Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) tác động tiềm năng của hiệp định thương mại tự do việt nam – EU đối với ngành dệt may xuất khẩu của việt nam (Trang 26 - 30)

1.2. Thực tiễn tác động của một số hiệp định thƣơng mại tự do đối với xuất

1.2.2. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc

Hàn Quốc là đối tác thương mại thứ hai mà ASEAN đàm phán hiệp định thương mại tự do (sau Trung Quốc). Tiến trình này được bắt đầu vào năm 2004 khi các nhà lãnh đạo ASEAN và Hàn Quốc ký Tuyên bố chung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Hàn Quốc, là cơ sở sự hình thành của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) với những rào cản về thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên được dỡ bỏ. Sau đó, ASEAN và Hàn Quốc ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện (năm 2005) và một loạt các hiệp định cụ thể về các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho sự thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

 Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN – Hàn Quốc, ký kết ngày 13 tháng 12 năm 2005, tạo lập một cơ chế giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh giữa các bên trong quá trình tuân thủ và áp dụng các Hiệp định nói trên, kể cả Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện.

 Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKTIG) được ký kết ngày 24 tháng 8 năm 2006. Hiệp định bao gồm một loạt các thỏa thuận về ưu đãi trong thương mại hàng hóa giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Hàn Quốc, trong đó quan trọng nhất là cam kết cắt giảm và tiến tới xóa bỏ thuế quan. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2010, Hàn Quốc và ASEAN-5 (Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma- lai-xi-a, Phi-líp-pin và Xinh-ga-po) đã xóa bỏ thuế quan đối với gần 90% các mặt hàng theo lộ trình thơng thường (Bộ Tài chính, 2013a). Các thành viên khác của ASEAN là Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, sẽ được ưu tiên lộ trình giảm thuế dài hơn phù hợp với trình độ phát triển.

 Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN – Hàn Quốc (AKTIS) được ký ngày 21 tháng 11 năm 2007, là nền tảng pháp lý để tiếp tục mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ của các nước ASEAN và Hàn Quốc.

 Hiệp định đầu tư ASEAN – Hàn Quốc (AKAI) được ký kết ngày 2 tháng 6 năm 2009 nhằm thiết lập một môi trường minh bạch, tự do và ổn định hơn cho các nhà đầu tư và sự di chuyển của các dòng vốn đến từ ASEAN cũng như Hàn Quốc.

Lĩnh vực xuất khẩu dệt may của Việt Nam cũng như toàn bộ khu vực ASEAN chịu ảnh hưởng của tất cả các hiệp định cụ thể: Hiệp định về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ hay cơ chế giải quyết tranh chấp,… nhưng điều chỉnh trực tiếp nhất vẫn là Hiệp định về thương mại hàng hố. Theo đó, hàng dệt may của Việt Nam và các nước trong ASEAN sẽ được Hàn Quốc cho hưởng mức thuế 0% thay vì 8% với mặt hàng dệt và 13% với mặt hàng may như với các nước không ký hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc (Hải quan Hàn Quốc, 2015). Đây là lợi ích lớn đối với nước ta khi Hàn Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu dệt may chính và có quy mơ mở rộng trong tương lai. Bảng số liệu dưới đây thể hiện sự tiềm năng trong xuất khẩu dệt may sang Hàn Quốc trước khi Việt Nam là một thành viên của AKFTA.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 1.3: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng dệt may của Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 2003 – 2006

Đơn vị: triệu USD

HS Mơ tả hàng hố 2003 2004 2005 2006

61 Quần áo và hàng may mặc phụ trợ dệt kim hoặc móc

15,752 11,305 10,635 14,104

62 Quần áo và hàng may mặc phụ trợ khơng dệt kim hoặc móc

33,291 29,407 31,880 46,260

63 Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt cũ và các loại hàng dệt cũ khác

8,150 9,082 10,201 11,692

Tổng 57,193 49,794 52,716 72,056

Nguồn: Trung tâm thương mại quốc tế, 2015a

Bên cạnh thuế quan, hai bên cũng cam kết việc loại bỏ các hàng rào phi thuế quan, cấm các hình thức hạn chế định lượng, xây dựng hệ thống quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật rõ ràng, dễ dự đoán và đơn giản hoá quy trình, thủ tục hải quan tạo điều kiện cho thúc đẩy quan hệ thương mại giữa ASEAN và Hàn Quốc trong xuất khẩu hàng dệt may.

Tuy nhiên, vấn đề về quy tắc xuất xứ và việc sử dụng các biện pháp tự vệ vẫn là dấu hỏi đầy thách thức cho nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam. Để được hưởng ưu đãi thuế quan, hàng dệt may Việt Nam phải đạt điều kiện về xuất xứ trong khi phần lớn nguyên liệu sản xuất, điển hình là vải nước ta phải nhập khẩu, thậm chí nhập khẩu từ các quốc gia ngoài ASEAN. Đồng thời, mặc dù các biện pháp tự vệ như áp thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp chỉ mang tính tạm thời nhưng cũng có tác động tiêu cực tới xuất khẩu dệt may Việt Nam nên Nhà nước và doanh nghiệp đều cần có những bước đi thận trọng trong q trình hội nhập và tự do hoá thương mại.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Mặc dù vậy, nhìn vào kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hàn Quốc sau khi gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc, chúng ta thấy rằng nước ta đã hưởng lợi khá nhiều từ Hiệp định với tỷ trọng xuất khẩu dệt may sang Hàn Quốc ngày càng tăng và Hàn Quốc hiện là thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ tư của nước ta.

Bảng 1.4: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 2011 - 2014

Năm Kim ngạch xuất

khẩu dệt may của Việt Nam sang Hàn

Quốc (triệu USD)

Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may

của Việt Nam (triệu USD)

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Hàn Quốc trên tổng kim

ngạch xuất khẩu dệt may của Việt

Nam (%) 2011 900 13.212 6,8 2012 1.069 14.416 7,4 2013 1.639 17.933 9,1 2014 2.092 20.950 10,0

Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam, 2012, 2013b, 2014 và 2015

Như vậy, nhìn chung các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương đều mang đến tác động tích cực đối với nền kinh tế và thương mại của các quốc gia thành viên nói chung cũng như lĩnh vực xuất khẩu dệt may - điểm sáng trong xuất khẩu của Việt Nam - nói riêng. Mặc dù đi kèm với cơ hội bao giờ cũng là những thách thức không dễ vượt qua nhưng rõ ràng ký kết các hiệp định thương mại tự do và tham gia các khu vực mậu dịch tự do đang là xu thế chung trong thương mại quốc tế, là sân chơi lớn cho cả các nước phát triển lẫn các nước đang và kém phát triển, tạo tiền đề cho dệt may Việt Nam xây dựng vị thế ngày càng vững chắc trên trường quốc tế.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƢƠNG 2: TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU ĐỐI VỚI NGÀNH

DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) tác động tiềm năng của hiệp định thương mại tự do việt nam – EU đối với ngành dệt may xuất khẩu của việt nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)