Các nhân tố tác động tới xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) tác động tiềm năng của hiệp định thương mại tự do việt nam – EU đối với ngành dệt may xuất khẩu của việt nam (Trang 35 - 41)

2.1. Thực trạng của ngành dệt may Việt Nam và các nhân tố tác động tớ

2.1.2. Các nhân tố tác động tới xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị

trường EU

Như đã thấy ở trên, EU là thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ hai của Việt Nam và là thị trường có quy mơ và sức tiêu thụ chung lớn nhất với 28 nước thành viên và nhiều nền kinh tế phát triển cao như Anh, Pháp, Hà Lan, Đức,…

Theo lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter thì có bốn nhóm yếu tố chính và Chính phủ, cơ hội tác động tới năng lực cạnh tranh của một ngành. Trên cơ sở lý thuyết này kết hợp với tình hình cụ thể của lĩnh vực dệt may xuất khẩu nước ta với thị trường tiêu thụ là các nước thành viên EU, các nhân tố sau: các yếu tố đầu vào sản xuất; nhu cầu; các ngành hỗ trợ và có liên quan; mức độ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

cạnh tranh; chính sách của Chính phủ và các cơ hội là những yếu tố có tác động sâu sắc nhất tới sự phát triển của ngành.

2.1.2.1. Các yếu tố đầu vào sản xuất

Đầu vào cho sản xuất dệt may bao gồm các yếu tố chính sau: Nguyên liệu, lao động, vốn và công nghệ.

Nguyên liệu cho sản xuất dệt may là bông, xơ, sợi và vải. Hiện cả nước có 10.000 ha trồng bơng với năng suất 1,28 tấn/ha và chỉ đáp ứng được 2% nhu cầu sản xuất bởi điều kiện tự nhiên của Việt Nam không phù hợp. Năm 2014, nước ta cũng nhập khẩu 755 ngàn tấn bông, tương đương 1.443 triệu USD, tăng 29,7% về lượng và giảm 23,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013 (Hiệp hội dệt may Việt Nam, 2015a).

Đối với ngành sợi, mặc dù hiện nay đã khá phát triển nhưng chất lượng sợi chưa cao, chủng loại sợi chưa phong phú nên nước ta vẫn phải nhập khẩu để phục vụ sản xuất. Nhập khẩu xơ, sợi nguyên liệu của nước ta năm 2014 lên tới 740 ngàn tấn, trị giá 1.559 triệu USD, tăng 6,5% về lượng và 2,7% về trị giá so với cùng kỳ 2013 (Hiệp hội dệt may Việt Nam, 2015a).

Cịn về vải, theo như phân tích ở trên thì đây là ngun liệu chiếm kim ngạch nhập khẩu chủ yếu trong lĩnh vực dệt may, với trị giá nhập khẩu năm 2014 lên tới gần 10 tỷ USD (Hiệp hội dệt may Việt Nam, 2015a).

Như vậy, nước ta đang phải phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài về nguồn cung cho sản xuất nên lợi thế bị giảm đi trong ngành dệt may.

Dệt may là ngành sản xuất thâm dụng lao động. Với một nước có dân số gần 90 triệu người và mật độ dân số khoảng 271 người/km2 (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2014) cùng với chi phí nhân cơng tương đối rẻ như Việt Nam thì ngành dệt may chắc chắn có lợi thế lớn (theo Định lý H - O). Hiện nay, lao động trong lĩnh vực này vào khoảng 2,5 triệu người (Công ty cổ phần chứng khoán FPT, 2014); đồng thời chi phí lao động trong sản xuất dệt may của Việt Nam cũng thấp tương đối so với EU. Chỉ số RCA trong lĩnh vực dệt may của Việt Nam năm 2012 với ba mã HS 61, 62 và 63 lần lượt đạt 4,91; 6,07 và 2,51 (số liệu bảng 2.3) thể hiện dệt may Việt Nam có lợi thế so sánh rất cao so với các ngành khác và các quốc gia khác (theo lý thuyết về lợi thế so sánh).

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Mặc dù dồi dào về lao động nhưng nước ta lại khơng có nhiều vốn và cịn chậm tiến bộ về cơng nghệ. Các máy móc cơng nghệ hiện đại, cùng lượng vốn đầu tư vào sản xuất cho dệt may đa phần đến từ nước ngoài. Đây là điểm yếu làm giảm năng lực ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam.

2.1.2.2. Nhu cầu

Xét một cách tổng thể thì nhu cầu đối với hàng dệt may Việt Nam khá lớn, thể hiện qua giá trị sản xuất và kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục qua các năm. EU là thị trường gồm 28 nước thành viên và trên 500 triệu dân (Liên minh châu Âu, 2015a); đồng thời dệt may lại là sản phẩm thiết yếu nên nhu cầu đối với mặt hàng này sẽ rất lớn. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, người tiêu dùng châu Âu nắm bắt thông tin tương đối tốt và đòi hỏi khá cao về chất lượng sản phẩm nên cũng tạo khó khăn cho dệt may Việt Nam khi tiếp cận thị trường này.

2.1.2.3. Các ngành hỗ trợ và có liên quan

Các ngành hỗ trợ trực tiếp ngành dệt may xuất khẩu là ngành sản xuất nguyên liệu thơ, ngành chế tạo máy móc cơng nghệ sản xuất, dịch vụ phân phối, vận tải, bảo hiểm,…

Hiện nay mặt hàng dệt may xuất khẩu chủ yếu sang EU là quần áo và hàng may sẵn khác nhưng bông, sợi, vải phục vụ cho sản xuất lại không phải thế mạnh của Việt Nam và nước ta phải nhập khẩu khá nhiều. Ngành trồng bông thâm dụng đất đai và chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu, kỹ thuật thâm canh nên ngành này ở nước ta còn chưa phát triển và khá manh mún. Năm 2012, nước ta có khoảng 100 nhà máy sợi với cơng suất đạt 5,1 triệu cọc sợi (Công ty cổ phần chứng khoán FPT, 2014) nhưng do chất lượng cịn thấp nên khơng được sử dụng nhiều để sản xuất vải và hàng may mặc thành phẩm. Lĩnh vực dệt vải cũng chưa phát triển tương xứng với ngành may khi mà nước ta phải nhập khẩu tới hơn gần 10 tỷ USD vải phục vụ sản xuất xuất khẩu (Hiệp hội dệt may Việt Nam, 2015a). Dệt nhuộm chưa thực sự được phát triển do đây là ngành có tác động xấu tới mơi trường và do nước ta cịn yếu kém về cơng nghệ.

Về hoạt động phân phối thì hiện nay các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam còn thiếu sự liên kết với người tiêu dùng cuối cùng tại EU, thường phải thông qua các

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

nhà buôn từ các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hồng Kơng, Đài Loan. Do vậy, chi phí bị độn lên cao làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành hàng. Đồng thời dịch vụ vận tải, bảo hiểm còn chưa phát triển và doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm trong việc thu xếp vận chuyển hàng hoá quốc tế, nhất là khi các nước EU khá xa Việt Nam về khoảng cách địa lý, dẫn đến giá trị gia tăng cịn thấp.

Nói chung, các ngành phụ trợ cho dệt may cịn quá yếu kém tại Việt Nam và chưa hỗ trợ được nhiều cho xuất khẩu sang EU.

2.1.2.4. Mức độ cạnh tranh

Để đánh giá mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may nước ta, các nhân tố không thể không kể tới bao gồm: rào cản gia nhập, mức độ tập trung trong ngành, tốc độ tăng trưởng, khả năng chuyển sang các sản phẩm thay thế và khả năng áp đặt giá của doanh nghiệp.

Về rào cản gia nhập: Đối với lĩnh vực dệt may tại Việt Nam, nhìn chung khơng quá khó để bước chân vào ngành này do đa phần các doanh nghiệp trong ngành là các doanh nghiệp may đạt tính kinh tế theo quy mơ, một khi sản xuất được mở rộng, chi phí lưu động và chi phí nhân cơng đều giảm. Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận với nguồn nguyên liệu và các kênh phân phối trong ngành dệt may khá dễ dàng do đặc thù sản phẩm dệt may là mặt hàng tiêu dùng khá phổ biến.

Về mức độ tập trung trong ngành: Dệt may hiện có hơn 6.000 doanh nghiệp (Công ty cổ phần chứng khoán FPT, 2014) nhưng đa phần các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ nên mức độ tập trung nhìn chung khơng cao, ít có các doanh nghiệp vượt trội so với mặt bằng chung.

Về tốc độ tăng trưởng: Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng dệt may cao nhất thế giới do sự dồi dào về nguồn lao động với chi phí nhân cơng thấp. Đồng thời, đặt trong bối cảnh tồn cầu hoá như hiện nay, với kỳ vọng về một loạt các hiệp định thương mại tự do được ký kết và đi vào thực hiện, tốc độ tăng trưởng của ngành sẽ cịn có thể tăng cao hơn nữa.

Về khả năng chuyển sang các sản phẩm thay thế: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm dệt may đa dạng về mẫu mã, chủng loại, giá cả, chất lượng. Đồng thời, thị hiếu của người tiêu dùng với các sản phẩm này lại thường xuyên thay đổi nên có thể nói, việc sử dụng các sản phẩm từ các nhà sản xuất khác nhau rất phổ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

biến, nhất là khi chi phí chuyển sang dùng các sản phẩm thay thế trong ngành dệt may tương đối thấp.

Về khả năng áp đặt giá của doanh nghiệp: Ngành dệt may có mức độ phân tán tương đối lớn, đồng thời sự khác biệt hoá sản phẩm giữa các nhà sản xuất khơng cao và khó nhận biết nên các nhà sản xuất khơng có nhiều sức mạnh áp đặt giá mà chủ yếu vẫn phụ thuộc nhiều vào quy luật cung cầu.

Nhìn chung, mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may khá cao, dẫn đến áp lực đổi mới sản xuất và sản phẩm của doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho sự phát triển chung của toàn ngành. Mặc dù, trong ngắn hạn, sự cạnh tranh gay gắt có thể tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp nhỏ và non trẻ nhưng trong dài hạn, đây là động lực phát triển sản xuất và xuất khẩu dệt may, nhất là sang những thị trường lớn như Mỹ và EU.

2.1.2.5. Chính sách của Chính phủ

Nhìn chung, từ khi mở cửa nền kinh tế đến nay, Việt Nam đi theo hướng thúc đẩy xuất khẩu và Nhà nước cũng khơng ngừng ban hành các chính sách có lợi cho xuất khẩu, tập trung vào những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, giày dép, thuỷ hải sản và đồ gỗ,… Điều này đã, đang và sẽ là động lực cho doanh nghiệp dệt may xuất khẩu đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường tại EU.

Tuy nhiên, hiện nay hệ thống pháp luật về thương mại và các khung thể chế của Việt Nam còn chưa đồng bộ, các thủ tục hành chính cịn rườm rà, khó dự đốn và thiếu tính minh bạch làm nản lịng các đối tác tiềm năng, trong đó có EU. Về mặt này, đây là điểm yếu cần được khắc phục ngay trong bối cảnh tự do hoá thương mại và hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.

Đi sâu vào các chính sách có ảnh hưởng trực tiếp tới ngành dệt may xuất khẩu thì các chính sách mang lại sự ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan điển hình nhất. Trong thương mại quốc tế, thuế và các hàng rào phi thuế đối với hàng nhập khẩu là rào cản cho không chỉ dệt may mà tất cả các mặt hàng xuất khẩu của nước ta. Hiện nay, thuế quan nhập khẩu trung bình EU áp dụng với hàng dệt may Việt Nam là khoảng 12% (Vụ Thị trường châu Âu, 2012), làm nâng giá đáng kể của sản phẩm dệt may tại thị trường châu Âu và hạn chế khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các nước xuất khẩu dệt may khác.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

So với thuế quan, các hàng rào bảo hộ phi thuế quan tinh vi và phức tạp hơn nhiều. Mặc dù tự do hoá thương mại và gia nhập sân chơi lớn WTO đã giúp dệt may Việt Nam vượt qua một số rào cản phi thuế quan, nhất là các biện pháp hạn chế định lượng của EU nhưng nhìn chung các hình thức bảo hộ đang ngày một tinh vi, đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu phải linh hoạt, có kinh nghiệm và có khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đối với xuất khẩu dệt may thì đây là những rào cản lớn cần phải vượt qua nếu không muốn năng lực cạnh tranh của ngành hàng bị tụt lại quá xa so với các đối thủ như Trung Quốc, Thái Lan.

2.1.2.6. Cơ hội

Những cơ hội bất ngờ và ngẫu nhiên tác động tới hoạt động xuất khẩu dệt may của nước ta sang thị trường EU có thể là sự thay đổi về giá các yếu tố đầu vào như bông, xơ, sợi, vải; sự tiến bộ nhanh chóng về cơng nghệ sử dụng trong sản xuất, quản lý, nghiên cứu sản phẩm dệt may hay đơn giản là sự biến động của tỷ giá hối đoái. Chẳng hạn như hiện nay, Việt Nam đồng neo giá theo đô la Mỹ nên sự tăng, giảm giá đột ngột của đô la Mỹ so với Việt Nam đồng kéo theo sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa đồng euro, bảng Anh,… và Việt Nam đồng, từ đó ảnh hưởng tới doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may nước ta. Nhìn chung, các cơ hội thường là đột ngột và bất ngờ và tác động của nó tới xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU là tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào từng hoàn cảnh và từng thời kỳ cụ thể.

Dựa theo những phân tích, đánh giá, nhận xét về thực trạng của ngành dệt may xuất khẩu nước ta và những nhân tố có tác động trực tiếp tới sự phát triển của ngành trên đây, rõ ràng dệt may nước ta có nhiều thuận lợi trong việc thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Mặc dù còn một số trở ngại cần được khắc phục nhưng nhìn chung cơ hội tiếp cận thị trường EU đang rộng mở với dệt may Việt Nam. Đặt trong bối cảnh đó, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU dự kiến sẽ mang lại nhiều tác động tiềm năng giúp nước ta nắm bắt được những cơ hội vàng trong lĩnh vực xuất khẩu dệt may, làm tăng giá trị xuất khẩu và thị phần của nước ta tại thị trường này.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) tác động tiềm năng của hiệp định thương mại tự do việt nam – EU đối với ngành dệt may xuất khẩu của việt nam (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)