Tổng quan ngành công nghiệp điện tử Malaysia

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) mô hình tham gia chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử ở một số nước châu á và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 39 - 72)

2.2. Kinh nghiệm tham gia chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử của

2.2.1. Tổng quan ngành công nghiệp điện tử Malaysia

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Hoa Kỳ Trung Quốc ASEAN EU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Ngành cơng nghiệp điện tử Malaysia bắt đầu hình thành từ những năm đầu của thập niên 70. Điểm mốc này gắn với việc một số công ty quyết định xây dựng nhà máy tại khu mậu dịch tự do Penang trong năm 1972. Những năm đầu thập niên 70, nhờ những lợi thế về chi phí lao động thấp, đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên giỏi, những kiến trúc sư tài giỏi, các nhà thầu cũng như một Chính phủ thân thiện, các nhà đầu tư ngoại đã tiến hành rót vốn FDI vào Malaysia. Ngày càng có nhiều MNC trong ngành điện tử từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Đài Loan lựa chọn Malaysia làm nơi đặt nhà máy.

Năm 2010, công nghiệp điện tử là ngành dẫn đầu trong ngành cơng nghiệp Malayisa, đóng góp đáng kể vào tổng giá trị ngành công nghiệp (31%, trong năm 2008 là 29,3%), chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị xuất khẩu, khoảng 48,7%, lao động trong ngành cũng chiếm tới 33,7% tổng lao động ngành công nghiệp (MIDA, 2011). Malaysia đã phát triển đáng kể đội ngũ chuyên gia trong hoạt động chế tạo thiết bị bán dẫn, thiết bị điện tử tiêu dùng đầu trên (high-end consume electronics) và các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thơng. Xuất phát điểm từ năm 1970, Malaysia chỉ có bốn cơng ty với 577 lao động, tổng giá trị sản phẩm tạo ra là 25 triệu Ringgit, đến năm 2011, tính chung cơng nghiệp điện và điện tử Malaysia đã có hơn 1.695 cơng ty với hơn 600.000 lao động, tổng vốn đầu tư hơn 108 triệu Ringgit (MIDA, 2011).

Ngành công nghiệp điện tử Malaysia bao gồm một số phân ngành chính là: - Điện tử tiêu dùng: Phân ngành này bao gồm các nhà sản xuất Tivi LED, các

sản phẩm nghe nhìn như đầu đĩa Blu-ray, máy ghi âm, đĩa Mini, máy chơi trò chơi điện tử, máy ảnh kỹ thuật số. Trong năm 2011, giá trị xuất khẩu các sản phẩm điện tử tiêu dùng của Malaysia đạt khoảng 8,7 tỷ USD. Phân ngành này có sự đóng góp đáng kể của các cơng ty nổi tiếng của Nhật Bản và Hàn Quốc. Các công ty hàng đầu trong ngành cũng đang tiến hành các hoạt động R&D ở Malaysia để hỗ trợ thị trường toàn cầu và các nước châu Á.

- Linh kiện, hợp phần điện tử: Sản phẩm thuộc ngành này bao gồm thiết bị bán

dẫn, linh kiện thụ động (passive component), mạch in (printed circuit), và các linh kiện khác của các thiết bị truyền thông, các chết nền (substrates) và các thiết bị kết nối (connectors). Trong phân ngành này, các thiết bị bán dẫn là sản phẩm chính và

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

chiếm một tỷ lệ lớn trong giá trị xuất khẩu. Năm 2013, giá trị xuất khẩu các thiết bị bán dẫn chiếm khoảng 47% tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm ngành điện – điện tử của Malaysia. Sự hiện diện của các MNC như Intel, AMD, Freescale Semiconductor, …cũng như các công ty điện tử hàng đầu của Malaysia như Silterra, Globetronics, Unisem, Inari,…đã góp phần vào sự tăng trưởng ổn định của ngành sản xuất bán dẫn ở Malaysia.

- Điện tử công nghiệp: Phân ngành này bao gồm các sản phẩm đa phương tiện

và các sản phẩm cơng nghệ thơng tin như máy tính, thiết bị ngoại vi, thiết bị viễn thơng, thiết bị văn phịng.

2.2.2. Những chính sách phát triển chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử của Malaysia của Malaysia

2.2.2.1. Xây dựng chính sách hội nhập cho ngành cơng nghiệp điện tử

Hội nhập vào mạng lưới sản xuất tồn cầu là thành cơng đầu tiên của công nghiệp điện tử Malaysia. Q trình liên kết với mạng lưới sản xuất tồn cầu được thực hiện từ thập niên 1970, dưới dạng lắp ráp các chíp điện tử của các hãng điện tử Mỹ. Tiếp theo, vào thập niên 1980, Malaysia tham gia sản xuất các sản phẩm điện tử trong mạng lưới sản xuất điện tử của Nhật Bản, chủ yếu là các sản phẩm điện tử gia dụng, tiêu thụ tại thị trường châu Á cũng như liên kết hợp tác sản xuất với các chi nhánh của Mỹ tại Đài Loan để sản xuất ra máy tính, thiết bị điện tử viễn thơng.

Chính phủ Malaysia đã xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp trong thời kỳ 1986 – 1995 với mục tiêu thu hút FDI của các hãng sản xuất điện tử hàng đầu trên thế giới để đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa sang giai đoạn mới. Xuất khẩu trở thành động lực chính cho q trình tăng trưởng cơng nghiệp điện tử. Tuy cơng nghiệp điện tử suy giảm trong thời kỳ 1985 – 1986 cũng như giai đoạn khủng hoảng kinh tế Đông Á 1997 – 1998, nhưng cán cân thương mại của ngành công nghiệp điện tử Malaysia vẫn đạt thặng dư cao. Trong suốt thập niên 90, tốc độ tăng trưởng công nghiệp điện tử Malaysia luôn ở mức 25% một năm. Năm 1985, xuất khẩu sản phẩm điện tử chiếm 40% tổng giá trị của công nghiệp chế tạo, năm 1992 tỷ lệ này tăng lên 68%, trong đó 18 thành viên thuộc Hiệp hội công nghiệp điện tử Malaysia – Hoa Kỳ chiếm hơn 14% giá trị xuất khẩu của công nghiệp điện tử. Các chi nhánh sản xuất

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

toàn cầu và các nhà sản xuất theo hợp đồng của Malaysia góp phần quan trọng đối với việc hiện đại hóa cơng nghiệp điện tử châu Á.

2.2.2.2. Phát triển hoạt động chế tạo và xây dựng các cụm công nghiệp điện tử

Về quan điểm, Malaysia coi trọng vai trò của chế tạo đối với chiến lược phát triển kinh tế trong dài hạn. Quan điểm này được Malaysia thể hiện qua các kế hoạch công nghiệp. Kế hoạch công nghiệp tập trung phát triển công nghiệp chế tạo trong khoảng thời gian 10 năm diễn ra từ kế hoạch công nghiệp lần thứ nhất và kế hoạch công nghiệp lần thứ hai, 15 năm cho kế hoạch công nghiệp lần thứ ba. Kế hoạch công nghiệp lần thứ nhất tạo nền tảng để đưa chế tạo thành ngành chủ đạo dẫn dắt nền kinh tế. Kế hoạch công nghiệp lần thứ hai của Malaysia thể hiện rõ các mục tiêu là chuyển từ các hoạt động lắp ráp sang các hoạt động chế tạo, nâng cấp chuỗi giá trị dựa vào các khu công nghiệp chế tạo điện tử đạt năng suất cao. Kế hoạch công nghiệp lần thứ hai cũng tập trung tăng cường năng lực sản xuất thơng qua những chính sách dựa vào phát triển các cụm cơng nghiệp và chính sách sản xuất + +. Sản xuất + + nhấn mạnh vào hai mục tiêu mong muốn đạt được, đó là (1) Mở rộng chiều dài của chuỗi cung ứng bao gồm những công đoạn gia tăng nhiều giá trị; (2) Nâng cao toàn bộ chuỗi nhằm nâng cao năng suất. Công nghiệp điện tử ở Malaysia khởi đầu chỉ đơn giản là lắp ráp truyền thống. Tiếp tục với kế hoạch công nghiệp lần thứ ba (2006 – 2020) đặt ra mục tiêu tăng cường sức cạnh tranh quốc tế trong bối cảnh hội nhập tồn cầu.

Bên cạnh việc phát triển cơng nghiệp chế tạo, Chính phủ Malaysia cũng tập trung phát triển các cụm công nghiệp. Phát triển cụm cơng nghiệp là sự tích tụ các hoạt động có liên quan hoặc liên kết với nhau gồm các ngành công nghiệp, các nhà cung cấp, các dịch vụ hỗ trợ thiết yếu, cơ sở hạ tầng và những cơ sở cần thiết. Đây chính là sự hội tụ của rất nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ cũng như cơ sở hạ tầng cần thiết cho các hoạt động công nghiệp. Kế hoạch công nghiệp lần thứ hai của Malaysia lựa chọn 8 cụm cơng nghiệp mục tiêu: điện, điện tử, dệt may, hóa chất, công nghiệp tài nguyên, chế biến thực phẩm, phương tiện vận tải, nguyên liệu và máy móc. Trong khn khổ chương trình Kế hoạch cơng nghiệp lần thứ hai, Malaysia đã hình thành 4 khu cơng nghiệp điện tử là Penang, Selangor, khu vực phía Nam Ihor và Siêu

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

ngoài, nâng cấp các cơ sở trong nước để có thể tham gia vào mạng lưới sản xuất tồn cầu thơng qua việc liên kết với các trung tâm chế tạo hàng đầu của thế giới, từ đó mở rộng các cơ sở sản xuất ra nước ngồi.

Các cơng ty sản xuất các sản phẩm và linh kiện điện, điện tử ở Malaysia – hầu hết là các công ty của Nhật – đã thành lập các cụm sản xuất linh kiện. Các công ty tại các cụm sản xuất này thường phụ thuộc lẫn nhau và thu được lợi thế nhờ tập trung và chun mơn hóa. Tuy nhiên các cơ sở sản xuất này phần lớn thuộc các doanh nghiệp Nhật và ít có quan hệ hợp tác với các cơng ty bản địa. Chính vì vậy, điều này tạo ra rất ít sự chuyển giao cơng nghệ giữa các cơng ty nước ngồi và các cơng ty bản địa. Tình trạng thiếu các doanh nghiệp đủ mạnh để tiếp thu công nghệ cao và nguồn nhân lực phù hợp đã trở thành vật cản cho sự phát triển của ngành điện tử Malaysia.

2.2.2.3. Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một trong những định hướng phát triển lâu dài và bền vững của Malaysia là giảm sự phụ thuộc vào các doanh nghiệp bên ngồi, xây dựng một ngành cơng nghiệp điện tử nội địa phát triển vững mạnh. Để thực hiện những định hướng này, Chính phủ Malaysia đã nỗ lực phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nổi bật là Chương trình phát triển các doanh nghiệp cung ứng (VDP). Chương trình có mục đích là tạo ra một thị trường sản phẩm cơng nghiệp trong đó các doanh nhỏ và vừa Malaysia có thể trở thành các nhà chế tạo và cung ứng tin cậy đối với đầu vào cơng nghiệp, máy móc và thiết bị sử dụng bởi khu vực các doanh nghiệp công nghiệp lớn. Về bản chất, chương trình này nhằm phát triển mạng sản xuất nội địa, trong đó một cơng ty nội địa lớn (công ty mỏ neo) là công ty đứng đầu các mạng sản xuất, có trách nhiệm tổ chức mạng, đưa ra các yêu cầu, chuẩn mục và hỗ trợ sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa địa phương thành những công ty cung ứng trong mạng sản xuất của mình. Tiếp tục với định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành, Bộ Thương mại và Công nghiệp quốc tế (MITI) đưa ra “Kế hoạch phát triển linh kiện điện tử và điện tử” bắt đầu từ năm 1992. Trong kế hoạch này, các công ty nội địa lớn đứng làm mỏ neo là Sharp – Roxy Appliances Corp. (M) Sdn. Bhd và cơng ty Sapura Holdings Sdn. Bhd. MITI đóng vai trị là người điều phối các mỗi liên kết trong kế hoạch này. Với sự phát triển khá tốt của hai kế hoạch nói trên, năm 1993, chương trình phát triển doanh nghiệp cung ứng được nâng cấp lên một khái niệm mới, gọi là “khái niệm ba

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

bên”. Trong đó, MITI vẫn giữ vai trị là người điều phối, tìm kiếm các cơ hội hợp tác với các công ty mỏ neo, đồng thời các cổ tổ chức tài chính được coi là bên thứ ba cung ứng các nguồn vốn cần thiết. Đến năm 1994 đã có 40 cơng ty và tổ chức tài chính tham gia vào mỗi liên kết này (Hồng Văn Châu, 2010, tr.95).

2.2.2.4. Phát triển công nghiệp hỗ trợ

Một trong những nền tảng cho sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử là sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ. Malaysia thúc đẩy đầu tư nước ngồi vào cơng nghiệp hỗ trợ thông qua các ưu đãi về thuế như trợ cấp thuế đầu tư, gồm có miễn thuế trong 5 năm, và áp thuế doanh nghiệp ở mức 15 – 30% doanh thu,… cũng như nỗ lực phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua Tổng Công ty phát triển công nghiệp nhỏ và vừa (SMIDEC). Malaysia cũng nỗ lực thúc đẩy liên kết giữa các nhà cung cấp trong nước với các cơng ty nước ngồi (chủ yếu là doanh nghiệp Nhật Bản). Chương trình phát triển Vendor (Vendor Development Program) tập trung vào phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ bằng cách hỗ trợ các công ty trong nước hợp tác với tập đoàn Matshushita và các cơng ty nước ngồi khác là một trong những chính sách quan trọng phục vụ cho mục đích kể trên, nhưng mục tiêu ban đầu đặt ra vẫn chưa đạt được như mong muốn, một phần do ảnh hưởng của chính sách ưu đãi các doanh nghiệp nội địa.

Vào cuối năm 2003, phịng Thương mại và Cơng nghiệp Nhật Bản tại Malaysia (JACTIM) đã có một bản đề xuất mới gửi tới thủ tướng Mahathir đề cập đến tầm quan trọng của sự phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và tổ chức buổi hội nghị chung với sự tham gia của MIDA, SUMIDEC và các quan chức Chính phủ cũng như các doanh nghiệp lớn của Nhật. Hội nghị cũng đưa ra một thơng điệp tới Chính phủ Malaysia rằng phát triển công nghiệp hỗ trợ là hết sức quan trọng đối với Malaysia nếu muốn tồn tại trong mơi trường biến động và cạnh tranh tồn cầu. Hội nghị này cũng đề xuất một chương trình với mục đích thúc đẩy hơn nữa sự lớn mạnh của cơng nghiệp hỗ trợ, như là tăng cường trình độ chun mơn cho công nhân trong tạo khuôn, chế tạo nhựa, dập với sự hỗ trợ của SUMIDEC.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Như là một phần của Chương trình hành lang siêu xa lộ thông tin, trường đại học Truyền thông đa phương tiện được thành lập với mục đích đào tạo cơng nghệ thơng tin và đa phương tiện cho các sinh viên, kể cả sinh viên không gốc Malaysia để đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành công nghệ thông tin, các kỹ sư kỹ thuật tay nghề cao cho ngành điện tử. Do nền tảng tri thức phục vụ cho quá trình phát triển cơng nghiệp điện tử của Malaysia cịn yếu, ngành cơng nghiệp điện tử Malaysia luôn phụ thuộc vào cơng nghệ từ các hãng nước ngồi. Để khắc phục hạn chế này, Malaysia đã tăng cường lập các viện nghiên cứu và đầu tư vào các trường đại học, tạo điều kiện cho các trường đại học liên kết đào tạo với các trường đại học danh tiếng trên thế giới cũng như với Viện Nghiên cứu Điện tử và Công nghệ Hàn Quốc, Viện Nghiên cứu Công nghệ Công nghiệp Đài Loan,… để tiếp thu tri thức và kinh nghiệm hoạt động, nâng cao khả năng thiết kế, chuyển các OEM thành các ODM trong lĩnh vực công nghiệp điện tử. Trung tâm Phát triển kỹ năng Penang được thành lập cũng nhằm mục đích tăng cung lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp chế tạo ở Penang, đặc biệt là các công ty đa quốc gia.

Phát triển công nghệ dựa vào các công ty đa quốc gia bằng cách liên kết thông qua mạng lưới cung cấp, liên kết đào tạo di chuyển lao động giữa các hãng để trau dồi kỹ năng công nghệ là chiến lược mà hiện nay Malaysia đang theo đuổi. Việc thiếu hụt đội ngũ lao động có kỹ năng đã cản trở thành cơng của quốc gia này. Các công ty Nhật Bản tại Malaysia như Matshushita và Sony đã thúc đẩy năng lực tự thiết kế của các kỹ sư Malaysia cho các thiết bị sử dụng công nghệ Analog như Tivi sử dụng đèn Catod để cạnh tranh với Trung Quốc. Các công ty lớn đã thiết lập các trung tâm nghiên cứu triển khai với hàng trăm nhân viên địa phương, tạo điều kiện đưa Malaysia trở thành trung tâm toàn cầu cho việc phát triển cơng nghệ Analog.

2.2.2.6. Chính sách xây dựng cơ sở dữ liệu và trao đổi thông tin

Cũng nằm trong định hướng giúp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Chính

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) mô hình tham gia chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử ở một số nước châu á và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 39 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)