3.4. Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi cung ứng
3.4.3. Khuyến khích chuyển giao cơng nghệ
Đồng thời với việc thu hút thêm các dự án FDI vào ngành cơng nghiệp điện tử, Chính phủ cần đưa ra các chính sách để khuyến khích hoạt động chuyển giao cơng nghệ từ các doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp nội địa. Để quá trình chuyển giao này diễn ra hiệu quả, một trong những công tác cần phải thực hiện là xây dựng các quy định về bảo vệ sở hữu trí tuệ trong ngành cơng nghiệp điện tử. Công nghệ, bản quyền thiết kế là những tài sản vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Trong ngành công nghiệp điện tử, các doanh nghiệp nắm giữ các công nghệ, thiết kế sẽ tạo ra lợi thế trước các đối thủ trong ngành. Các doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam hiện nay thường là những hãng điện tử hàng đầu thế giới, họ luôn sở hữu các cơng nghệ, thiết kế tiên tiến. Do đó họ ln quan tâm tới các quy định của quốc gia chủ nhà trong việc bảo vệ những bản quyền công nghệ, thiết kế của họ. Nếu các tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp FDI được bảo vệ tại Việt Nam, các doanh nghiệp này sẽ cởi mở hơn trong việc đầu tư vốn và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Sự chuyển giao này sẽ tạo ra sự lan tỏa công nghệ trong ngành công nghiệp điện tử. Các doanh nghiệp của Việt Nam có nhiều cơ hội được tiếp cận, sở hữu những công nghệ hiện đại. Đồng thời với việc bảo vệ các tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp FDI, chính các doanh nghiệp điện tử cũng được bảo vệ bởi các quy định về sở hữu trí tuệ. Các doanh nghiệp trong nước có thể phát triển các phát minh, sáng kiến của mình và sau đó tiến hành thương mại hóa. Bên cạnh việc ban hành các quy định về sở hữu trí tuệ, Chính phủ cũng nên khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký bản quyền các phát minh, sáng chế của mình, đồng thời có hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.