Diện tích các cây lấy gỗ tại Myanmar trong năm 2005

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của việt nam tại myanmar trong giai đoạn 2012 2016 thực trạng và giải pháp thúc đẩy” (Trang 52 - 60)

Đơn vị: Phần trăm (%)

Gỗ Diện tích (Héc ta) Phần trăm

Teak 355.512 46 Pyinkado 61.828 8 Padauk 15.457 2 Pine 23.185 3 Gỗ khác 316.872 41 Tổng 772.854 100

Nguồn: Uỷ ban Châu Âu, 2005

Myanmar có diện tích cây lấy gỗ lớn, trong đó là diện tích gỗ Teak chiếm tới 46%. Đây là loại gỗ có giá trị cao và Myanmar là nước xuất khẩu gỗ Teak lớn nhất thế giới. Ngồi ra, các loại gỗ khác có thể sử dụng để sản xuất đồ gỗ nội thất, thủ công mỹ nghệ.

Hơn nữa, Myanmar có nguồn tài nguyên phong phú với các loại đá quý như kim cương, ngọc bích, ruby ở khu vực phía Bắc cùng trữ lượng dầu khí tự nhiên lớn vào hàng thứ 13-14 trên thế giới tại vùng biển phía Nam.

b. Dung lượng thị trường và tăng trưởng của thị trường

Myanmar là thị trường đang phát triển với dân số đông. Trong năm 2015,dân số Myanmar ước tính vào khoảng 54 triệu người (Liên hợp quốc, 2015). Mặc dù thu nhập bình quân đầu người không cao nhưng do trong nước chưa sản xuất đủ để áp ứng được; nhu cầu và sức mua hàng hóa rất lớn. Hoạt động sản xuất tại chỗ của Myanmar khi mới trong giai đoạn đầu của cải cách kinh tế chỉ đáp ứng khoảng 10% - 20% nhu cầu hàng hóa trong nước, phần lớn hàng hóa trên thị trường phụ thuộc vào nhập khẩu (Trần Huỳnh Thúy Phượng, 2015). Theo dự đốn của IMF, quy mơ kinh tế của Myanmar có thể tăng gấp 4 lần, lên tới 200 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030.

c. Lao động sẵn có giá rẻ và có tay nghề

Tỉ lệ dân số Myammar từ 14 đến 65 tuổi chiếm 65,60% tổng dân số (Liên hợp quốc, 2015). Số người trong độ tuổi lao động lớn chứng tỏ quốc gia này có nguồn lao động dồi dào sẵn có. Đồng thời, Myanmar có tỉ lệ người dân biết chữ cao. 93,1% dân số Myanmar đều biết đọc biết viết, trong đó tỉ lệ nam giới và nữ giới biết

đọc lần lượt là 95,2% và 91,2% (CIA World Factbook, 2015). Trung bình mỗi năm có khoảng 30.000 sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học, học viện và có tới 80.000 người hồn thành các khóa học nghề đều sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động. Phần lớn trong số họ thông thạo tiếng Anh, bên cạnh tiếng mẹ đẻ là tiếng Myanmar (Massman, O., 2013). Trình độ tay nghề được đào tạo và yếu tố lợi thế về ngoại ngữ chính là cơ hội lớn khơng chỉ cho lực lượng lao động này mà còn là sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi thâm nhập vào thị trường này.

Bên cạnh đó, Massman, O., (2013) cũng cho rằng chi phí lao động tại Myanmar tương đối thấp so với các nước khác trong khu vực. Trung bình một cơng nhân làm việc trong xưởng sản xuất bất kỳ ở Myanmar được trả từ 20.000 đến 50.000 Kyat mỗi tháng tùy thuộc vào trình độ tay nghề. Mức lương hàng tháng đối với cấp quản lý có bằng MBA tầm 500.000 Kyat (tương đương 580 tới 1.250 USD) tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm. Trong khi đó, kế tốn viên, nghề phổ biến nhất tại đất nước này có thể kiếm 300.000 đến 500.000 Kyat mỗi tháng.

d. Yếu tố kinh tế khác

Myanmar có cơ sở hạ tầng cơng cộng cịn kém, cùng các dịch vụ đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất cũng như các dịch vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn ở mức thấp. Chi phí cho việc thuê, mua bất động sản của Myanmar còn khá cao. Giá thuê văn phòng loại A dao động từ 80 - 100 USD/m2, căn hộ cao cấp từ 5.000 - 6.000 USD và phải trả tiền thuê trước một năm. Do hạ tầng giao thơng chưa được nâng cấp nên chi phí vận tải tại Myanmar còn cao so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, chính phủ Myanmar vẫn đang nỗ lực để xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng và đẳm dịch vụ sản xuất - sinh hoạt cho người dân cũng như nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, Myanmar cũng tham gia vào các tổ chức kinh tế, hiệp định khu vực cho phép tiếp cận mạng lưới thị trường khu vực, mới đây nhất là tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) – một trong ba trụ cột của ASEAN. Nhà đầu tư tiến hành đầu tư vào Myanmar sẽ được tiếp cận mạng lưới thị trường ASEAN.

2.1.2.3 Các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh tại Myanmar

Cùng với khung chính sách về FDI, Myanmar cũng tiến hành các biện pháp xúc tiến đầu tư và tạo thuận lợi trong kinh doanh để tăng sự tương tác về quan hệ đầu tư giữa khu vực tư nhân và chính phủ. Tại Myanmar, Tổng cục quản lý đầu tư và Doanh nghiệp Myanmar (DICA) đóng vai trị như một cơ quan xúc tiến đầu tư. Nhà đầu tư sẽ làm việc trực tiếp với DICA, hạn chế những thủ tục chồng chéo đối với các bộ, ngành liên quan. DICA, trong vai trị điều phối, sẽ tiến hành cung cấp thơng tin, hướng dẫn và liên kết giữa các nhà đầu tư nước ngồi, tìm kiếm cơ hội đầu tư mới tại Myanmar và thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm cải thiện thông tin cung cấp cho nhà đầu tư tiềm năng.

b. Các biện pháp khuyến khích đầu tư

Chính phủ nước thu hút đầu tư thường khuyến khích đầu tư tại nước mình thơng qua các chính sách miễn giảm thuế cùng với những ưu đãi đầu tư. Tại Myanmar, để thực hiện mục tiêu thu hút FDI vào phát triển bền vững nền kinh tế, chính phủ đã đưa ra những ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngồi, trong đó có việc thành lập các đặc khu kinh tế (SEZ)4. Các dự án FDI được tiến hành trong SEZ sẽ chịu điều chỉnh bởi khung pháp lý riêng, được gọi là Luật Đặc khu kinh tế riêng 2014. Do đó, những ưu đãi đầu tư tại Myanmar cũng có sự khác biệt giữa FIL 2012 và Luật Đặc khu kinh tế riêng 2014.

Ưu đãi đầu tư theo FIL 2012

Thứ nhất, đất đai tại Myanmar thuộc sở hữu của Nhà nước (Khoản a, Điều 37, Hiến pháp 2008) và nhà đầu tư nước ngoài căn cứ theo FIL 2012 được phép thuê và sử dụng đất để sản xuất và kinh doanh trong vịng 50 năm. Thêm vào đó, họ có thể gia hạn thêm 2 lần trong thời gian 10 năm. Điều này cho thấy sự cởi mở trong chính sách thu hút FDI của Myanmar so với thời gian FIL 1988 có hiệu lực khi nhà đầu tư được phép thuê trong 30 năm và gia hạn 3 lần trong vòng 5 năm.

Thứ hai là các ưu đãi về thuế. Doanh nghiệp nước ngoài được miễn thuế thu nhập trong 5 năm đầu và việc miễn thuế có thể kéo dài tùy vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp đó (Khoản a, Điều 27, FIL 2012). So với FIL 1988, thời gian

4

Myanmar hiện đã có ba SEZ, bao gồm SEZ Dawei nằm ở phía Đơng Nam, SEZ Thilawa gần Yangon và SEZ Kyaukphyu ở khu vực phía Tây. Ngồi ra, hai SEZ khác đang lên kế hoạch xây dựng tại khu vực

miễn thuế theo luật này đã được kéo dài hơn 2 năm. Trong một số trường hợp cụ thể, các dự án đầu tư nước ngồi có thể được MIC áp dụng một số biện pháp miễn giảm thuế khác như miến giảm thuế hải quan trong một số hoạt động xuất nhập khẩu; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thương mại khi xuất khẩu hàng hóa… Việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cũng được tiếp tục áp dụng đối với các doanh nghiệp đóng lợi nhuận của mình vào quỹ dự phịng và được tái đầu tư trong vòng 1 năm (Khoản b, điều 27, FIL 2012). Nếu nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế tạo thì được giảm thuế nhập khẩu và các loại thuế nội bộ đối với máy móc, trang thiết bị, phụ tùng thay thế trong giai đoạn xây dựng, mở rộng nhà máy; riêng với nguyên liệu sử dụng cho sản xuất sẽ được miễn giảm thuế trong vòng 3 năm đầu sau khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh (Khoản h, i, j, Điều 27, FIL 2012).

Ưu đãi đầu tư theo Luật Đặc khu kinh tế riêng 2014

Thứ nhất, nhà đầu tư nước ngoài được quyền thuê và sử dụng đất trong 50 năm và có thể gia hạn thêm 25 năm (Điều 79, Luật Đặc khu kinh tế riêng 2014). Thời hạn thuê đất của nhà đầu tư nước ngoài theo Luật Đặc khu kinh tế riêng 2014 dài hơn so với FIL 2012 là 5 năm nên sẽ thu hút các dự án đầu tư mang tính dài hạn vào Myanmar.

Thứ hai, những ưu đãi về thuế của Đặc khu kinh tế sẽ khác nhau tùy vào khu vực. Các đặc khu kinh tế ở Myanmar được chia thành ba khu: khu vực tự do, khu vực xúc tiến và khu vực khác. Khu vực tự do nằm ở vùng ngoại ô và giáp ranh biên giới, tập trung vào định hướng xuất khẩu. Nhà đầu tư trong khu vực này sẽ được miễn thuế hải quan và các loại thuế có liên quan đối với hàng hóa sản xuất để phục vụ xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu sử dụng trong SEZ (Khoản 1, Điều 3, Luật Đặc khu kinh tế, 2014). Khu vực xúc tiến gồm các lĩnh vực như sản xuất, ngân hàng, bảo hiểm, xây dựng chung cư, trường học bệnh viện với mục đích đáp ứng nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ đối với thị trường trong nước và trong các SEZ.

Bảng 2.4: Một số ƣu đãi về thuế trong khu vực tự do và khu vực xúc tiến theo Luật đặc khu kinh tế 2014

Khu vực tự do Khu vực xúc tiến

Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 7 năm đầu tiên

Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm đầu tiên

Sau 7 năm, giảm 50% thuế suất thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo

Sau 5 năm, giảm 50% thuế suất thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo

Sau 12 năm, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên lợi nhuận nộp vào quỹ dự phòng và được tái đầu tư trong vòng 1 năm, áp dụng trong 5 năm

Sau 10 năm, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên lợi nhuận nộp vào quỹ dự phòng và được tái đầu tư trong vòng 1 năm, áp dụng trong 5 năm Miễn thuế thương mại và thuế giá trị

gia tăng

Miễn thuế hải quan và các loại thuế có liên quan khi sản xuất máy móc, phụ tùng thay thế, vật liệu xây dựng dùng cho nhà xưởng, kho bãi và văn phòng trong 5 năm đầu tiên và giảm 50% trong 5 năm tiếp theo

Miễn thuế hải quan và các loại thuế có liên quan khi nhập khẩu nguyên liệu thô dùng trong sản xuất máy móc, phụ tùng thay thế, vật liệu xây dựng dùng cho nhà xưởng, kho bãi và văn phòng

Chịu thuế hải quan và các loại thuế có liên quan khi nhập khẩu nguyên liệu thơ và các hàng hóa khác dùng trong sản xuất

Nguồn:Website DICA

Nhìn chung, Luật Đặc khu kinh tế 2014 thể hiện những ưu đãi hơn so với FIL 2012. Các dự án FDI được phê duyệt theo Luật Đặc khu kinh tế 2014 sẽ được miến thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5-7 năm đầu tiên (Khoản a và b, Điều 32, Luật Đặc khu kinh tế, 2014) và giảm 50% thuế suất thuế thu nhập trong 5 năm tiếp theo. Bên cạnh đó, nhà đầu tư được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên lợi nhuận nộp vào quỹ dự phịng và được tái đầu tư trong vòng 1 năm, áp dụng trong 5

năm (Khoản d, Điều 32, Luật Đặc khu kinh tế, 2014). Thời gian áp dụng ưu đãi thuế được kéo dài hơn so với những ưu đãi được quy định trong FIL 2012.

c. Các biện pháp nhằm minh bạch và đơn giản thủ tục hành chính, tăng hiệu quả cơng tác quản lý, giảm và loại trừ tham nhũng

Hướng đến mục tiêu minh bạch hóa trong luật pháp và thủ tục hành chính, chính phủ Myanmar đã và đang nỗ lực nâng cao tính minh bạch trong khu vực hành chính nhà nước bằng việc sử dụng các website cung cấp thông tin trực tuyến. Quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng được đăng tải lên trang website chính thức của DICA. Các thơng tin về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Myanmar cũng được cập nhật thường xuyên theo tháng.

2.2 Tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi của Việt Nam tại Myanmar giai đoạn 2012 – 2016 – 2016

2.2.1 Quy mơ vốn

Về lượng vốn FDI

Tính đến tháng 10/2009, Việt Nam mới có hai dự án đầu tư được Bộ Kế hoạch và Phát triển quốc gia Myanmar cấp giấy phép với tổng số vốn hơn 23 triệu USD. Kể từ sau năm 2012, lượng vốn cũng như số dự án của Việt Nam được cấp phép tại quốc gia này thay đổi rõ rệt.

Bảng 2.5: Lƣợng vốn FDI của Việt Nam đƣợc cấp phép tại Myanmar giai đoạn 2012 – 2016

(Đơn vị: triệu đô la Mỹ)

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Lượng vốn 329,390 142,000 175,400 4,676 1.386,200

Sơ đồ 2.2: : Lƣợng vốn FDI của Việt Nam đƣợc cấp phép tại Myanmar giai đoạn 2012 – 2016

(Đơn vị: triệu đô la Mỹ)

Nguồn: DICA, 2017

Lượng vốn FDI của Việt Nam vào Myanmar nhìn chung đã tăng đáng kể, duy chỉ năm 2015 lượng vốn giảm mạnh. Số liệu của DICA cho thấy lượng vốn FDI năm 2011 là 18,147 triệu đô la Mỹ. Sang năm 2012, lượng vốn được cấp phép tăng đáng kể, gấp 18 lần so với năm tài chính liền kề trước đó. Nếu như lấy năm 2012 là mốc đánh dấu việc Myanmar “mở cửa” để đón dịng vốn đầu tư nước ngồi, có thể giải thích tại sao lượng vốn của Việt Nam trong năm 2012 tăng đột ngột. Tâm lý của nhà đầu tư mong nuốn mau chóng được thâm nhập “mỏ vàng cuối cùng” của Đông Nam Á cùng với việc đẩy nhanh quá trình xét duyệt các thủ tục cấp phép đầu tư của Chính phủ Myanmar có vai trị lớn trong việc đẩy nhanh lượng vốn đầu tư vào trong nước. Năm 2014, lượng vốn giảm hơn nửa xuống còn 142 triệu đô la Mỹ nhưng đến năm 2015 tiếp tục tăng thêm hơn 30 triệu đô la Mỹ. Tuy lượng vốn trong hai năm tới thấp hơn so với năm 2012 nhưng xét tổng thể với quá trình đầu tư trước đó tại quốc gia này, dịng vốn FDI của Việt Nam khơng hề nhỏ. Năm 2015, số vốn FDI mà Việt Nam được cấp phép giảm mạnh còn chưa tới 5 triệu đô la Mỹ. Đáng chú ý, tổng FDI vào Myanmar vào năm 2014 – 2015 cũng giảm. Báo cáo cập nhật thị trường Myanmar năm 2014 – 2015 của Ngân hàng VP Bank Việt Nam chỉ ra

những nguyên nhân của việc giảm vốn FDI là do (i) Những quan ngại của nhà đầu tư về tình hình chính trị bất ổn trước và sau cuộc Tổng tuyển cử năm 2015; (ii) Sự mất giá không ngừng của đồng Kyat làm gia tăng lo ngại đối với các nhà đầu tư nước ngoài; (iii) Áp lực từ quy định về lương tối thiểu có hiệu lực từ 1/9/2015 đối với nhà đầu tư. Tới năm tài chính 2016, lượng vốn FDI mà Việt Nam được công nhận đã tăng trở lại với con số kỷ lục gần 1,4 tỷ đô la Mỹ. Thực tế, trong năm 2016, Việt Nam đã có những dự án mà quy mô vốn lớn như Dự án xây dựng khu phức hợp trung tâm thương mại, tòa nhà văn phịng, khách sạn và căn hộ của Cơng ty Cổ phần xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh đã hoàn thành giai đoạn 1 và tiếp tục bổ sung vốn thực hiện giai đoạn 2 của dự án.

Về số dự án đầu tư qua các năm và quy mô đầu tư của dự án

Kể từ khi được thành lập, DICA đã tiến hành thống kê các dự án FDI của các quốc gia tại Myanmar theo từng tháng và đăng lên Website của cơ quan này. Báo cáo về các dự án FDI được cấp phép hàng tháng phân theo quốc gia5 cập nhật số vốn và lượng vốn các nước theo từng tháng. Báo cáo tháng đầu tiên tiến hành vào năm 2014. Tính đến hết tháng 12/2014, Việt Nam có 8 dự án FDI vào Myanmar. Trong vòng 26 năm kể từ khi dự án FDI đầu tiên của Việt Nam được cấp phép vào năm 1988, số liệu về số lượng dự án như trên là tương đối ít. Tuy nhiên, ba năm sau, tính đến hết tháng 4/2017, Việt Nam đã có tổng số 14 dự án FDI tại quốc gia

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của việt nam tại myanmar trong giai đoạn 2012 2016 thực trạng và giải pháp thúc đẩy” (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)