra các đồng bằng phì nhiêu nơi nó chảy qua, ba con sơng này cịn là tuyến đường thủy quan trọng, giúp việc lưu thông giữa các vùng miền dễ dàng hơn; đồng thời chứa đựng tiềm năng thủy điện lớn.

Địa hình tự nhiên được phân cắt nhờ hệ thống những sông lớn và các dãy núi cao đã tạo ra hai khu vực địa lý rõ rệt trong lãnh thổ Myanmar, gồm khu vực thượng Myanamar và khu vực hạ Myanmar. Khu vực thượng Myanmar bao gồm các khu vực đồi núi, cao nguyên bao la nằm sâu trong lục địa. Khu vực hạ Myanmar bao gồm toàn bộ các khu vực vùng ven biển với các đồng bằng, rừng nhiệt đới và những mỏ dầu khí.

Các yếu tố tự nhiên khác

Myanmar có hệ sinh thái tự nhiên đa dạng, góp phần giữ gìn mơi trường được cân bằng và giàu giá trị kinh tế.

Rừng tự nhiên bao phủ 49% diện tích Myanmar, trong đó có rừng gỗ Teak có giá trị kinh tế cao ở khu vực hạ Myanmar. Ngồi ra, vùng này cịn có các loại cây khác như cao su, cây keo, tre, lim, đước, dừa, cọ. Đây đều là những loài cây nguyên liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất, chế biến sản phẩm công nghiệp, thủ cơng nghiệp có giá trị. Về phía Bắc, sồi, thông và các loại đỗ quyên bao phủ đa phần diện tích. Những vùng đất dọc bờ biển thích hợp với việc trồng và chăm sóc các cây ăn quả nhiệt đới. Tại vùng khô, thực vật thưa thớt và kém phát triển hơn.

Myanmar cịn là ngơi nhà tự nhiên lớn của nhiều loại động vật. Hổ, báo sống trong những rừng rậm nhiệt đới. Trong khi đó, khu vực thượng Myanmar là nơi sinh sống của tê giác, trâu rừng, lợn lòi, hươu, linh dương và voi nhà, được sử dụng nhiều trong công nghiệp khai thác gỗ. Đáng chú ý là sự đa dạng của các loài chim với hơn 800 loài và các lồi bị sát như cá sấu, tắc kè, rắn mang bành, trăn, rùa. Sông dài và bờ biển lớn cũng tạo ra lợi thế về trữ lượng và phong phú về các loài cá nước ngọt, cá biển, mang lại nguồn thực phẩm quan trọng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Ngoài ra, Myanmar giàu tài nguyên ngọc thạch, đá quý, dầu mỏ, khí thiên nhiên và các loại khống sản khác.

1.2.1.2 Tình hình chính trị

Myanmar có tên gọi đầy đủ là Cộng hịa Liên bang Myanmar. Trước đó, quốc gia này đã nhiều lần thay đổi tên gọi. Cụ thể, kể từ khi giành được độc lập từ Đế quốc Anh đến nay, Myanmar đã sử dụng các quốc hiệu sau:

 Liên bang Burma: 1948 – 1974

 Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Myanmar: 1974 – 1988

 Liên bang Myanmar: 1988 – 2010

 Cộng hòa Liên bang Myanmar: 2010 – nay

Tên gọi của quốc gia này đã thay đổi qua nhiều giai đoạn khác nhau cũng là biểu hiện cho những thay đổi, chuyển biến về chính trị của Myanmar.

Sau khi thoát khỏi việc là thuộc địa của Anh và giành được độc lập năm 1948, đất nước Myanmar đã có giai đoạn phát triển mạnh. Tuy nhiên, tháng 3/1962, tướng Ne Win thực hiện cuộc đảo chính quân sự và đặt nước này dưới chế độ độc tài quân phiệt. Chế độ độc tài do quân đội đứng đầu kéo dài trong năm thập kỉ đã biến Myanmar từ một quốc gia phồn vinh thành đất nước bị cô lập và lạc hậu nhất vùng. Không chỉ tụt hậu về kinh tế mà trong hầu hết các chỉ số phát triển con người được đo lường, đất nước với 56 triệu dân này đã không đạt được mức cơ bản nào và nằm ở gần cuối bảng xếp hạng của thế giới. Năm 2010, chỉ số phát triển con người của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNDP xếp Myanmar đứng thứ 132 trên 169 quốc gia, mức thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Trong 50 năm dưới sự cai trị của giới độc tài quân sự, người dân Myanmar đã nhiều lần có những cuộc phản kháng nhưng đã bị chính quyền đàn áp. Dấu mốc đầu tiên là cuộc đàn áp năm 1988 do nhóm tướng lĩnh trong Hội đồng Quốc gia phục hồi Luật pháp và Trật tự (SLORC) chỉ huy quân đội thực hiện, nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của nhân dân quyền dân chủ. Hàng trăm sinh viên, các nhà sư và những người chống đối khác đã bị giết, hàng nghìn người bị cầm tù. Cuộc nổi dậy năm 1988 tuy bị dập tắt nhưng đã dẫn tới sự thành lập Liên đồn quốc gia vì Dân chủ (NLD) đối lập, đứng đầu là bà Aung San Suu Kyi. Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1990 do chính quyền của SLORC tiến hành, đảng NLD giành thắng lợi áp đảo với 329/491 ghế trong quốc hội. Tuy nhiên, SLORC đã ra lệnh hủy bỏ kết quả này và trực tiếp chiếm quyền. Tháng 7/1997 SLORC đổi tên thành Hội đồng quốc gia vì

Hịa bình và Phát triển (SPDC), tháng 5/2008 thông qua hiến pháp mới theo chế độ lưỡng viện và đa đảng. Song trên thực tế, hiến pháp thừa nhận quyền lực bất khả xâm phạm của quân đội bằng việc quy định quân đội được giữ cố định 110/440 ghế của quốc hội và 56/224 ghế của nghị viện liên bang; chính quyền tiếp tục củng cố quyền lực của các tướng lĩnh, loại bỏ các đảng đối lập - trong đó có NLD, vận dụng Luật Hình sự 1996 để đàn áp tiếp. Đất nước ngày càng tiêu điều mọi mặt vì độc tài và tham nhũng. Trong khi đó, hầu như khơng thể chấm dứt được chiến tranh xung đột sắc tộc và nguy cơ ly khai của một số bang. Năm 2007, cuộc “Cách mạng áo cà sa” của các tăng sĩ Phật giáo cũng bị đàn áp dã man. Tuy nhiên, kết quả bầu cử năm 1990 cho thấy khát vọng và sự lựa chọn của người dân Myanmar mà giới quân sự cầm quyền không thể tiếp tục đàn áp bằng bạo lực.

Đến năm 2010, kể từ khi có cuộc bầu cử vào ngày 7/11/2010 với thắng lợi của Đảng Liên minh vì đồn kết và phát triển (USDP) của tướng Thein Sein và việc bà Aung San Suu Kyi được trả lại tự do ngày 13/11/2010, những thay đổi này bắt đầu biến Myanmar thành trường hợp hiếm hoi, từ chế độ quân chủ độc tài từng bước hướng đến nền dân chủ. Thực tế, mong muốn về cuộc cải cách chính trị đã được nhen nhóm từ năm 2003 khi các tướng lĩnh cao cấp nhất trong quân đội biết rằng khơng thể tiếp tục duy trì sự cai trị độc tài để tiếp tục đẩy đất nước tới vực thẳm và đã đến lúc phải thay đổi đường lối, thực hiện “cải cách”. Lộ trình “Bảy bước tới dân chủ” được hoạch định và giao cho tướng Thein Sein chịu trách nhiệm điều hành thực hiện. Bước thứ nhất, một đại hội quốc gia được triệu tập để thảo ra bản hiến pháp mới, tuy vẫn cịn mang tính qn chủ độc tài, nhưng vẫn được trưng cầu dân ý và thông qua năm 2008. Bước thứ hai, năm 2010 cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội được tổ chức theo hiến pháp mới; Quốc hội sau đó đã bầu tướng Thein Sein làm tổng thống đầu năm 2011 và phê chuẩn một nội các mà hầu hết là các tướng lĩnh có nguồn gốc dân sự.

Một quyết định quan trọng của Tổng thống Thein Sein dù vấp phải sự phản đối của các tướng lĩnh là việc xóa án “quản thúc tại gia” kéo dài suốt 15 năm áp đặt lên bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đảng NLD và khôi phục tư cách pháp lý của đảng NLD đối lập đồng thời xét lại quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Bên cạnh đó, Tổng thống Thein Sein đã đáp ứng những yêu cầu chính đáng của lãnh tụ đảng đối

lập Aung San Suu Kyi về cải cách đất nước bao gồm việc trả tự do cho hàng ngàn tù chính trị, cho phép thành lập cơng đồn độc lập, xóa bỏ chế độ kiểm duyệt, thực thi tự do ngôn luận, cơng nhận báo chí tư nhân, tổ chức tổng tuyển cử tự do và công bằng, ban hành luật về đầu tư nước ngoài và cải cách hệ thống tỷ giá... Chính phủ Myanmar cũng đã đàm phán và ký kết hiệp định đình chiến với phiến quân thuộc các nhóm sắc tộc Kachin, Karen, Shan... nhằm hướng tới sự hòa hợp dân tộc.

Năm 2011, Myanmar tổ chức bầu cử bổ sung một số ghế đại biểu quốc hội; đảng NLD giành được thắng lợi lớn, và từ đó phe đối lập bắt đầu có tiếng nói chính thức trên nghị trường về những chiến lược lớn của đất nước cũng như kiểm soát phần nào quyền lực của quân đội và đảng cầm quyền. Để giành được sự ủng hộ của quân đội cho tiến trình cải cách, Tổng thống Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi đã có một lựa chọn hợp lý; đó chính là đề cao đồn kết dân tộc và tiến hành từng bước, không làm cho những thủ lĩnh cũ của chế độ quân phiệt hoảng sợ như không lo bị trả thù, không truy cứu tội trạng, không tịch thu tài sản…

Ngày 8/11/2015, Myanmar tiến hành cuộc tổng tuyển cử đầu tiên kể từ khi một chính phủ dân sự được thành lập trên danh nghĩa vào năm 2011, chấm dứt sự cai trị của quân đội kéo dài gần 50 năm với khoảng 30 triệu người được quyền đi bầu trong cuộc bầu cử này. Kết quả bầu cử cho thấy Đảng NLD do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo giành được 255 ghế trong hạ viện, 135 ghế thượng viện, 496 ghế trong nghị viện bang và vùng, chiếm 77,04% số ghế được bầu tại ba cấp trong quốc hội. Đảng cầm quyền đương thời USDP giành 118 ghế, tương đương 10%, gồm 30 ghế hạ viện, 12 ghế thượng viện, 76 ghế trong nghị viện bang và vùng. Số ghế còn lại thuộc về các đảng thiểu số và 5 ứng viên độc lập. Đảng Quốc gia Arakan (ANP) và đảng Liên đồn Quốc gia vì Dân chủ Shan (SNLD) lần lượt giữ vị trí thứ ba và thứ tư. Theo hiến pháp Myanmar, với thế đa số trong quốc hội, NLD có quyền thiết lập chính phủ mới độc lập, nắm quyền ở lưỡng viện và chỉ định hai ứng viên phó tổng thống. Ngày 30/3/2016, ông Htin Kyaw thuộc đảng NLD chỉ định là Tổng thống Myanmar và là tổng thống dân sự đầu tiên, chấm dứt 50 năm quốc gia nằm dưới sự cai trị của chế độ độc tài quân sự.

Myanmar vẫn đang trong tiến trình liên tục để xây dựng dân chủ và vẫn còn rất nhiều trở ngại, chẳng hạn quân đội vẫn còn vai trị chi phối mọi mặt đời sống chính trị và kinh tế. Tuy nhiên, khi người dân đã có quyền tham gia vào cơng cuộc quản lý đất nước và dưới chế độ dân chủ, các lĩnh vực khác như kinh tế, xã hội, ngoại giao theo đà sẽ được vực dậy tương xứng với tiềm năng của Myanmar.

1.2.1.3 Tình hình kinh tế

Vì chịu sự ảnh hưởng lớn từ chế độ chính trị, kinh tế Myanmar đã có thời kỳ hưng thịnh thời kỳ phong kiến và khi cịn là thuộc địa của Anh; sau đó kiệt quệ và tụt hậu hơn nửa thế kỷ dưới sự cầm quyền của quân đội nhưng đang hồi phục cùng với những dấu hiệu của sự tăng trưởng.

Ở thời thuộc địa Anh, Myanmar là một trong những nước giàu có nhất khu vực Đơng Nam Á. Myanmar có vị thế về kinh tế khi là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và là nước cung cấp dầu khí cho một số nước khác. Sự phát triển kinh tế của Myanmar trong thời kì này phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nhân lực dồi dào. Myanmar sản xuất 75% lượng gỗ Teak của thế giới, loại gỗ có giá trị kinh tế cao.

Năm 1962 – 14 năm sau ngày Myanmar giành được độc lập từ tay thực dân Anh và ngay trước khi tướng Ne Win làm cuộc đảo chính quân sự rồi đặt đất nước dưới chế độ quân phiệt, Myanmar là quốc gia giàu có nhất khu vực và theo số liệu của IMF khi ấy, thu nhập bình quân đầu người đạt 670 đô la Mỹ/năm, gấp ba lần Indonesia và gấp đôi Thái Lan. Thế nhưng, năm 2010, thu nhập đầu người của Myanmar thấp nhất khu vực Đông Nam Á (ADB, 2012).

Trong thời kì chính phủ quân sự cầm quyền, Myanmar là một trong những nước nghèo nhất và kém phát triển nhất thế giới. Mỹ, Canada và EU áp đặt lệnh cấm vận thương mại và đầu tư đối với Myanmar. Đầu tư nước ngoài chủ yếu từ Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ, Thái Lan và Hàn Quốc.

Tự do chính trị đã kéo theo sự thay đổi về kinh tế. Những cải cách kinh tế sâu rộng kể từ năm 2011 của Chính phủ dưới quyền Tổng thống Thei Sei từng bước tự do hoá nền kinh tế Myanmar và mở ra cánh cửa cho đầu tư nước ngoài và hoạt động thương mại với các quốc gia trên thế giới. Trong năm 2012, đồng Kyat đã được thả

và thu hút đầu tư nước ngoài, Luật Đặc khu kinh tế 2014 tạo ra những động lực cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn thâm nhập vào thị trường Myanmar. Kết quả tổng quan của quá trình cải cách nền kinh tế chính là tốc độc tăng trưởng GDP của Myanmar tăng lên 6,2% vào năm 2012 và tăng trưởng cao hơn và những năm sau (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2015).

Bảng 1.1: Thơng tin cơ bản về tình hình kinh tế thƣơng mại Myanmar Thƣơng mại

Mặt hàng xuất khẩu chính Khí đốt tự nhiên, đá quý, sản phẩm gỗ, đậu đỗ, cá, gạo, quần áo

Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu Vải vóc, sản phẩm hóa dầu, phân bón, nhựa, máy móc, vật liệu giao thơng, xi măng, vật liệu xây dựng, dầu thô, thực phẩm

Đối tác thương mại chính Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Ấn Độ, Malaysia, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc

Khối lƣợng thƣơng mại (tỷ đô la Mỹ)

Kim ngạch xuất khẩu 2011 - 2012 8,53

2012 - 2013 9,043 2013 - 2014 10,31 Kim ngạch nhập khẩu 2011 - 2012 7,14 2012 - 2013 10,11

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của việt nam tại myanmar trong giai đoạn 2012 2016 thực trạng và giải pháp thúc đẩy” (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)