1.2 Tổng quan về Myanmar và quan hệ hợp tác đầu tƣ Việt Nam-Myanmar
1.2.2 Tổng quan về quan hệ hợp tác đầu tư giữa Việt Nam –Myanmar
Myanmar là quốc gia mà Việt Nam có quan hệ ngoại giao từ rất sớm. Năm 1947, Việt Nam đặt cơ quan thường trú tại thủ đô Yangon. Ngay sau khi giành được độc lập vào năm 1975, Việt Nam đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Myanmar (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2015). Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, đã có nhiều đồn lãnh đạo cấp cao thăm và làm việc giữa hai nước. Quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai nước chính là nền tảng cơ bản để thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả quan hệ hợp tác đầu tư. Trên cơ sở đó, hai nước Việt Nam và Myanmar đã ký kết nhiều hiệp định thỏa thuận về kinh tế thương mại. Riêng trong lĩnh vực đầu tư, ba văn bản có ảnh hưởng tới quan hệ đầu tư song phương giữa hai nước nước phải kể đến là: Tuyên bố chung về hợp tác Việt Nam –Myanmar, Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư và Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam – Myanmar.
a. Tuyên bố chung về hợp tác Việt Nam – Myanmar
Tuyên bố chung về hợp tác Việt Nam – Myanmar biên thảo vào ngày 2/4/2010 nhân chuyến thăm và làm việc của thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Cộng hòa Liên bang Myanmar. Trong buổi làm việc này, thủ tướng Việt Nam và tổng thống Myanmar Thei Sein nhất trí đẩy mạnh hợp tác trên 12 lĩnh vực then chốt theo các định hướng cụ thể sau:
Về nông nghiệp, hai bên nhất trí tập trung triển khai hiệu quả Bản Ghi nhớ về Nông nghiệp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Myanmar; tăng cường hợp tác sản xuất giống lúa, ngô, cà phê và chè chất lượng cao, thương mại và xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Về cây công nghiệp, hai bên nhất trí thúc đẩy đàm phán dự thảo Bản Ghi nhớ về Đầu tư trồng cây cao su tại Myanmar giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Myanmar; phấn đấu sớm đạt được mục tiêu thương mại về trồng cây cao su và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư của Tập đoàn Cao su Việt Nam và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Hai bên cũng nhất trí mở rộng hợp tác trồng các loại cây công nghiệp khác.
Về thủy sản, hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác ni trồng, khai thác đánh bắt thủy hải sản, xuất nhập khẩu các sản phẩm này, cũng như hợp tác về khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy sản trên tinh thần Bản Ghi nhớ về Thủy sản giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Bộ Chăn nuôi và Thủy sản Myanmar. Trên tinh thần đó, hai bên nhất trí khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các liên doanh giữa hai nước, trong đó có liên doanh giữa Tập đồn A.S.V. Holdings và các đối tác phù hợp của Myanmar.
Trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính, hai bên hoan nghênh việc mở văn phòng đại diện của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tại Yangon. Hai bên đánh giá cao việc ký Bản Ghi nhớ về hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Myanmar, nhằm tạo khung pháp lý cơ bản cho các hoạt động hợp tác ngân hàng.
Trong lĩnh vực hàng không, hai bên đánh giá cao việc khai trương đường bay thẳng Hà Nội - Yangon và hoan nghênh việc mở văn phịng đại diện của Tổng cơng ty Hàng khơng Việt Nam tại Yangon. Hai bên nhất trí xem xét đạt được thỏa thuận
việc miễn thị thực cho tổ bay của các hãng hàng không hai nước và xem xét khả năng liên doanh khai thác các đường bay quốc tế của Myanmar vào thời gian thích hợp. Phía Việt Nam bày tỏ mong muốn được liên doanh khai thác các đường bay nội địa của Myanmar.
Về viễn thơng, hai bên hoan nghênh việc Tập đồn Viễn thông Quân đội Việt Nam (Viettel) thành lập văn phòng đại diện tại Yangon và ký các hợp đồng chuyển vùng song phương, chuyển vùng và thoại quốc tế. Myanmar nhất trí tiếp tục xem xét các dự án đầu tư khác Viettel đã đệ trình, đồng thời tạo điều kiện cho Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (VNPT) hợp tác kinh doanh tại Myanmar.
Về dầu khí, Myanmar nhất trí tiếp tục tạo các điều kiện hai bên cùng có lợi cho Tập đồn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) thăm dị và khai thác dầu khí ngồi khơi Myanmar.
Về khống sản, phía Việt Nam đánh giá cao việc Myanmar cấp giấy phép khai thác mỏ đá hoa trắng tại vùng Patle-in, Thabyaw Taung, bang Mandalay cho Cơng ty cổ phần SIMCO Sơng Đà. Myanmar nhất trí tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác thăm dị khai thác khống sản tại Myanmar.
Trong sản xuất thiết bị điện, Myanmar quan tâm ghi nhận ý định của các công ty của Việt Nam, trong đó có cơng ty cổ phẩn Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á và Tập đoàn Hanaka trong hợp tác sản xuất và cung cấp thiết bị điện tại Myanmar.
Trong sản xuất lắp ráp ôtô, Myanmar quan tâm ghi nhận ý định của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có cơng ty Vinaxuki, Tổng Cơng ty Cơ khí Giao thơng Vận tải Sài Gịn (Samco) và Tổng Cơng ty Cơng nghiệp Ơtơ Việt Nam (Vinamotor) đầu tư trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ôtô tại Myanmar.
Trong lĩnh vực xây dựng, Myanmar hoan nghênh và nhất trí trao đổi với các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Tập đồn Hồng Anh Gia Lai và Cơng ty cổ phần SIMCO Sông Đà đầu tư các dự án xây dựng khách sạn và trung tâm văn hóa- thương mại cũng như các dự án phát triển khác tại Myanmar.
Về hợp tác thương mại và đầu tư, hai bên nhất trí tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hợp tác trong thương mại hàng hóa và dịch vụ; khuyến khích các hoạt động xúc tiến thương mại và giao thương giữa doanh nghiệp hai nước. Phía Việt
Nam bày tỏ quan tâm trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ ở Myanmar. Hai bên nhất trí xúc tiến đàm phán ký kết Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về chứng nhận chất lượng sản phẩm.
Nhìn chung, Tuyên bố chung của Việt Nam – Myanmar ra đời trong bối cảnh Myanmar đang cải cách toàn bộ nền kinh tế và thực hiện hóa chính sách thu hút FDI nước ngồi nên tun bố này đóng vai trị chỉ dẫn cho hoạt động đầu tư của Việt Nam sang Myanmar cụ thể đến từng dự án, từng lĩnh vực; cũng là định hướng để nhà đầu tư Việt Nam cân nhắc trong việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư có lợi thế.
Ngồi ra, vào tháng 12/2012, Chính phủ hai nước đã ký tuyên bố chung tháng 12/2012 về thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước trong 12 lĩnh vực trên cơ sở Tuyên bố chung được ký kết vào năm 2010. Tại buổi làm việc này, Myanmar xem
xét quyền ưu tiên cấp phép đầu tư cho nhà đầu tư Việt Nam trước các nhà đầu tư nước ngoài khác (ưu tiên về thứ tự cấp phép) trong một số lĩnh vực trên cơ sở các điều kiện khác bình đẳng.
b. Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư Việt Nam – Myanmar
Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư Việt Nam – Myanmar được ký kết nhân dịp chuyến thăm cấp nhà nước của thủ tướng Việt Nam tại Myanamr vào tháng 5 năm 2000.
Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư Việt Nam – Myanmar là hiệp định song phương được ký kết để bảo hộ nhà đầu tư Việt Nam và Myanmar khi tham gia đầu tư tại nước cịn lại cũng như khuyến khích các hoạt động đầu tư giữa hai nước. Hai nước đảm bảo rằng: (i) Khơng có sự phân biệt đối xử với nhà đầu tư của nước cịn lại, (ii) Khơng tùy tiện tước đoạt hay quốc hữu hóa tài sản của nhà đầu tư nước lại nếu không có lý do xác đáng, (iii) Đảm bảo quyền chuyển tiền dưới hình thức ngoại tệ về quốc gia của nhà đầu tư. Ngồi ra, hiệp định cịn đưa ra các điều khoản cụ thể về cách giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư hai nước hay giữa nhà đầu tư một nước với chính phủ nước cịn lại tham gia ký kết hiệp định. Việt Nam là một trong 12 quốc gia mà Myanmar ký kết Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư và là nước thứ hai ký kết, sau Philippines vào năm 1998. Tuy nhiên, trong Luật đầu tư mới của Myanmar năm 2012, chính phủ nước này cũng đưa ra điều khoản tương tự
ngoài khi đầu tư tại Myanmar. Do đó, Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư của Việt Nam - Myanmar sẽ khơng cịn nhiều ý nghĩa đối với nhà đầu tư Việt Nam so giai đoạn trước khi FIL 2012 ban hành. Cũng đồng nghĩa rằng, Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư của Việt Nam - Myanmar cần được sửa đổi để phù hợp với bối cảnh mới.
c. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam – Myanmar
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần cũng được ký kết trong cùng khoảng thời gian với Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư Việt Nam – Myanmar, tháng 5/2000. Đây cũng là một hiệp định song phương trong lĩnh vực thuế quan. Trong đó, nội dung đáng chú ý nhất là điều 24 về Xóa bỏ việc đánh thuế hai lần. Nội dung điều khoản như sau:
1. Các luật có hiệu lực tại mỗi Nước ký kết sẽ tiếp tục điều chỉnh việc đánh thuế đối với thu nhập tại từng Nước ký kết tương ứng trừ trường hợp có những quy định khác nêu tại Hiệp định này. Khi thu nhập phải chịu thuế tại cả hai Nước ký kết, việc xóa bỏ đánh thuế hai lần sẽ được thực hiện phù hợp với những điều khoản dưới đây của Điều này.
2. Trong trường hợp Việt Nam, thuế Myanmar phải nộp đối với thu nhập thu được từ Myanmar sẽ được phép khấu trừ trong số thuế Việt Nam phải nộp đối với thu nhập đó. Tuy nhiên, việc khấu trừ sẽ không vượt quá phần thuế Việt Nam như đã tính trước khi được phép thực hiện khoản khấu trừ phân bổ cho thu nhập đó.
3. Trong trường hợp Myanmar, thuế Việt Nam phải nộp đối với thu nhập thu được từ Việt Nam sẽ được phép khấu trừ trong số thuế Myanmar phải nộp đối với thu nhập đó. Tuy nhiên, việc khấu trừ sẽ khơng vượt q phần thuế Myanmar như đã tính trước khi được phép thực hiện khoản khấu trừ phân bổ cho thu nhập đó.
4. Theo nội dung của khoản 3, “thuế Việt Nam phải nộp” sẽ được coi là bao gồm số thuế Việt Nam lẽ ra phải nộp nếu thuế Việt Nam không được miễn hay giảm phù hợp với các luật ưu đãi đặc biệt được xây dựng để thúc đẩy phát triển kinh tế tại Việt Nam, có hiệu lực từ ngày ký Hiệp định này, hay có thể được ban hành sau này nhằm sửa đổi, hay bổ sung những luật đã được thỏa thuận giữa các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kết với tính chất cơ bản tương tự.
5. Theo nội dung của khoản 2 Điều này, thuật ngữ “thuế Myanmar phải nộp” sẽ được coi là bao gồm số thuế Myanmar lẽ ra phải nộp nếu thuế Myanmar không được miễn giảm hay giảm phù hợp với các luật ưu đãi đặc biệt được xây dựng để thúc đẩy phát triển kinh tế tại Mi-an-ma, có hiệu lực từ ngày ký Hiệp định này, hay có thể được ban hành sau này nhằm sửa đổi, hay bổ sung những luật đã được thỏa thuận giữa các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kết với tính chất cơ bản tương tự.”
Tóm gọn, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần cam kết việc chính phủ nước chủ đầu tư cam kết sẽ không đánh các khoản thuế tương ứng lần hai đối với nhà đầu tư nước mình nếu nhà đầu tư ấy đã thực hiện nghĩa vụ đóng thuế tại nước nhận đầu tư, nước là bên còn lại của Hiệp định này. Hiện tại, Myanmar chưa có điều khoản nào về thuế đa phương nên Hiệp định tránh đánh thuế hai lần có ý nghĩa quan trọng đối với các nước tham gia ký kết. Bên cạnh Việt Nam, các nước khác cũng đã tham gia ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Myanmar gồm có Vương quốc Anh, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Ấn Độ và Thái Lan.
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TẠI MYANMAR
GIAI ĐOẠN 2012 - 2016