Tác động tiềm năng của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) tác động tiềm năng của hiệp định thương mại tự do việt nam – EU đối với ngành dệt may xuất khẩu của việt nam (Trang 48 - 86)

2.2. Tác động tiềm năng của Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – EU

2.2.3. Tác động tiềm năng của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU

đối với ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam

2.2.3.1. Tác động từ ưu đãi thuế quan nhập khẩu

Nhắc đến FTA và tự do hoá thương mại, quan tâm đầu tiên của mỗi quốc gia là việc cắt giảm và tiến tới loại bỏ hoàn toàn thuế quan nhập khẩu giữa các nước thành viên của FTA. Đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp nhất và quyết định nhất đến sự phát triển của xuất khẩu nói chung và ngành dệt may của Việt Nam nói riêng.

Hiện nay, thuế suất theo nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) mà EU sử dụng đối với phần lớn các sản phẩm dệt may của Việt Nam là 12% (Vụ Thị trường châu Âu, 2012). Mặc dù là một nước đang phát triển và dệt may của Việt Nam đang được hưởng thuế quan ưu đãi đặc biệt GSP từ phía EU khiến cho thuế suất trung bình có

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

thể giảm xuống mức 9,6% (Vụ Thị trường châu Âu, 2012) nhưng vì chưa đáp ứng được quy tắc về xuất xứ nên chỉ có một số ít hàng xuất khẩu được áp dụng thuế GSP. Đồng thời, ưu đãi loại này không cố định mà EU sẽ rà sốt định kỳ và có thể rút lại bất cứ khi nào nếu ngành dệt may của nước ta đạt năng lực cạnh tranh nhất định. Như vậy, nhìn chung thì thuế quan nhập khẩu trung bình đối với hàng dệt may xuất sang thị trường EU vẫn xấp xỉ 12% và là rào cản cho xuất khẩu của nước ta. Không chỉ thế, ưu đãi thuế GSP chỉ mang tính nhất thời, lợi ích thu được chỉ là trước mắt. Trong dài hạn, nó có thể trở thành rào cản khiến các doanh nghiệp hạn chế mức tăng trưởng xuất khẩu để không vượt quá mức bị thu hồi ưu đãi GSP, từ đó làm cản trở sự phát triển chung và hạn chế tiềm năng của ngành hàng dệt may. Ví dụ điển hình cho tác động tiêu cực của GSP là ngành hàng giày dép của nước ta đã từng có thời kỳ vượt ngưỡng xuất khẩu được hưởng GSP từ EU và kim ngạch xuất khẩu xuất sang EU vì thế mà nhanh chóng giảm xuống, kéo lùi sự phát triển và tăng trưởng xuất khẩu của toàn ngành.

Đặt trong bối cảnh trên, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU được kỳ vọng sẽ mang lại cho Việt Nam những ưu đãi thuế quan lớn hơn và ổn định hơn những ưu đãi GSP mà các nước EU dành cho các nước đang và chậm phát triển khi mà thuế suất đối với hàng dệt may có thể xuống tới mức 0% mà khơng có bất cứ sự rà sốt định kỳ hay thay đổi nào từ phía EU.

Trong Báo cáo “Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên Minh châu Âu: Đánh giá tác động định lượng và định tính” thuộc Dự án hỗ trợ đa biên Việt Nam - EU, Philip và cộng sự (2011) đã đánh giá tác động của việc cắt giảm thuế quan nhập khẩu của EU đối với hàng dệt may của Việt Nam với ba kịch bản khác nhau:

 Kịch bản thứ nhất: EVFTA được ký kết;

 Kịch bản thứ hai: Ngồi EVFTA thì các FTA khác của EU đang và sẽ đàm phán cũng được ký kết;

 Kịch bản thứ ba: EVFTA không được ký kết còn các FTA giữa EU và các quốc gia khác được ký kết và thực hiện.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.6: Tác động dự kiến của EVFTA đối với kim ngạch xuất khẩu dệt may sang EU của Việt Nam

HS Mơ tả hàng hố Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3

61 Quần áo và hàng may mặc phụ trợ dệt kim hoặc móc

+17,14% 16,10% -0,91%

62 Quần áo và hàng may mặc phụ trợ khơng dệt kim hoặc móc

+16,61% +15,88% -0,70%

63 Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt cũ và các loại hàng dệt cũ khác

+14,31% +13,22% -1,08%

61+62+63 Tổng +16,59% +15,75% -0,78%

Nguồn: Philip và cộng sự, 2011, trang 150

Nhìn vào kết quả trên có thể nhận thấy một khi EVFTA được ký kết và đi vào thực hiện, xuất khẩu dệt may sang EU sẽ tăng mạnh, khoảng 17%. Kể cả khi Việt Nam phải cạnh tranh với các quốc gia khác cũng có đàm phán FTA với EU thì mức tăng về xuất khẩu dệt may vẫn rất tiềm năng, xấp xỉ 16%. Ngược lại, trong xu thế tự do hố mạnh mẽ, việc khơng thể đạt được FTA với EU có thể làm xuất khẩu dệt may sang thị trường này giảm nhẹ về giá trị (khoảng 0,8%). Tuy rằng sự giảm xuất khẩu trong kịch bản thứ ba không lớn nhưng nếu xét trong mối tương quan khi mà các nhà xuất khẩu nước khác đang đẩy mạnh luồng hàng hoá sang châu Âu cùng với những mất mát cơ hội kinh doanh và thị phần thì đây có thể coi là mối đe doạ lớn đối với dệt may Việt Nam.

Theo mơ hình cân bằng bộ phận đối với nước lớn và theo những phân tích ở trên, rõ ràng không chỉ các quốc gia nhập khẩu của EU có lợi khi được tiêu dùng các sản phẩm dệt may Việt Nam với giá cả rẻ hơn mà các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam thu được doanh thu cao hơn đáng kể một khi EVFTA được ký kết và đi vào thực hiện với điều kiện là hàng dệt may của nước ta đáp ứng được các điều kiện mà EU đề ra để được hưởng ưu đãi thuế quan ở mức 0%. Trên cơ sở

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

tăng kim ngạch xuất khẩu sang EU, nước ta có thể chiếm được thị phần từ các nước khác trong lĩnh vực xuất khẩu dệt may sang châu Âu.

Hiện nay, Trung Quốc là nước xuất khẩu dệt may nhiều nhất sang EU và cũng là đối thủ mạnh nhất và có nhiều nét tương đồng nhất với Việt Nam. Năm 2014, trong khi thị phần xuất khẩu sản phẩm dệt may vào EU của Trung Quốc chiếm tới 39% thì thị phần của nước ta tại thị trường này mới chỉ đạt con số khiêm tốn ở mức gần 3% (số liệu bảng 2.5), chỉ bằng 1/13 so với thị phần tại EU của Trung Quốc. Bảng số liệu dưới đây sẽ cụ thể hoá thị phần hiện tại của dệt may Việt Nam và dệt may Trung Quốc tại EU phân theo mã HS:

Bảng 2.7: Kim ngạch nhập khẩu dệt may từ một số nƣớc của EU năm 2014

HS Tổng kim

ngạch nhập khẩu dệt may

vào EU (nghìn euro)

Việt Nam Trung Quốc

Giá trị (nghìn euro) Thị phần (%) Giá trị (nghìn euro) Thị phần (%) 61 36.631.550,672 596.172,295 1,63 13.323.201,865 36,37 62 36.462.018,862 1.634.351,019 4,48 15.019.525,227 41,19 63 8.576.274,008 174.397,417 2,03 3.443.429,561 40,15 61+62+63 81.669.843,542 2.404.920,731 2,94 31.786.156,653 38,92 Nguồn: Liên minh châu Âu, 2015c, 2015d và 2015e

Mặc dù thị phần và kim ngạch xuất khẩu sang EU của nước ta hiện nay còn khá khiêm tốn so với “công xưởng” Trung Quốc nhưng một khi EVFTA được ký kết, nước ta sẽ có nhiều lợi thế và sẽ dần cải thiện, rút ngắn khoảng cách về thị phần so với nước láng giềng Trung Quốc cũng như các quốc gia xuất khẩu nhiều sản phẩm dệt may sang EU khác nhưng lại chưa đàm phán ký kết hiệp định thương mại tự do với khối nước này. Để cụ thể hoá, dưới đây là những con số cụ thể về kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta được tính tốn dựa trên những số liệu trong bảng 2.6 và 2.7 ở trên:

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu dệt may dự kiến của Việt Nam sang EU theo ba kịch bản của MUTRAP Đơn vị: nghìn euro HS Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 61 698.356,226 692.156,034 590.747,127 62 1.905.816,723 1.893.885,961 1.622.910,562 63 199.353,687 197.452,756 172.513,925 61+62+63 2.803.526,636 2.783.494,751 2.386.171,614

Nguồn: Tác giả tự tính tốn dựa trên số liệu trong bảng 2.6 và 2.7

Như vậy, giả định rằng chỉ có các cam kết về thuế quan của EVFTA tác động tới xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU, với mức tăng 16,59% (theo kịch bản 1), kim ngạch xuất khẩu dệt may sang EU trong trường hợp EVFTA được ký kết sẽ ước đạt khoảng 2.803.526,636 nghìn euro, làm tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may vào EU tăng lên đến 82.068.449,447 nghìn euro. Như vậy, thị phần dệt may của nước ta tại thị trường châu Âu có thể tăng lên đến 3,42% và thị phần của đối thủ Trung Quốc cũng giảm đôi chút xuống 38,73%. Đây mới chỉ là những con số tính tốn dựa trên sự thay đổi về thuế quan nhập khẩu mà EU áp dụng cho sản phẩm dệt may của Việt Nam và những con số này cũng chưa khác biệt nhiều so với kim ngạch xuất khẩu và thị phần hiện tại của Việt Nam. Tuy nhiên, những kết quả trên cũng phần nào chứng tỏ rằng những lợi ích mà EVFTA mang lại cho dệt may xuất khẩu của nước ta là rất tiềm năng và cụ thể. Việc tiếp cận thị trường rộng lớn như EU với mức thuế suất 0% sẽ giúp nước ta đẩy mạnh lượng xuất khẩu, tăng thị phần và tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ khác.

2.2.3.2. Tác động từ các hàng rào phi thuế quan

Xuất khẩu dệt may sang EU cũng như các thị trường khác hiện nay không chỉ phải đối mặt với hàng rào thuế quan mà cịn phải đối phó với một loạt các hàng rào phi thuế quan bao gồm các quy tắc về xuất xứ hàng hoá, các hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật, thủ tục hải quan và các biện pháp phòng vệ thương mại. Các quốc gia phát triển trên thế giới khơng có xu hướng giảm bớt các hàng rào này trong thương mại, mà ngược lại ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn cao để đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh cho các sản phẩm lưu hành trên thị trường và trong một số trường hợp, để

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nước. Dưới đây là tác động từ những quy định về hàng rào bảo hộ phi thuế quan này trong bối cảnh ngành dệt may nước ta:

Quy tắc xuất xứ

Quy tắc xuất xứ là các điều kiện để bảo đảm hàng hóa có xuất xứ từ các nước tham gia ký kết FTA. Tuân theo các quy định về xuất xứ của EU là điều kiện tiên quyết để dệt may Việt Nam được hưởng các ưu đãi về thuế quan như đã phân tích ở trên. Hiện nay, để được hưởng ưu đãi GSP của EU, các sản phẩm dệt may của nước ta phải có xuất xứ “từ sợi trở đi”, có nghĩa là Việt Nam phải tự sản xuất từ cơng đoạn sợi thay vì nhập khẩu. Đây là khó khăn lớn cho tồn ngành dệt may vì theo như phân tích ở trên, hiện nay chúng ta phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu bao gồm bông, xơ, sợi và vải, trong đó vải có tỷ lệ nhập khẩu cao nhất, lên tới 61% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may (Hiệp hội dệt may Việt Nam, 2015a). Do năng lực của ngành dệt chưa đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất của ngành may nên vấn đề tuân theo quy định xuất xứ của EU đang làm cản trở xuất khẩu của nước ta.

Đối với ưu đãi về thuế quan theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU sắp tới, những yêu cầu về quy tắc xuất xứ đối với ưu đãi GSP khơng có xu hướng giảm xuống mà EU có thể cịn có những u cầu cụ thể hơn, chặt chẽ hơn, và sản phẩm dệt may của nước ta sẽ chỉ được hương thuế suất 0% khi xuất sang EU nếu như có xuất xứ tại Việt Nam. Như vậy, để được hưởng ưu đãi GSP hiện tại của EU đã khó, để được tự do hoàn toàn khi xuất khẩu sang thị trường này sẽ còn nan giải hơn, đòi hỏi ngành dệt và các ngành sản xuất nguyên phụ liệu khác phải nỗ lực nhiều hơn nữa để nâng cao năng suất, chất lượng và thu hút đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, về dài hạn, yêu cầu này của EU có thể thúc đẩy sự phát triển các ngành phụ trợ và sản xuất yếu tố đầu vào của dệt may tại Việt Nam, đặc biệt là nâng cao năng lực ngành dệt cho tương xứng với tiềm năng xuất khẩu của nước ta. Với sự phát triển của các ngành hỗ trợ và có liên quan, dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình (theo lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia).

Bên cạnh đó, một khi ký kết Hiệp định, nhiều khả năng doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Điều này sẽ làm đơn giản hoá thủ tục xuất nhập khẩu, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại

Các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) bao gồm các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá tính phù hợp được các nước định ra nhằm đảm bảo chất lượng và an tồn vệ sinh của các sản phẩm lưu thơng trên thị trường.

Việc tuân thủ các quy định TBT của EU là điều kiện tiên quyết để các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể tiếp cận thị trường EU, thậm chí trong bối cảnh có FTA bởi EU chắc chắn sẽ khơng hạ thấp các tiêu chuẩn kỹ thuật của mình đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Trên thực tế, các biện pháp TBT điều tiết mọi ngành hàng quan trọng xuất khẩu sang EU, trong đó có dệt may. Hiện nay, EU đang duy trì một loạt các quy định, luật lệ về chất lượng, độ an toàn đối với sản phẩm dệt may nhập khẩu vào các nước này như: luật về mơi trường, an tồn sức khoẻ con người; luật về quản lý hoá chất (REACH); các quy định về tính cháy của vật liệu dệt may, về các chất trong thuốc nhuộm; các yêu cầu về ghi nhãn hàng hoá, chất liệu bao bì,… Vì thế, chắc chắn rằng, việc áp dụng các quy định nghiêm ngặt này đối với sản phẩm dệt may sẽ tạo khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận thị trường EU, nhất là khi chúng ta đang nỗ lực tăng tỷ trọng bán FOB và giảm tỷ trọng gia công hàng dệt may. Cụ thể:

Đối với các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm: Bên cạnh các yêu cầu khắt khe về chất lượng quần áo và các sản phẩm dệt may mà EU và các nhà nhập khẩu của khối này đưa ra như về chất liệu, kiểu dáng, kỹ thuật cắt, may… hiện nay bao bì, nhãn mác cũng được coi là một phần của chất lượng sản phẩm. Vì thế, khâu hồn tất, đóng gói, ghi nhãn mác nếu không được quan tâm đúng mức sẽ khiến cho nhiều sản phẩm của nước ta không vào được thị trường châu Âu. Đồng thời, chất liệu bao bì cũng phải phù hợp với quy định về môi trường để đáp ứng được yêu cầu của thị trường EU. Những yêu cầu này đang đặt ra thách thức cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đòi hỏi sự cải tiến, đổi mới trong công nghệ sản xuất cũng như sự quan tâm đúng mức tới vấn đề đóng gói, ghi nhãn cho sản phẩm.

Đối với vấn đề an toàn cho người sử dụng: Các sản phẩm may mặc của Việt Nam có một lượng lớn sử dụng thuốc nhuộm azo hoặc chứa các chất chống cháy như penta BDE, octa BDE,… là các chất có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của người sử dụng và môi trường. Những sản phẩm may mặc như vậy chắc chắn sẽ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

không tiếp cận được một thị trường khó tính như EU kể cả khi thương mại giữa

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) tác động tiềm năng của hiệp định thương mại tự do việt nam – EU đối với ngành dệt may xuất khẩu của việt nam (Trang 48 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)