Khoảng trống và định hướng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 31 - 34)

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ

1.3 Khoảng trống và định hướng nghiên cứu

1.3.1 Khoảng trống nghiên cứu

1.3.1.1 Về năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các khung NLQL của giám đốc được đề cập trong các nghiên cứu trước đây rất đa dạng và tương đối toàn diện, tuy nhiên có nhiều NLQL đã khơng cịn phù hợp, nhiều năng lực mới cần thiết để có được giám đốc tài, đức vẹn tồn, có năng lực đổi mới, hội nhập đáp ứng nhu cầu phát triển của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 chưa được bổ sung nghiên cứu. Bên cạnh đó, các NLQL trong nghiên cứu trước được tiếp cận đơn lẻ theo mơ hình KSA gồm kiến thức, kỹ năng và phẩm chất thái dộ hoặc theo mơ hình năng lực toàn diện theo cách liệt kê và “gọi tên" cho từng nhóm NLQL phù hợp với từng vị trí cơng việc. Có thể nói mơ hình KSA và mơ hình năng lực tồn diện là hai hướng tiếp cận dọc và ngang trong xác định và phân tích NLQL, hai hướng này có thể kết hợp, bổ trợ lẫn nhau để xác định NLQL lựa chọn và xác lập bộ khung NLQL mới đã được Asung Men (2018) sử dụng và thành công được nhiều tác giả trên thế giới áp dụng nhưng chưa từng được áp dụng tại Việt Nam. Xét trên cách thức và quan điểm tiếp cận kết hợp mơ hình KSA và mơ hình năng lực toàn diện rất phù hợp với cách tiếp cận NLQL theo quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển đội ngũ doanh nhân nói chung và giám đốc nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể, giám đốc phải có kiến thức, kỹ năng quản trị chuyên nghiệp, năng lực đổi mới, có đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Đây là cơ sở định hướng xuyên suốt quá trình xác định NLQL cũng như các nội dung liên quan đến NCNLQL của GĐDNNVV trên phạm vi địa phương được thực hiện trong luận án này gồm: (1) kiến thức quản lý; (2) năng lực tự quản lý, (3) năng lực quản lý đội ngũ, (4) năng lực điều hành doanh nghiệp, (5) năng lực đổi mới sáng tạo, (6) phẩm chất & đạo đức doanh nhân.

1.3.1.2 Về nâng cao năng lực quản lý của giám đốc của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa

Kết quả tổng quan các nghiên cứu về NCNLQL của GĐDNNVV nhận thấy: (1) Trên phạm vi địa phương thì việc nâng cao NLQL sẽ địi hỏi vai trị điều tiết vĩ mơ của chính quyền thơng qua các cơng cụ hành chính, kinh tế. Cụ thể, chính quyền tập trung xây dựng, ban hành, thực thi, đánh giá và điều chỉnh các chính sách về nâng cao NLQL để đạt được các mục tiêu QLNN về nâng cao NLQL của giám đốc

DNNVV.

(2) Giám đốc là NNL chất lượng cao trong DN nên hầu hết các nghiên cứu đều dựa trên lý thuyết về nâng cao chất lượng NNL bao gồm thu hút, tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ và phát triển. Tuy nhiên, giám đốc DNNVV đa phần là chủ sở hữu của DN tư nhân nên hoạt động thu hút, tuyển dụng ít diễn ra hơn các DN lớn. Vì vậy, để nâng cao NLQL của giám đốc cần tập trung cho hoạt động nâng cao nhận thức, ĐT-BD phù hợp cho từng nhóm đối tượng trong những giai đoạn cụ thể (David Whetten & Cameron, 2011; Trần Kiều Trang, 2012; Đỗ Anh Đức, 2014; Daudu & cộng sự, 2015; Lê Thị Phương Thảo, 2016; Nguyễn Thị Loan, 2018); tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động bồi dưỡng nâng cao NLQL của giám đốc (Đỗ Anh Đức, 2014; Daudu & cộng sự, 2015; Lê Thị Phương Thảo, 2016, Nguyễn Thị Loan, 2018). Trên góc độ cá nhân, giám đốc cần phải tự ý thức và tự học hỏi liên tục để nâng cao NLQL (Cameron & Quinn, 2011; Thatcher, 2006; Trần Kiều Trang, 2012a), trong đó q trình tự nhận thức về vai trị, tầm quan trọng của nâng cao NLQL đóng vai trị then chốt (Day, 2000; Cameron & Quinn, 2011).

Kết quả tổng quan cũng chỉ ra rằng, lý thuyết về nâng cao NLQL trên phạm vi địa phương cấp tỉnh cũng rất hạn chế, phần lớn các nghiên cứu đang được tiếp cận dưới góc độ quản trị DN, tức là đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng NLQL của giám đốc từ đó đề xuất giáp pháp để chính giám đốc nâng cao NLQL mà quên đi vai trị vĩ mơ của cơ quan QLNN dẫn đến chưa thực sự toàn diện và giải quyết triệt để vấn đề. Một số nghiên cứu tiếp cận trên quan điểm vĩ mô nhưng mới chỉ tập trung ở phần đo lường thực trạng và kết quả NLQL mà chưa đánh giá quá trình nâng cao NLQL vì vậy chă có căn cứ khoa học vững chắc để đề xuất giải pháp.

Kết quả tổng quan cũng cho thấy hầu hết các nghiên cứu được tiến hành trên nhiều quy mô khác nhau như quốc gia (Việt Nam, Mỹ, Singapore, Thái Lan), khu vực (Bắc miền trung) và địa phương cấp tỉnh (Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh), tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu nào về NCNLQL của GĐDNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hố được thực hiện để phân tích đánh giá và đề xuất giải pháp tồn diện từ góc nhìn và chủ thể quản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Đây chính là các là khoảng trống cần được tiếp tục tìm hiểu và là động lực quan trọng để NCS tiến hành nghiên cứu luận án này.

1.3.2 Định hướng nghiên cứu

Xuất phát từ kết quả tổng quan, khoảng trống nghiên cứu và bối cảnh thực tế hiện nay tại Việt Nam nói chung và Thanh Hố nói riêng NCS định hướng nhiệm vụ nghiên cứu sẽ tiến hành trong luận án như sau:

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về NLQL của giám đốc DNNVV, hoạt động nâng cao NLQL của GĐDNNVV trên phạm vi địa phương tập trung vào hoạt động xây

dựng, triển khai thực hiện, đánh giá và điều chỉnh các chính sách, chiến lược của cơ quan QLNN về nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV; Trong đó, chính sách và chiến lược tập trung vào nâng cao nhận thức, ĐT-BD, tạo lập môi trường thuận lợi để nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV phù hợp với bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và các mục tiêu phát triển KT - XH của địa phương.

- Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết và phân tích thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến NCNLQL của GĐDNNVV; Phân tích thực trạng và kết quả nâng cao NLQL của giám đốc dưới góc độ QLNN thơng qua các chỉ tiêu hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững; dưới góc độ thực tiễn nguồn nhân lực tập trung đánh giá mức độ đáp ứng các NLQL của giám đốc DNNVV với các chỉ tiêu: (1) kiến thức quản lý; (2) năng lực tự quản lý, (3) năng lực quản lý đội ngũ, (4) năng lực điều hành doanh nghiệp, (5) năng lực đổi mới sáng tạo, (6) phẩm chất & đạo đức doanh nhân.

- Phân tích yêu cầu và xu hướng NCNLQL của GĐDNNVV từ đó đề xuất giải pháp NCNLQL của GĐDNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đáp ứng yêu cầu phát triển đến năm 2025 tầm nhìn 2030.

- Để đạt được các nhiệm vụ nghiên cứu, NCS sẽ áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng. Trong đó, nghiên cứu định tính sẽ được áp dụng trong nghiên cứu tài liệu, xây dựng khung nghiên cứu, bảng hỏi nghiên cứu, mơ hình nghiên cứu và đánh giá hoạt động nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV; nghiên cứu định lượng áp dụng đánh giá năng lực, đánh giá hoạt động nâng cao NLQL và các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)