Khái quát về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) tác động tiềm năng của hiệp định thương mại tự do việt nam – EU đối với ngành dệt may xuất khẩu của việt nam (Trang 41 - 44)

2.2. Tác động tiềm năng của Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – EU

2.2.1. Khái quát về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU

2.2.1.1. Quan hệ Việt Nam – EU

Liên minh Châu Âu là một thực thể chính trị và kinh tế đặc thù gồm 28 nước thành viên (thành viên mới nhất là Crô-a-tia) với dân số trên 500 triệu người, tổng GDP trên 17.000 tỷ USD, chiếm khoảng 22% GDP của toàn thế giới và cao hơn Mỹ. EU có tổng kim ngạch ngoại thương khoảng 3.800 tỷ USD và đứng đầu thế giới về xuất khẩu dịch vụ, chiếm 40,8% thị phần thế giới, gấp 2 lần Mỹ và chiếm 32,7% nhập khẩu dịch vụ thế giới. Đầu tư ra nước ngoài chiếm 37% đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu và nhận 20% đầu tư từ bên ngoài (Liên minh châu Âu, 2015a). Các quốc gia EU có chung chính sách thương mại và chính sách thuế quan. EU hiện là đối tác kinh tế, chính trị và ngoại giao quan trọng của nước ta. Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 11 năm 1990 và ký Hiệp định khung về hợp tác Việt Nam - EU vào tháng 7 năm 1995, quan hệ giữa Việt Nam và EU đã và đang phát triển tích cực. Hiện nay, Việt Nam và EU vẫn không ngừng mở rộng hợp tác và thắt chặt quan hệ thương mại, kinh tế, chính trị, nhất là việc thiết lập các cơ chế đối thoại, trao đổi song phương giữa các nhà lãnh đạo cấp cao của hai bên để hợp tác cùng phát triển. Quan hệ của Việt Nam với từng nước thành viên EU cũng có bước phát triển về chất với việc Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 7 nước thành viên chủ chốt trong tổng số 28 quốc gia của khối.

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (2005) đã thông qua Quyết định 143/2005/QĐ-TTg về “Đề án tổng thể quan hệ Việt Nam - EU và chương trình hành động của Chính phủ về phát triển quan hệ Việt Nam - EU đến 2010 và định hướng tới 2015”, trong đó khẳng định chủ trương xây dựng “quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác tồn diện, lâu dài giữa Việt Nam và EU vì hịa bình và phát triển”. Tháng 6 năm 2012, hai bên đã ký kết Hiệp định khung về hợp tác và đối tác (PCA), tạo cơ sở cho mối quan hệ đối tác giữa Việt Nam và EU trên tất cả các lĩnh vực.

EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta trong nhiều năm liền. Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung rất lớn, ít có những sản phẩm, dịch

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

vụ mang tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp. Lĩnh vực thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và EU đã có những bước phát triển hết sức tích cực trong thời gian qua. Trong năm 2014, EU trở thành một trong những thị trường nước ngoài quan trọng nhất đối với Việt Nam (EU đứng thứ hai sau Mỹ) với 18,6% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu của Việt Nam là xuất sang các nước EU. Thương mại hai chiều Việt Nam – EU tăng 8,8%, trị giá xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng 14,7% hằng năm (khoảng 27,9 tỷ USD) (Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, 2015). Thặng dư mà Việt Nam được hưởng trong các giao dịch thương mại song phương với EU giúp cân bằng đáng kể thâm hụt thương mại lớn của Việt Nam với các nước khác. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta sang thị trường EU là giày dép, dệt may, cà phê, đồ gỗ nội ngoại thất và thuỷ hải sản. EU cũng đang dành cho Việt Nam Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) đối với một số mặt hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, chương trình này mang tính đơn phương, khơng ổn định và EU có thể rút lại ưu đãi bất cứ lúc nào nếu một ngành hàng nào đó của nước ta đạt được năng lực cạnh tranh nhất định. Hiện nay, Đức, Anh, Pháp và Hà Lan luôn là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối EU với tốc độ tăng trưởng trung bình trên 20%/năm. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đạt trên 4 tỷ USD (tăng 21,6% so với năm 2011), Anh đạt 3,03 tỷ USD (tăng 26,5%), Hà Lan đạt 2,47 tỷ USD (tăng 15,2%), Pháp đạt 2,16 tỷ USD (tăng 30,4%), I-ta-li-a đạt 1,87 tỷ USD (tăng 22,3%), Tây Ban Nha đạt 1,79 tỷ USD (tăng 15,3%) (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2015b). Các nước còn lại là những thị trường nhỏ hơn về quy mơ và có sức tiêu thụ hàng hoá thấp nên kim ngạch xuất khẩu khá khiêm tốn. Nhìn chung, Việt Nam là nước có lợi thế nhiều hơn trong quan hệ thương mại với EU và liên tục là nước xuất siêu trong nhiều năm.

EU cũng là nhà đầu tư lớn của Việt Nam với 25 trong số 28 nước EU đầu tư vào Việt Nam với hơn 2030 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 30 tỷ USD (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2015a). Các nhà đầu tư EU quan tâm tới hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào công nghiệp, xây dựng và một số ngành dịch vụ điển hình. Nhìn chung, các nước châu Âu có ưu thế về cơng nghệ, vì vậy các nhà đầu tư EU đã góp phần tích cực trong việc tạo ra một số ngành nghề mới và sản phẩm mới có hàm lượng cơng nghệ cao

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

tại Việt Nam. Bên cạnh xu thế đầu tư vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, các nhà đầu tư EU những năm gần đây cũng đầu tư phát triển các ngành dịch vụ như bưu chính viễn thơng, tài chính ngân hàng, bán lẻ,...

Về phía nước ta, đầu tư của Việt Nam sang EU không nhiều do nước ta có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn nhiều so với EU, chủ yếu tập trung vào một số nước như Anh, Đức, Hà Lan. Tính đến hết năm 2013, Việt Nam có 13 dự án cịn hiệu lực đầu tư sang Cộng hoà liên bang Đức với tổng vốn đăng ký là 73,3 triệu USD, quần đảo Virgin thuộc Vương quốc Anh có 8 dự án với tổng vốn đăng ký 115,9 triệu USD và Hà Lan có 3 dự án tổng vốn đăng ký 5,7 triệu USD (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2015a).

2.2.1.2. Tiến trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU là một hiệp định thương mại song phương đầy triển vọng của nước ta vì EU là một nền kinh tế lớn, một thị trường tiêu thụ rộng mở và là đối tác kinh tế thương mại nhiều năm của nước ta. Hai bên tham gia chính thức khởi động đàm phán Hiệp định từ cuối năm 2012 và cho tới nay, hai bên đã tổ chức được 12 phiên đàm phán chính thức tại 13 nhóm đàm phán là thương mại hàng hóa; quy tắc xuất xứ; hải quan và thuận lợi hóa thương mại; các biện pháp kiểm dịch động, thực vật (SPS); các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT); thương mại dịch vụ; đầu tư; chính sách cạnh tranh; sở hữu trí tuệ; mua sắm Chính phủ; phát triển bền vững; phòng vệ thương mại; giải quyết tranh chấp, minh bạch hóa và thể chế.

Qua các phiên đàm phán, Việt Nam và EU đã trao đổi và hiểu rất rõ cách tiếp cận, quan điểm, mong muốn của nhau trong các vấn đề. Hai bên đã thống nhất được cơ bản 9 chương là hàng rào kỹ thuật, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, minh bạch hóa, giải quyết tranh chấp, phát triển bền vững, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật, phòng vệ thương mại, hỗ trợ tư pháp trong hải quan và điều khoản cuối cùng. Các nhóm cịn lại tiếp tục thu hẹp được khoảng cách giữa hai bên trong nhiều nội dung. Đối với các lĩnh vực đàm phán then chốt mà Việt Nam và EU có lợi ích chủ yếu như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm Chính phủ, hai bên cũng đã thảo luận rất sâu và đều nỗ lực hết mình để tạo cơ sở cho việc hồn thành tồn bộ gói cam kết.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hiện nay, quá trình đàm phán đang ở giai đoạn cuối cùng. Trong vòng đàm phán gần nhất, hai bên cũng đã đề ra lộ trình sẽ kết thúc đàm phán vào tháng 6 năm 2015. So với các hiệp định thương mại tự do trước đây mà Việt Nam tham gia, EVFTA sẽ là một hiệp định thương mại tự do toàn diện hơn, phù hợp với các nguyên tắc của Tổ chức thương mại Thế giới cũng như xu thế ký kết hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương hiện nay. Nhìn chung, quá trình đàm phán Hiệp định về cơ bản đã hoàn tất, các quan điểm của mỗi bên đã được thống nhất lại thành một gói cam kết tham vọng và cân bằng trong tất cả các lĩnh vực đàm phán mở cửa thị trường (thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, pháp lý thể chế, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh,...). Có thể kỳ vọng rằng, sau khi được ký kết, EVFTA sẽ là nền tảng chủ yếu để làm sâu sắc và bền chặt hơn nữa quan hệ đối tác song phương toàn diện cũng như quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư trên cơ sở đơi bên cùng có lợi.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) tác động tiềm năng của hiệp định thương mại tự do việt nam – EU đối với ngành dệt may xuất khẩu của việt nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)