2.2. Tác động tiềm năng của Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – EU
2.2.2. Tác động tổng thể của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đố
với nền kinh tế Việt Nam
2.2.2.1. Tác động tích cực
Điểm nổi bật trong quan hệ thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung hỗ trợ lẫn nhau, rất ít lĩnh vực mà hai bên là đối thủ cạnh tranh đối đầu trực tiếp. Vì vậy, Hiệp định thương mại tự do song phương giữa hai bên sẽ mang lại lợi ích lớn không chỉ cho một nước đang phát triển như Việt Nam mà cho cả Liên minh châu Âu với các quốc gia tương đối phát triển về kinh tế. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, lợi ích dành cho phía Việt Nam rõ ràng và điển hình hơn với các lợi ích chính là:
Thứ nhất, EVFTA sẽ tạo một cú hích quan trọng để Việt Nam tiếp tục duy trì và thúc đẩy thương mại với một đối tác lớn như EU, giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu, đặc biệt là những sản phẩm mà ta có thế mạnh như dệt may, da giày, thuỷ hải sản, góp phần tạo cơng ăn việc làm cho người lao động trong nước cũng như hỗ trợ tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mơ hình tăng trưởng. Với quy mô 500 triệu người tiêu dùng và GDP hơn 17.000 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người khoảng 34.000 USD/năm (Liên minh châu Âu, 2015a), EU là thị trường tiềm năng đối với doanh nghiệp của tất cả các nước, trong đó có
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Việt Nam. Hiện tại, theo Liên minh châu Âu (2015b), xuất khẩu của Việt Nam sang EU mới đạt 22 tỷ euro khoảng 1,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của EU (1680 tỷ euro), đây là con số còn rất khiêm tốn so với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy, hai bên có nhiều cơ hội để phát triển mạnh quan hệ kinh tế - thương mại trong tương lai nếu như Hiệp định thương mại tự do được đàm phán thành công và đi vào thực hiện.
Theo một nghiên cứu do Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (MUTRAP) thực hiện, Philip và các cộng sự (2011) chỉ ra rằng FTA giữa Việt Nam và EU sẽ giúp tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nước ta tăng thêm bình quân từ 4% đến 6%/năm trong vòng 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Dưới đây là bảng so sánh mức độ thay đổi kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường EU trong trường hợp khơng có và có EVFTA:
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu dự kiến của Việt Nam sang EU trong trƣờng hợp khơng có và có EVFTA
Khơng có EVFTA EVFTA có hiệu lực từ
năm 2016
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân
16%/năm 21%/năm
Kim ngạch xuất khẩu dự kiến của Việt Nam sang EU năm 2020
69 tỷ USD 85 tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu dự kiến của Việt Nam sang EU năm 2025
144 tỷ USD 220 tỷ USD
Nguồn: Philip và cộng sự, 2011
Nhìn vào bảng trên có thể thấy, nếu EVFTA được ký kết và có hiệu lực từ năm 2016 thì xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước châu Âu có thể tăng thêm 16 tỷ USD (năm 2020) và 76 tỷ USD (năm 2025) so với trường hợp khơng có Hiệp định này.
Thứ hai, EVFTA sẽ giúp nước ta thực hiện chủ trương đa dạng hóa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư, đặc biệt là đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu,
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
mở rộng quan hệ đối tác thương mại, tránh việc phải phụ thuộc quá nhiều vào một khu vực cụ thể, giúp nền kinh tế chủ động, linh hoạt, ứng phó tốt hơn với các tác động từ bên ngoài.
Thứ ba, EVFTA sẽ thiết lập cơ chế ưu đãi thuế quan ổn định và lâu dài cho hàng xuất khẩu của Việt Nam mà không phụ thuộc vào Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU. Hiện nay, EU cũng như các đối tác thương mại khác của Việt Nam vẫn định kỳ xem xét, rà sốt và có thể rút lại ưu đãi theo GSP bất cứ lúc nào theo các tiêu chí riêng của EU mà chúng ta khơng can thiệp được. EVFTA cũng sẽ giúp đẩy nhanh việc EU công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ, giúp hàng xuất khẩu của ta tránh được các biện pháp phòng vệ thương mại của nước khác, không phải chịu sự phân biệt đối xử trong các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp của EU.
Thứ tư, không chỉ tăng cường quan hệ thương mại giữa hai bên, EVFTA sẽ đem lại những tác động tích cực cho tổng thể nền kinh tế nước ta như tăng thu cho Ngân sách nhà nước, thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao phúc lợi xã hội,...
Mặc dù gia nhập FTA đồng nghĩa với việc Việt Nam phải cắt giảm, thậm chí xố bỏ hầu hết các dòng thuế nhập khẩu, tuy nhiên điều này cũng làm tăng lượng nhập khẩu hàng hoá từ EU, và kéo theo nguồn thu từ các sắc thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt cũng tăng lên. Theo Philip và cộng sự (2011), tổng nguồn thu từ thuế khơng những khơng giảm đi mà có thể cịn tăng lên khoảng 530 tỷ đồng ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực và khoảng 6300 tỷ đồng sau 15 năm thực thi Hiệp định.
Việc giảm thuế nhập khẩu mặc dù có thể làm xấu đi cán cân thương mại trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn lại giúp giảm chi phí nhập khẩu đầu vào, máy móc, thiết bị cho sản xuất, làm nâng cao năng suất và phúc lợi xã hội.
Việc tự do hoá thương mại cũng làm tăng nhu cầu của người tiêu dùng EU đối với hàng hố Việt Nam, từ đó kích thích tăng trưởng và đổi mới sản xuất trong nước cũng như kích thích tiêu dùng. Bên cạnh đó, các ngành sản xuất sẽ có mức độ cạnh tranh cao hơn, thúc đẩy đổi mới sản phẩm và sự phát triển chung của ngành.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Đối với các lĩnh vực xuất khẩu chủ đạo như nông sản, lương thực, dệt may,... tự do hoá sẽ làm tăng năng suất, qua đó làm thay đổi cơ cấu sản xuất, hướng nền kinh tế Việt Nam tới phát triển các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn.
Thứ năm, EVFTA sẽ giúp thu hút luồng vốn đầu tư chất lượng cao từ các quốc gia châu Âu phát triền vào Việt Nam. Một khi FTA được hình thành giữa Việt Nam và EU, trước mắt nó sẽ thắt chặt quan hệ kinh tế giữa hai bên và thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh tế nước ta. Trên cơ sở đó, Việt Nam sẽ trở thành môi trường thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư EU nhờ cơ chế tự do hố thơng thống và nguồn nhân cơng có giá thành tương đối rẻ so với khu vực và thế giới. Nhờ đó, các ngành thu hút được nhiều đầu tư sẽ tăng được năng lực cạnh tranh và tiếp tục thu hút thêm các nhà đầu tư bên ngồi EU, góp phần gia tăng nguồn vốn chảy vào trong nước. Với quy mô và tiềm năng của EU, nước ta hồn tồn có cơ hội trở thành địa bàn thu hút mạnh đầu tư của EU và là điểm trung chuyển, kết nối, thúc đẩy các hoạt động thương mại - đầu tư của EU tại khu vực ASEAN. Tác động này sẽ được cộng hưởng mạnh mẽ hơn nữa khi Cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành.
Cuối cùng, EVFTA sẽ thúc đẩy nhu cầu tự do hoá tại thị trường Việt Nam, tạo đà cho việc hình thành các hiệp định thương mại tự do với các đối tác kinh tế tiềm năng khác mà mức độ thương mại giữa các bên chưa tương xứng với sự phát triển bởi EU vẫn được xem là Liên minh kinh tế, chính trị có ảnh hưởng lớn đối với kinh tế thế giới. Nhờ đó, Việt Nam sẽ hội nhập ngày càng sâu rộng và thương mại được phát triển đa dạng hơn.
2.2.2.2. Tác động tiêu cực
Bên cạnh những lợi ích nêu trên, EVFTA dự kiến cũng sẽ tạo ra một số thách thức nhất định cho nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam. Giống như đàm phán các hiệp định thương mại tự do khác, Việt Nam có thể phải đối mặt với một số thách thức sau:
Thứ nhất, sức ép cạnh tranh từ phía hàng nhập khẩu có thể tăng, đe doạ sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp sản xuất trong nước. Tuy nhiên, tác động này của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU sẽ không phải là trở ngại lớn do cơ cấu kinh tế của ta và EU mang tính bổ trợ cho nhau nhiều hơn là cạnh tranh đối đầu.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Thứ hai, việc đàm phán một FTA thế hệ mới có thể sẽ đặt ra nhiều vấn đề còn khá mới mẻ với Việt Nam, địi hỏi hai bên hợp tác, tích cực hỗ trợ nhau cũng như yêu cầu Việt Nam phải mở cửa nền kinh tế hơn nữa, hội nhập sâu rộng và toàn diện hơn nữa. Đối với một nền kinh tế nhỏ, chịu sự tác động rất lớn của kinh tế khu vực và thế giới, thì việc đảm bảo hội nhập nhưng khơng hồ tan là câu hỏi hóc búa cho Việt Nam.
Thứ ba, về cải cách thể chế, dự kiến hiệp định thương mại tự do với EU sẽ bao gồm các quy định mới về thể chế liên quan tới thủ tục hải quan, chế độ cấp phép đầu tư, quy định quản lý trong một số lĩnh vực như mua sắm của Chính phủ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, vận tải, viễn thơng, dịch vụ tài chính,... Về cơ bản, các quy định này phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính, đổi mới mơ hình tăng trưởng của Nhà nước, do vậy nếu vượt qua được khó khăn này, Việt Nam sẽ thu được rất nhiều lợi ích khơng chỉ từ EVFTA mà cịn từ việc thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế.
Nhìn chung, nền kinh tế của EU và Việt Nam mang tính bổ trợ rất cao. Thêm nữa, Việt Nam đang tích cực tái cơ cấu nền kinh tế và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trong khuôn khổ ASEAN cũng như với các đối tác khác nên sẵn sàng đàm phán và thực hiện một FTA toàn diện và có chất lượng cao. Do đó, EVFTA chắc chắn sẽ đem lại lợi ích tồn diện cho cả hai phía.