Các dự án FDI của Việt Nam tại Myanmar tính đến tháng 3/2017

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của việt nam tại myanmar trong giai đoạn 2012 2016 thực trạng và giải pháp thúc đẩy” (Trang 60)

STT Lĩnh vực đầu tư Số dự án 1 Sản xuất 6 2 Dầu khí 1 3 Khai khoáng 1 4 Giao thông 1 5 Khách sạn và du lịch 1 6 Viễn thông 2 7 Tài chính - Ngân hàng 1 8 Xây dựng 1 Tổng 14

Bảng số liệu trên đã cho thấy được xu hướng đầu tư của Việt Nam tại Myanmar. Số lượng dự án về sản xuất của Việt Nam có tới 6 dự án, chiếm một nửa tổng số dự án FDI của nhà đầu tư Việt Nam tại nước này. Các nhà đầu tư Việt Nam hướng đến ngành sản xuất của Myanmar vì muốn tận dụng những lợi thế kinh tế mà Myanmar sở hữu trong lĩnh vực này. Một số lợi thế đó có thể kể đến là tính sẵn có của nguồn ngun vật liệu, chi phí sản xuất rẻ hơn tại Myanmar, nguồn lao động sẵn sàng dồi dào, nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa lớn đã được phân tích trong phần 2.1.2. Đây là những yếu tố về kinh tế đã “kéo” nhà đầu tư Việt Nam thực hiện các dự án về sản xuất. Đồng thời, sản xuất cũng là một trong những lĩnh vực tiên phong của nhà đầu tư Việt Nam tại Myanmar. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Việt Trang, Công ty cổ phần thuốc bảo về thực vật An Giang và VinaCapital là những chủ đầu tư của dự án về sản xuất lúa giống, các giống cây trồng và vật tư nông nghiệp đầu tiên của Việt Nam tại Myanmar. Sau đó, các doanh nghiệp Việt Nam khác đã tiến hành các nhà máy sản xuất sản phẩm để tiêu thụ cũng như xuất khẩu sang nước khác tại Myanmar; gồm có dự án xây dựng nhà máy gạch Tuynel của Công ty Cổ phần quốc tế Viglacera hay dự án xây dựng nhà máy sản xuất bình chứa nước và đồ gia dụng của Công ty Cổ phần quốc tế Sơn Hà. Ngoài ra, Việt Nam cũng có các dự án đầu tư sản xuất dược phẩm và cơng nghiệp đóng tàu. Dự án sản xuất dược phẩm do Công ty cổ phần ASV Pharma Việt Nam liên doanh với Công ty Green Asia của Myanmar và dự án xây dựng xưởng đóng tàu do Cơng ty cổ phần đóng tàu thủy Đơng Á góp vốn đầu tư được xây dựng để đóng các tàu trọng tải lớn đến 22.000 DWT và sửa chữa các tàu có trọng tải đến 30.000 DWT.

Một yếu tố nữa của Myanmar để thu hút FDI chính là trữ lượng tài nguyên lớn, nhất là trữ lượng dầu khí và các loại khống sản có giá trị cao. Các nhà đầu tư Việt Nam cũng muốn nắm bắt cơ hội này nên đã đăng ký và được chấp thuận thực hiện 2 dự án, trong đó 1 dự án trong lĩnh vực dầu khí do Tập đồn Dầu khí Việt Nam đấu thầu lơ dầu khí M2 của nước ngày, còn lại là dự án khai thác đá trắng Marble do Công ty cổ phần SIMCO Sông Đà đứng ra đầu tư. Thực tế, các ngành liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên nước nhà, đặc biệt là dầu khí, chính phủ Myanmar thường độc quyền, chỉ dành cho doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp của người dân sở tại hoặc khơng khuyến khích đầu tư nước ngoài. Tuy

nhiên, các dự án thuộc hai lĩnh vực trên của Việt Nam được thực hiện xuất phát từ mục đích hợp tác đầu tư của chính phủ hai nước cùng với nỗ lực của nhà đầu tư.

Lĩnh vực khác có nhiều tiềm năng thu hút các nhà đầu tư Việt Nam là đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngay sau khi mở cửa nền kinh tế, Myanmar vẫn cịn có hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém. Quốc gia này cần xây dựng và cải tạo hệ thống này hơn bao giờ hết; trước là để phục vụ nhu cầu nội địa, sau là để thu hút vốn đầu tư vào các ngành kinh tế khác. Cụ thể, Việt Nam tiến hành thực hiện dự án mở rộng cảng quốc tế Thilawa do Công ty cổ phần FECON liên doanh đầu tư và dự án xây dựng các trung tâm thương mại của C.T Group ở Yangon. Cũng ngay tại Yangon, dự án về khách sạn du lịch kể trên là “Khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Center” do Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh Việt Nam thực hiện với số vốn thực hiện tới thời điểm hiện tại lên đến 440 triệu đơ la Mỹ.

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đón đầu xu thế đầu tư vào các lĩnh vực viễn thơng và tài chính – ngân hàng. Hai lĩnh vực dịch vụ này Myanmar đang cần thiết lập và vận hành ổn định hơn bao giờ hết để sẵn sàng cho việc mở cửa và thu hút được làn sóng đầu tư của nước ngồi. Đối với viễn thông, dù rất tiềm năng nhưng lĩnh vực này có nhiều đối thủ cạnh tranh. Công ty FPT Telecom tại Myanmar đã trúng thầu gói dự án triển khai hạ tầng và cung cấp dịch vụ Internet trong năm 2015 sau ba năm thành lập công ty tại Myanmar. Viettel Global đã dành 15 năm để chuẩn bị các bộ hồ sơ đấu thầu và đến quý I/2017 mới chính thức trở thành nhà mạng cuối cùng ở Myanmar. Cuối cùng là dự án trong ngành tài chính – ngân hàng do Cơng ty tài chính BIDV thực hiện liên quan đến dịch vụ hỗ trợ tín dụng một số chính sách của Myanmar. Cụ thể, Cơng ty tài chính BIDV sẽ cung cấp khoản tín dụng trị giá 30 triệu đô la Mỹ trong thời hạn 5 năm hỗ trợ Ngân hàng Phát triển Công nghiệp nhỏ và vừa Myanmar cho vay, tài trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm triển khai chính sách phát triển cơng nghiệp và giảm nghèo của Chính phủ Cộng hồ Liên bang Myanmar (Cục đầu tư nước ngồi, 2014).

2.2.3 Hình thức đầu tư

Ở Myanmar, các hình thức đầu tư nước ngoài được quy định tại Điều 9, FIL 2012, bao gồm: đầu tư 100% vốn chủ sở hữu nước ngoài theo cấp phép của MIC, liên doanh giữa người nước ngoài với công dân hoặc tổ chức/doanh nghiệp nhà nước, đầu tư theo hợp đồng hợp kinh doanh và một số hình thức đầu tư khác. Các doanh nghiệp Việt Nam phải lựa chọn hình thức đầu tư tuân thủ theo Luật này.

Theo Phụ lục 3, trong số 14 dự án FDI của Việt Nam được cấp phép tại Myanmar tính đến hết tháng 3/2017, có 4 dự án đăng ký theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn chủ sở hữu Việt Nam, 1 dự án thuộc hình thức hợp đồng BOT (Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao) và 9 dự án còn lại là liên doanh với doanh nghiệp sở tại. Dự án BOT duy nhất chính là Dự án Khu phức hợp Myanmar Center có thời hạn hiệu lực trong vịng 60 năm do Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh xây dựng và tổ chức kinh doanh; sau thời hạn này sẽ được chuyển giao hoặc chuyển đổi sang hình thức khác tùy thuộc vào đàm phán của các bên đầu tư. Trong khi đó, phần lớn chủ đầu tư Việt Nam sẽ lựa chọn hình thức liên doanh khi tiến hành FDI tại Myanmar. Hơn nữa, trong 9 doanh nghiệp liên doanh này có tới 6 doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào lĩnh vực sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất sẽ ưu tiên lựa chọn hình thức liên doanh vì họ đánh giá cao khả năng tiêu thụ sản phẩm sau sản xuất khi hợp tác đầu tư với một doanh nghiệp địa phương. Thông thường, các doanh nghiệp địa phương có sự am hiểu thị trường, văn hóa tiêu dùng hoặc thậm chí đã tạo được uy tín, thương hiệu trên thị thường nội địa. Ngồi ra, các chủ đầu tư khác khi đăng ký loại hình doanh nghiệp 100% vốn chủ sở hữu nước ngoài. Để quyết định đầu tư dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn chủ sở hữu nước ngoài, chủ đầu tư Việt Nam phải cân nhắc kĩ lưỡng tính đến cả những yếu tố như sự khác biệt văn hóa, khả năng thiết lập thị trường,… Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu việc đầu tư thơng qua hình thức doanh nghiệp 100% vốn chủ sở hữu nước ngoài ở những lĩnh vực mà khơng bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố văn hóa như tài chính - ngân hàng, khai mỏ, giao thông,…

Thực tế, trước khi tiến hành các dự án FDI tại Myanmar, các doanh nghiệp Việt Nam thường mở ra các văn phịng đại diện hoặc chi nhánh cơng ty để tiến hành tìm hiểu thị trường Myanmar và giới thiệu sản phẩm; hoặc ít nhất đã từng làm ăn

với thị trường Myanmar thông qua hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Sau khi mở các văn phòng đại diện hoặc chi nhánh, nhà đầu tư Việt Nam sẽ đăng ký loại hình cơng ty liên doanh hoặc công ty 100% vốn chủ hữu nước ngoài. Do đó, trên thực tế, tính đến hết tháng 12/2014 Việt Nam có 35 doanh nghiệp Việt thành lập các văn phịng đại diện, chi nhánh cơng ty tại Myanmar (Sở Cơng thương thành phố Hồ Chí Minh, 2015). Các doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn nhiều hình thức khác nhau khi muốn tiến hành đầu tư sâu rộng vào Myanmar ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là một ví dụ. Cơng ty Tài chính BIDV tại Myanmar được cấp phép hoạt động dựa trên vốn góp của BIDV (70%) và của Cơng ty Tài chính Tiêu dùng Vi mô Mahar Bawaga của Myanmar (30%) vào tháng 11/2014 hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Sau đó, vào tháng 3/2016, BIDV thành lập chi nhánh tại Yangon hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Cụ thể, chi nhánh sẽ tập trung cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Myanmar, các ngân hàng trong và ngoài lãnh thổ Myanmar và các doanh nghiệp bản địa trên cơ sở hợp tác với các ngân hàng bản địa của Myanmar (Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam, 2016).

2.2.4 Địa bàn đầu tư

Myanmar được chia thành 7 bang và 7 vùng hành chính. Các vùng hành chính được chia nhỏ tiếp thành các thành phố, khu vực và các làng. Các thành phố lớn được chia thành các quận. Mỗi bang lại có một thủ phủ làm trung tâm về kinh tế - chính trị - xã hội. Trong đó, chính quyền tại mỗi bang ở Myanmar có những quyền hạn độc lập nhất định, mỗi bang có một số quy định riêng nên khi đầu tư vào Myanmar, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tìm hiểu quy định cụ thể của từng bang. Về địa bàn đầu tư, DICA lại phân Myanmar thành 15 vùng kinh tế theo đó các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký cũng như để cơ quan này quản lý các dự án đầu tư.

Bảng 2.7: Các địa bàn đăng ký đầu tƣ theo bang và vùng tại Myanmar

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Sơ đồ 2.3: Bản đồ địa bàn đầu tƣ tại Myanmar

Nguồn: DICA, 2014

Từ bảng tổng hợp trên, có thể thấy Myanmar đã phân các địa bàn đầu tư dàn trải theo các vùng và các bang. Mỗi vùng và mỗi bang có một địa bàn để doanh nghiệp đăng ký đầu tư, riêng vùng Mandalay có hai địa bàn, một trong hai địa bàn này thủ đô Nay Pyi Taw.

STT Địa bàn đăng ký đầu tư Bang/ Vùng

1 Hakha Bang Chin

2 Myitkyina Bang Kachin

3 Hpa-an Bang Kayin

4 Loikaw Bang Kayah

5 Mawlamyaing Bang Mon

6 Sittwe Bang Rakhine

7 Taunggyi Bang Shan

8 Nay Pyi Taw

Vùng Mandalay 9 Mandalay 10 Yangon Vùng Yangon 11 Patein Vùng Pathein 12 Magway Vùng Magway 13 Bargo Vùng Bargo 14 Dawei Vùng Tanintharyi 15 Monya Vùng Sagaing

Các dự án đầu tư của Việt Nam tính đến tháng 3/2017 trải dài ở nhiều địa bàn thuộc các vùng bang, khác nhau.

Dự án trong lĩnh vực dầu khí được thực hiện ở vùng biển Tây Nam Myanmar cách Yangon khoảng hơn 200km về phía Đơng Bắc. Phía Bắc giáp với lơ A7, phía Đơng giáp với lơ M3 và phía Nam giáp với lơ M5 của Myanmar đang trong quá trình khai thác. Vùng biển này có trữ lượng dầu khí khá lớn.

Dự án khai thác đá trắng marble được triển khai tại mỏ Nayputaung ở thị trấn Taunggok, quận Thandwe, bang Rakhine cách thành phố Yangon khoảng 450km về phía Đơng Bắc theo đường quốc lộ và từ đường quốc lộ vào mỏ, khoảng 3,2 km. Mỏ Nayputaung có trữ lượng khoảng 87 triệu tấn đá trắng marble.

Các dự án giao thông và xây dựng của nhà đầu tư Việt Nam đăng ký và triển khai ở các thành phố lớn như thủ đô Nay Pyi Taw (vùng Mandalay), Thilawa và cố đô Yangon (Vùng Yangon). Yangon cũng là nơi dự án duy nhất về khách sạn và du lịch của nhà đầu tư Việt Nam tọa lạc. Lựa chọn những thành phố lớn là địa bàn đầu tư vì những thành phố này là trung tâm của các hoạt động kinh tế kinh doanh của đất nước và cần được ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng nên nhà đầu tư sẽ có những ưu đãi nhất định.

Ngoài ra, các nhà máy sản xuất của Việt Nam được đặt tại các vùng kinh tế gồm có Mandalay và vùng Yangon, trong đó có nhà máy đặt trong đặc khu kinh tế Thilawa thuộc vùng Yangon.

2.3 Đánh giá tổng quát về hoạt động FDI của Việt Nam tại Myanmar giai đoạn 2012 – 2016

2.3.1 Vai trò của hoạt động FDI tại Myanmar đối với Việt Nam

Thứ nhất, giá lao động rẻ cùng nguồn tài nguyên phong phú chưa được khai thác phổ biến cộng với chi phí sản xuất tại Myanmar rẻ tương đối so với chi phí sản xuất tại Việt Nam, FDI tại Myanmar giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được lợi thế về chi phí sản xuất thấp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, họ có thể để hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển đối với việc sản xuất hàng hóa thay vì phải thơng qua hoạt động xuất khẩu vào Myanmar.

Thứ hai, nhà đầu tư Việt Nam có thể mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt đối với lĩnh vực bán lẻ và hàng tiêu dùng tại Myanmar. Thị trường bán lẻ và tiêu dùng nội địa của Việt Nam ngày càng nhiều đối thủ lớn tham gia, sự cạnh tranh lớn hơn bao giờ hết. Vì thế, doanh nghiệp Việt Nam cần phải tăng thị phần tại những thị trường mới nổi. Myanmar là thị trường mới nổi kể từ khi đất nước này tiến hành mở cửa. Nhu cầu của người dân về chất lượng hàng hóa khơng q cao nên các doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư vào lĩnh vực này. Hơn nữa, vị trí địa kinh tế - địa chính trị thuận lợi của Myanmar sẽ tạo đà để doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường tiếp giáp xung quanh.

Thứ ba, tăng cường FDI tại Myanmar sẽ khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam tiếp cận thị trường Myanmar thông qua hoạt động thương mại là chủ yếu. Nói cách khác, hoạt động xuất nhập khẩu là bàn đạp để doanh nghiệp Việt Nam tiến hành FDI tại Myanmar. Khi đem vốn đi đầu tư sản xuất ở Myanamar, Việt Nam sẽ nhập khẩu sản phẩm đó về nước với một số lượng lớn và việc này làm cho Việt Nam đồng tăng giá. Điều này khuyến khích các nhà sản xuất trong nước tăng cường xuất khẩu, nhờ đó tăng thu ngoại tệ cho Việt Nam.

Thứ ba, việc tiến hành FDI tại Myanmar sẽ kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm thông qua chuyển giao công nghệ. Điều này sẽ tránh việc lãng phí cơng nghệ; đồng thời vẫn tạo thêm được lợi nhuận cho nhà đầu tư. Một số công nghệ của Việt Nam hiện hành có thể ở giai đoạn cuối của chu kỳ sản phẩm tại thị trường nội địa nhưng ngược lại, chúng vẫn có thể đáp ứng tốt nhu cầu tại một thị trường mới được mở cửa cịn nhiều khó khăn về cơng nghệ như Myanmar.

Cuối cùng, đầu tư vào các dự án tại Myanmar đã nâng cao vị thế cũng như uy tín của Việt Nam tại nước này cũng như trong khu vực hay trên các diễn đàn thế giới. Tại thị trường Myanmar, Việt Nam liên tiếp nằm trong tốp 10 các quốc gia có số vốn đầu tư lớn nhất tại Myanmar qua các năm. Myanmar rất coi trọng nguồn vốn FDI để vực dậy nền kinh tế sau nhiều năm chìm trong khó khăn. Có thể nói, Việt

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của việt nam tại myanmar trong giai đoạn 2012 2016 thực trạng và giải pháp thúc đẩy” (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)