Bảng xếp hạng thể chế Myanmar giai đoạn 2012 2016

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của việt nam tại myanmar trong giai đoạn 2012 2016 thực trạng và giải pháp thúc đẩy” (Trang 47 - 52)

Năm 2012-2013 2013-2014 2014 - 2015 2015 - 2016

Thứ hạng/Tổng số quốc gia - 1 141/148 136/144 133/140

Nguồn: Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới

Có thể thấy, từ trước năm 2013 khơng có số liệu xếp hạng thể chế của Myanmar là do ảnh hưởng của việc Myanamar từng chịu lệnh cấm vận của Mỹ trong 15 năm và theo chế độ độc tài quân sự cho đến tận năm 2011. Điều này chỉ ra rằng chỉ sau khi thoát khỏi chế độ chính quyền quân sự và chuyển sang chính quyền dân sự vào năm 2012 cũng như sau khi đã khơng cịn chịu lệnh cấm vận của Mỹ thì nền kinh tế thế giới nói chung đã bắt đầu có cái nhìn khác về Myanmar. Về xếp hạng thể chế của Myanmar trong các năm 2013 – 2016, quốc gia này có vị trí thấp

so với các nước còn lại trên thế giới. Tuy nhiên, đặt vào hồn cảnh của Myanmar thì đây là một khởi đầu đầy tiềm năng cho sự phát triển của quốc gia này.

b. Các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động thâm nhập của nhà đầu tư nước ngoài

Tập trung thu hút FDI nhằm tạo nguồn vốn cho nền kinh tế là một trong ba mục tiêu lớn của cải cách kinh tế tại Myanmar sau khi chính phủ mới được thành lập. Vì thế, Myanmar đã bắt tay vào cải tổ hệ thống luật pháp hiện hành, đồng thời ban hành luật mới nhằm tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù hoạt động thâm nhập của nhà đầu tư nước ngoài tại Myanmar được điều chỉnh bởi nhiều văn bản luật khác nhau nhưng Luật đầu tư nước ngoài (FIL) ban hành năm 2012 và Các quy tắc Đầu tư nước ngoài 2013 được coi là bước ngoặt quan trọng hướng đến môi trường pháp lý cởi mở và an toàn hơn tại Myanmar. Trước khi FIL 2012 được thông qua, Myanmar từng ban hành FIL 1988. Tuy nhiên, do bị cấm vận từ Mỹ và EU nên FDI vào Myanmar chủ yếu đến từ các nước trong khu vực. Ngoài ra, việc nhà nước độc quyền nhiều ngành quan trọng dẫn đến sự thiếu minh bạch trong hoạt động đầu tư. Vì vậy, FIL 2012 được ban hành thay thế FIL 1988 với những điều khoản, chính sách cởi mở hơn cho nhà đầu tư nước ngoài đồng thời vẫn đảm bảo được các lợi ích cho Myanmar.

Điều kiện thành lập, lĩnh vực đầu tư

FIL năm 1998 không quy định rõ ràng về về những hoạt động bị cấm hoặc hạn chế. Chính vì vậy, FIL năm 2012 đã bổ sung thêm 11 hoạt động mà nhà đầu tư nước ngồi khơng được phép hoặc bị hạn chế đầu tư bao gồm các hoạt động có ảnh hưởng đến truyền thống, văn hóa dân tộc, sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường và hệ sinh thái (Điều 4, FIL, 2012). Để cụ thể hóa các hoạt động được phép đầu tư hay bị cấm hoặc hạn chế đầu tư, Bộ đầu tư và phát triển quốc gia Myanmar đưa ra văn bản hướng dẫn thực hiện FIL 2012 thông qua Các quy tắc Đầu tư nước ngồi (thơng tư số 11/2013) vào tháng 1/2013. Theo văn bản dưới luật này thì có 10 hoạt động sản xuất chỉ công dân Myanmar được phép tiến hành, bao gồm:

1. Quản lý và bảo tồn rừng tự nhiên; 2. Sản xuất các loại thuốc truyền thống;

3. Khai thác dầu thô thổ công với độ sâu đến 10 feet; 4. Chế biến khống sản quy mơ vừa và nhỏ;

5. Sản xuất và trồng các cây thảo dược truyền thống; 6. Bán buôn các thành phẩm và quặng sắt;

7. Sản xuất thực phẩm truyền thống;

8. Sản xuất các vật liệu, thiết bị thuộc về tôn giáo;

9. Sản xuất các vật liệu, thiết bị mang truyền thống, văn hóa; 10. Hoạt động tiểu thủ công nghiệp.

Thêm một điều nữa, trước đây quyền quyết định các dự án đầu tư được phép hoạt động tại Myanmar là do Chính phủ nắm giữ (Điều 3 và 4, FIL, 1998). Tuy nhiên, sau khi FIL có hiệu lực, những dự án lớn có ảnh hưởng đến tình hình an ninh, kinh tế, mơi trường và lợi ích xã hội của đất nước và cơng dân Myanmar phải được đệ trình Quốc hội xem xét trước khi cấp phép (Điều 6, FIL, 2012). Myanmar sửa đổi hệ thống luật để mời gọi nhà đầu tư nhưng đồng thời vẫn có quy định cụ thể để nhà đầu tư nước ngồi khơng xâm phạm vào lợi ích của Myanmar.

Bảo hộ đầu tư

Chính phủ Myanmar bảo đảm không quốc hữu hóa các doanh nghiệp đang trong thời hạn hợp đồng hoặc trong thời gian gia hạn dự án. Trường hợp đặc biệt, đối với các doanh nghiệp được MIC cấp giấy phép đầu tư sẽ không bị thanh lý trước khi hết thời hạn của giấy phép nếu khơng có đầy đủ lý do chính đáng (Điều 29, FIL 2012). Vì vậy, nhà đầu tư được đảm bảo về quyền lợi và yên tâm khi tiến hành các dự án. Khi hợp đồng kết thúc theo thời hạn thỏa thuận, nhà đầu tư được chính phủ đảm bảo để được rút vốn bằng ngoại tệ đã được dùng để đầu tư. Nhà đầu tư có quyền chuyển ngoại tế tương ứng đó ra nước ngồi thơng qua ngân hàng được nhà nước Myanmar cho phép tham gia thanh toán quốc tế đối với hoạt động đầu tư tại nước này với tỷ giá tại thời điểm đó (Điều 40, FIL 2012).

c. Các chính sách khác liên quan tới FDI tại Myanmar

Chính sách thuế

- Về thuế suất thu nhập doanh nghiệp

Các doanh nghiệp được cấp phép theo FIL 2012 phải đóng mức thuế 3% đối với lợi nhuận ròng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Tuy

nhiên, vào ngày 15/3/2012 khi Thơng tư 111/2012 được ban hành thì mức thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm còn 25%.

- Về thuế suất thương mại

Hầu hết các hàng hoá nhập khẩu hoặc sản xuất cũng như các loại hình kinh doanh thương mại và dịch vụ tại Myanmar đều bị đánh thuế thương mại với các mức thuế khác nhau, dao động từ 3% đến 100% và được liệt kê trong Phụ lục 2. Trong khi đó, một số sản phẩm được sản xuất (chủ yếu là nông nghiệp) được miễn thuế thương mại.

Cũng trong Phụ lục 2, có thể thấy, Myanmar khuyến khích đầu tư vào nơng nghiệp và sản xuất trong các khu công nghiệp. Những mặt hàng sử dụng nhiều tài nguyên của đất nước hay ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe của người dân khơng được khuyến khích và bị áp thuế suất cao như mặt hàng xì gà (thuế suất 100%), đá quý (50%).

- Về thuế thu nhập cá nhân

Tiền lương của “người nước ngồi khơng cư trú” được đánh thuế ở mức 35%. Các thu nhập khác bị đánh thuế ở mức tối thiểu là 35% hoặc ở mức cư trú, dao động từ 3% đến 50%.

Người nước ngoài ở lại Myanmar từ 183 ngày trở lên được coi là người nước ngoài cư trú tại Myanmar. Giống như cơng dân Myanmar, người nước ngồi cư trú phải nộp thuế thu nhập, với mức từ 1% và tối đa là 20% thu nhập của người đó. Khơng chỉ được giảm mức thuế suất, nếu như đăng ký thường trú tại Myanmar, nhà đầu tư nước ngoài và lao động nước ngồi cịn được hưởng các trợ cấp về thuế như sau:

 Trợ cấp vợ/chồng (MMK 500,000) nếu vợ/chồng khơng có thu nhập có thể

xác định được

 Trợ cấp trẻ em (MMK 300,000 mỗi con) nếu đứa trẻ chưa kết hôn và đang

tham gia các chương trình học tại Myanmar

 Phí bảo hiểm nhân thọ được trả cho người lao động và vợ/chồng của người đó

Chính sách tỷ giá hối đoái

Luật Quản lý ngoại hối 2012 được ban hành đã xóa bỏ những hạn chế về trao đổi tiền tệ. Cũng trong thời gian này, ngân hàng nhà nước và các ngân hàng tư nhân

khơng cịn bị hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán và chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai. Đồng thời, các ngân hàng tư nhân bắt đầu thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý có khả năng mở tài khoản NOSTRO2 và cài đặt hệ thống SWIFT đối với hoạt động thanh toán quốc tế. Trong năm tài chính 2012 - 2013, hệ thống tỷ giá hối đối SDR3 đã được bãi bỏ và áp dụng hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi dựa theo thị trường hối đối tỷ giá và có sự quản lý của nhà nước. Việc thay đổi cơ chế tỷ giá hối đoái theo hướng thả nổi khiến các nhà đầu tư yên tâm về giá trị thực sự và khả năng sinh lời tiếp theo của những đồng tiền lợi nhuận họ thu được khi đầu tư và tái đầu tư tại Myanmar.

Tại Myanmar có ba đồng tiền được sử dụng bao gồm đồng Kyat (MMK), Giấy chứng nhận ngoại tệ (FEC) và đồng đô la Mỹ (USD). Đồng Kyat là đồng nội tệ của Myanmar được sử dụng trong các giao dịch thường ngày giữa công dân Myanmar với du khách đến nước này cũng như giữa công dân Myanmar với nhau. FEC được người nước ngoài khi đến Myanmar mua từ đồng tiền ngoại tệ họ đem theo. 1 FEC về cơ bản tương đương với 1 USD. Người nước ngoài chỉ giao dịch đồng FEC này với các cơ quan chính phủ của Myanmar, ví dụ như Ngân hàng Nhà nước Myanmar. Đồng đô la Mỹ là ngoại tệ được ưu tiên sử dụng ở Myanmar. Thực tế, các ngân hàng tại Myanmar cũng mua đồng Euro và đô la Singapore tuy nhiên đồng đô la Mỹ được phép sử dụng trong các giao dịch thông thường hàng ngày.

Ngồi ra các chính sách về thương mại và chính sách về tư nhân hóa cũng có ảnh hưởng tới quyết định của nhà đầu tư.

2.1.2.2 Các yếu tố kinh tế tại Myanmar

a. Tính sẵn có của nguồn ngun liệu:

Myanmar có diện tích bao phủ rừng lớn. Trong 2500 lồi cây thì có tới 85 lồi có thể sử dụng để lấy gỗ.

2 NOSTRO là tài khoản của ngân hàng A mở tại ngân hàng B nhằm phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ của

ngân hàng A, theo cách gọi của ngân hàng A

3

SDR (Special Drawing Right) là đơn vị tiền tệ quốc tế do IMF phát hành, phân bổ cho các nước thành viên một lượng theo tỉ lệ phần đóng góp vốn của mình vào IMF. Myanmar đã đưa ra tỷ giá hối đối dựa trên SDR trong vịng 35 năm.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của việt nam tại myanmar trong giai đoạn 2012 2016 thực trạng và giải pháp thúc đẩy” (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)